đức và xã hội của họ. Các nhà tiếp thị
đang được kêu gọi nhận trách nhiệm nhiều hơn về tác động xã hội và môi trường của các hành động của họ. Cuối cùng, trong quá khứ, tiếp thị đã được áp dụng rộng rãi nhất trong khu vực kinh doanh vì lợi nhuận. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tiếp thị cũng đã trở thành một phần quan trọng trong các chiến lược của nhiều tổ chức không vì lợi nhuận, như là các trường đại học, bệnh viện, viện bảo tàng, các dàn nhạc giao hưởng, và thậm chí cả các nhà thờ.
Như đã thảo luận từ đầu đến cuối chương này, những phát triển mới và quan trọng trong tiếp thị có thể được tóm gọn trong cụm từ: các mối quan hệ (trong tiếng Anh, chỉ một từ duy nhất:
relationships). Ngày nay, các nhà tiếp thị thuộc mọi loại đang tận dụng các cơ hội mới để xây dựng các mối quan hệ với các khách hàng của họ, với các đối tác tiếp thị của họ và thế giới xung quanh họ.
> Ôn lại Các Thuật ngữ Then chốt <
Vốn cổ phần khách hàng (Customer equity) 21
Giá trị cả đời của khách hàng (Customer lifetime value) 19
Giá trị được khách hàng cảm nhận (Customer perceived value) 13
Quản lý mối quan hệ với khách hàng (Customer relationship management) 13 Sự thỏa mãn của khách hàng (Customer satisfaction) 13
Cầu (demands) 6
Phản tiếp thị (Demarketing) 8
Sự trao đổi hay Giao dịch (Exchange) 7 Liên mạng (Internet) 24
Thị trường (Market) 7
Tiếp thị (Marketing) 5
Khái niệm tiếp thị (Marketing concept) 10 Quản lý tiếp thị (Marketing management) 8 Hàng chào tiếp thị (Marketing offer) 6 Nhu cầu (needs) 6
Quản lý mối quan hệ đối tác (Partner relationship management) 18
Khái niệm sản phẩm (Product concept) 10 Khái niệm sản xuất (Product concept) 9 Khái niệm bán (Selling concept) 10
Tỷ phần khách hàng (Share of Customer) 20 Khái niệm tiếp thị mang tính xã hội (Societal marketing concept) 11
Ước muốn (wants) 6
> Thảo luận về các Khái niệm <
1. “Giá trị cho khách hàng và sự thỏa mãn của khách hàng” là một khái niệm trong năm khái niệm cốt lõi về thương trường được sử dụng trong việc hiểu biết thương trường và các nhu cầu của khách hàng. Bốn khái niệm cốt lõi khác về thương trường là gì? Trong năm khái niệm cốt lõi này, có một khái niệm nổi bật như là quan trọng hơn bất cứ khái niệm nào
trong số còn lại phải không? Hãy biện minh cho câu trả lời của Anh/Chị.
2. Hãy đối chiếu hai định hướng tiếp thị sau đây:
“Khái niệm Bán” và “Khái niệm Tiếp thị” Anh/Chị có thể cho biết một thị trường hay loại thị trường ở đó “Khái niệm Bán” vẫn còn là định hướng quản lý tiếp thị thông dụng nhất hay không?