Ảnh hưởng của thời gian nuôi cấy

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố môi trường ảnh hưởng đến khả năng sinh cellulase của một số chủng nấm mốc bằng phương pháp lên men rắn (Trang 32)

C – 340 (Đặng Thị Hằng, 1999) Nhiệt độ thích hợp với đa số nấm mốc là 30

3.2.4.Ảnh hưởng của thời gian nuôi cấy

Nuôi cấy ba chủng nấm Penicillium M4V, Aspergillus M151,

Aspergillus niger M251 trên môi trường rắn theo tỷ lệ phối trộn 4:4:2 (vỏ trấu: vỏ lạc: lõi ngô) ở 320C từ 12 – 48h. Sau mỗi ngày, lấy dịch đem li tâm loại bỏ sinh khối. Xác định hoạt tính bằng phương pháp khuếch tán trên môi trường thạch (William, 1983).

Bảng 3.5. Ảnh hưởng của thời gian nuôi cấy đến khả năng sinh cellulase Chủng Hoạt tính D – d (cm) 12h 24h 36h 48h M4V 0,9 1,7 2,3 1,4 M151 0,6 1,6 1,7 1 M251 0,7 1,3 1,7 0,8

Hình 3.5. Biểu đồ biểu diễn ảnh hưởng của thời gian nuôi cấy

Hình 3.7. Khả năng sinh cellulase của chủng M251 và M4V ở 24h

Khi cấy nấm mốc vào môi trường, chúng sẽ không tiết ra ngay enzyme mà sẽ tiết kiệm năng lượng đến mức tối đa và sử dụng ngay những chất dễ sử dụng nhất là đường đơn, chất khoáng có sẵn. Sau đó chúng sẽ tiết enzyme tuỳ vào thành phần các chất có trong môi trường. Nấm mốc phát triển được chia thành 4 giai đoạn: thích nghi, phát triển, cân bằng và tử vong. Ở giai đoạn thích nghi và phát triển, nấm mốc sẽ tìm cách thích nghi và tiết ra loại enzyme nào và số lượng bao nhiêu để có thể tồn tại và phát triển. Theo thời gian thì lượng enzyme sẽ tăng dần và đến một mức độ ổn định, sau đó sẽ giảm đi khi môi trường dinh dưỡng cạn kiệt.

Qua biểu đồ trên ta thấy, hoạt tính enzyme của ba chủng tăng dần từ 12h – 36h, đạt cực đại ở 36h và sau 36h nuôi cấy thì khả năng sinh cellulase giảm dần do sự sinh trưởng của nấm mốc giảm dần.Khi thời gian nuôi cấy là 12h, M4V cho hoạt tính enzyme mạnh nhất là 0,9cm cao hơn so với M151 và M251 là 0,3cm và 0,2cm.Ở 24h, M4V cho hoạt tính cao hơn so với M151 và M251là 0,1cm và 0,4cm.Ở 36h, M4V cho hoạt tính enzyme mạnh nhất là 2,3cm, cao hơn so với M151 và M251 là 0,6cm.Ở 48h, M4V cho hoạt tính cao hơn so với M151 và M251là 0,4cm và 0,6cm.

Kết quả nghiên cứu của tôi cho thấy, chủng M4V có khả năng sinh tổng hợp cellulse mạnh nhất ở 36h. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Đức Lượng và cộng sự, 2004; Nguyễn Trọng Cấn và cộng sự, 1998 cho rằng nấm sợi phát triển từ 36 – 48h đã cho hoạt tính cellulase cao, trong khi đó xạ khuẩn phải mất ít nhất 72h mới tổng hợp cellulase nhiều.Vậy chủng M4V có khả năng ứng dụng sản xuất cellulase cao vì có thời gian sinh tổng hợp cellulase nhanh nhất trong 36h.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố môi trường ảnh hưởng đến khả năng sinh cellulase của một số chủng nấm mốc bằng phương pháp lên men rắn (Trang 32)