Khái niệm phương pháp giải quyết vấn đề

Một phần của tài liệu phát triển tư duy của học sinh khi áp dụng phương pháp giải quyết vấn đề giảng dạy chương 2. dao động cơ, vật lí 12 nâng cao (Trang 44)

8. Những viết tắt trong đề tài

3.1. Khái niệm phương pháp giải quyết vấn đề

Theo V. Ô-kôn, có thể hiểu DH giải quyết vấn đề (DH nêu vấn đề), với dạng chung nhất, là toàn bộ các hành động như tổ chức các tình huống các vấn đề, biểu đạt vấn đề (tập cho HS quen dần để tự làm lấy công việc này) chú ý giúp đỡ những điều cần thiết để HS giải quyết vấn đề, kiểm tra cách giải quyết đó và cuối cùng chỉ đạo quá trình hệ thống hóa và củng cố KT thu nhận được.

DH giải quyết vấn đề có tác dụng phát huy hoạt động nhận thức tự chủ, tích cực của HS giúp HS chiếm lĩnh được các KT khoa học sâu sắc vững chắc, vận dụng được đồng thời đảm bảo sự phát triển trí tuệ, phát triển năng lực sáng tạo của HS trong quá trình học tập.

Tóm lại, là phương pháp dạy học chuyên biệt, theo cấu trúc mà trong đó mọi hoạt động của thầy hướng vào một mục đích là kích thích và hỗ trợ HS tìm kiếm lời giải của bài toán, giữ nhiệm vụ trung tâm, chỉ đạo. Đó là xây dựng bài toán “tìm tòi” Ơristic. Giáo viên dạy cho HS thói quen tìm tòi giải quyết vấn đề theo cách của nhà khoa học. Cách xây dựng này lôi kéo học sinh tự giác tham gia vào giải quyết nhiệm vụ HT của mình, phát huy hoạt động nhận thức tự chủ, tích cực của bản thân; giúp HS chiếm lĩnh kiến thức một cách sâu sắc, vững chắc và vận dụng được. Bên cạnh đó, kiểu dạy học này còn giúp phát triển trí tuệ, năng lực của HS. Bài toán nhận thức có thể được xây dựng trên cơ sở một phương pháp dạy học cụ thể nào đó như diễn giảng, thuyết trình, thí nghiệm …Lúc đó các phương pháp này được gọi là diễn giảng nêu vấn đề, thí nghiệm nêu vấn đề …

Một phần của tài liệu phát triển tư duy của học sinh khi áp dụng phương pháp giải quyết vấn đề giảng dạy chương 2. dao động cơ, vật lí 12 nâng cao (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)