Phương hướng hoàn thiện

Một phần của tài liệu Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Nông nghiệp Thiên Tân Việt Nam (Trang 69)

Trong nền kinh tế thị trường, hạch toán kế toán giữ một vai trò quan trọng, là một bộ phận trong hệ thống công cụ quản lý kiểm soát các hoạt động kinh tế. Đối với các doanh nghiệp thì kế toán là công cụ quan trọng để quản lý vốn tài sản và hoạt động sản xuất kinh doanh của chính doanh nghiệp. Thông qua kế toán việc cung cấp số liệu chính xác, tin cậy của từng ngành, từng lĩnh vực đã làm cơ sở để Nhà nước có biện pháp điều hành vĩ mô nền kinh tế. Chính vì vậy, việc đổi mới và không ngừng hoàn thiện công tác kế toán, đáp ứng được yêu cầu quản lý hiện nay là một vấn đề cần được quan tâm không chi riêng ở mỗi doanh nghiệp, cơ quan, đoàn ngành.

Qua quá trình nghiên cứu công tác kế toán tại Công ty em nhận thấy rằng công tác kế toán tại Công ty có những ưu điểm nhất định phù hợp với điều kiện cụ thể của Công ty. Tuy nhiên có những nguyên nhân chủ quan và khách quan mà công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty còn có những tồn tại ( những hạn chế) như đã nêu trên cần được khắc phục và hoàn thiện hơn.

Để công tác tổ chức quản lý, hạch toán vật liệu thực hiện tốt, Công ty Cổ phần Nông nghiệp Thiên Tân Việt Nam cần có các biên pháp để hoàn thiện từng bước. Xuất phát từ trình độ quản lý sản xuất, trình độ cán bộ nhân viên văn phòng Tài chính – kế toán, phương hướng chung để khắc phục là tiếp tục phát huy những ưu điểm hiện có và tìm biện pháp khắc phục những tồn tại để đáp ứng yêu cầu quản trị, quản lý của Công ty, đảm bảo hạch toán theo đúng chế độ kế toán Nhà nước ban hành.

- Về công tác quản lý nguyên vật liệu.

Khi có nhu cầu về vật tư, đại diện phân xưởng phải làm phiếu yêu cầu vật tư thông qua phòng quản lý sản xuất rồi mang xuống kho để lĩnh vật tư. Việc này đã theo dõi được lý do xuất vật tư. Song khi nhu cầu vật tư liên tục thay đổi và thương xuyên thì thủ tục này có thể làm chậm tiến độ sản xuất. Để khắc phục điều này Công ty có thể lập phiếu xuất vật tư theo hạn mức cho từng phân xưởng và theo đó các phân xưởng xuống lĩnh vật tư. Phiếu này do phòng quản lý sản xuất lập và nêu quy định sẽ mỗi lần xuất vật tư không nên quá một số lượng nào đó, để tránh tình trạng tồn ở phân xưởng quá nhiều.

Công ty nên cơ cấu thêm cho Phòng Kế toán một bộ phận chuyên quản lý nhập-xuất-tồn kho NVL về mặt số lượng để tiến hành theo dõi được xát xao hơn, tránh việc bị thất thoát, lãng phí NVL…

Hạn mức được duyệt cho một hay nhiều loại vật tư: Hạn mức được duyệt trong tháng là số lượng vật liệu được duyệt trên cơ sở khối lượng sản xuất sản phẩm trong tháng theo kế hoạch và định mức tiêu hao vật liệu cho mỗi đơn vị sản phẩm.

Số lượng thực xuất trong tháng do thủ kho ghi căn cứ vào hạn mức được duyệt theo yêu cầu sử dụng từng lần, số lượng thực xuất từng lần.

Phiếu này được lập thành 2 liên đến kho, một liên người nhận vật tư giữ, một liên lưu tại kho.

Cuối tháng dù hạn mức còn hay hết, thủ kho cộng số thực xuất trong tháng để ghi thẻ kho và ký tên vào phiếu xuất. Sau đó chuyển cho phòng quản lý sản xuất một liên, một liên chuyển cho phòng kế toán làm căn cứ ghi sổ.

Hiện tại, Công ty có sử dụng các tiểu tài khoản nhưng chưa mã hóa cho từng danh điểm nguyên vật liệu. Điều này gây trở ngại cho kế toán khi tiếp cận với kế toán máy. Công ty nên mã hóa cho các loại nguyên vật liệu hiện có nhằm tạo điều kiện cho công tác ghi chép hạch toán được gọn nhẹ, thuận tiện.

Dự phòng giảm giá hàng tồn kho là việc tính trước vào chi phí sản xuất khi doanh phần giá trị bị giảm xuống thấp hơn so với giá ghi sổ kế toán hàng tồn kho. Nhờ vào khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho mà doanh nghiệp phản ánh chính xác hơn giá trị thực tế của tài sản trên Bảng cân đối kế toán.

Tại Công ty Cổ phần Nông nghiệp Thiên Tân Việt Nam với chủng loại nguyên vật liệu như trên, trong nền kinh tế thị trường đầy biến động việc vật liệu bị giảm giá trị là hoàn toàn có thể xảy ra. Phòng Tài chính – kế toán có thể tham mưu cho Công ty để thực hiện lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cho Công ty. Việc lập dự phòng sẽ khiến cho Công ty có thể chủ động khi gía cả vật liệu biến động lớn, giảm thiểu những ảnh hưởng không tốt đến việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch về sản xuất kinh doanh.

- Về việc lập định mức dự trữ NVL: Công ty nên giao cho Phòng Thu mua tiến hành lập định mức dự trữ NVL dựa theo doanh số bán hàng của mỗi kỳ, từ đó luôn đảm bảo đáp ứng kịp thời nhu cầu NVL cho sản xuất.

KẾT LUẬN

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, ngành chăn nuôi cũng đang phát triển. Nhưng nhắc đến sự phát triển mạnh mẽ của ngành chăn nuôi cũn không thể không nhắc đến vai trò vô cùng quan trọng của ngành công nghiệp chế biến thức ăn gia súc, gia cầm. Tập quán của người chăn nuôi cũng chuyển dần từ chăn nuôi truyền thống sang chăn nuôi bằng thức ăn công nghiệp, đã tạo điều kiện thúc đẩy ngành sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm cho nhiều những sản phẩm của mình.

Công ty Cổ phần Nông nghiệp Thiên Tân Việt Nam cũng vậy, với mục đích chính khi thành lập là “Sản xuất kinh doanh chế biến thức ăn chăn nuôi” nên từ khi thành lập đến nay, Công ty đã cho ra đời rất nhiều loại thức ăn chăn nuôi. Tuy mới được thành lập nhưng sản phẩm của Công ty cũng được biết đến nhiều trong thị trường nội địa. Để thực hiện tốt mục đích của mình, Công ty luôn trú trọng phát triển sản phẩm mới, mở rộng thị trường tiêu thụ, tìm cách đổi mới nâng cao công nghệ sản xuất để cho ra những sản phẩm có chất lượng tốt nhất cho người chăn nuôi. Chính vì vậy mà hiện nay công ty đã cho ra đời trên 150 loại thức ăn gia súc, gia cầm ở mọi lứa tuổi từ tập ăn đến lúc xuất bán. Chất lượng của sản phẩm không ngừng được nâng cao, giúp người chăn nuôi tăng thêm thu nhập. Bên cạnh đó, Banh Lãnh đạo Công ty luôn trú trọng đến việc hạ giá thành sản phẩm để cạnh tranh với các đối thủ mạnh trên thị trường, phấn đấu tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm là biện pháp cơ bản, quyết định các công ty, doanh nghiệp có thể đứng vững trên thị trường.

Thời gian qua, quá trình sản xuất kinh doanh khó khăn mà Công ty gặp phải không ít nhưng ít công ty đã gần khắc phục được những khó khăn để không ngừng phát triển, tạo dựng được chỗ đứng trong một môi trường kinh tế nhiều thành phần. Tuy những gì mà công ty đã đạt được chưa thực sự như

mong muốn của Ban Lãnh đạo, nhưng cũng đã phần nào khẳng định được vai trò của Công ty, năng lực lãnh đạo của Ban Lãnh đạo Công ty.

Để đạt được những thành công nhất định này không thể thiếu những đóng góp kịp thời, chung thực, chính xác và nỗ lực không ngừng của đội ngũ kế toán trong công ty. Sự kết hợp cộng tác làm việc có hiệu quả giữa kế toán trưởng và nhân viên kế toán khác cũng làm nên thành công của Công ty. Lợi nhuận của Công ty vì thế mà tăng lên, năm sau cao hơn năm trước, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước. Đời sống cán bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện hơn. Tất cả những thành công mà Công ty Cổ phần Nông nghiệp Thiên Tân Việt Nam đạt được là cả một sự cố gắng không ngừng của tập thể Công ty, từ Ban Lãnh đạo, Phòng Kế toán và các cán bộ công nhân viên khác của Công ty.

Sau quãng thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Nông nghiệp Thiên Tân Việt Nam, đã giúp em hoàn thành Chuyên đề thực tập chuyên ngành với đề tài “Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Nông nghiệp Thiên Tân Việt Nam”. Quãng thời gian này đã giúp em học hỏi được nhiều điều, được tiếp xúc với nhiều sổ sách, chứng từ thực tế của Công ty, được sống và làm việc theo nội quy của Công ty, của một nhân viên kế toán thực sự. Giúp em mở mang được kiến thức cho bản thân, để phần nào đó hoàn thiện hơn về nghiệp vụ chuyên môn cũng như những kinh nghiệm ít ỏi những cực kỳ quý báu trong kiến thức kế toán của mình.

Song thời gian thực tập có hạn, mặt khác với trình độ lý luận và chuyên môn còn nhiều hạn chế nên Chuyên đề thực tập chuyên ngành của em không thể tránh khỏi những thiếu xót. Mong nhận được sự góp ý của thầy cô Viện Kế toán – Kiểm toán trường Đại học Kinh tế Quốc dân, các bác, chú, anh chị cán bộ nhân viên Công ty Cổ phần Nông nghiệp Thiên Tân Việt Nam.

Để hoàn thành Chuyên đề thực tập chuyên ngành này, em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô trong Viện Kế toán – Kiểm toán trường Đại học Kinh tế Quốc dân, đặc biệt là thầy giáo Trần Đức Vinh đã hết lòng giúp đỡ em và các bạn

trong nhóm, cảm ơn các bác, cô chú, anh chị cán bộ nhân viên của Phòng Kế toán nói riêng và toàn Công ty Cổ phần Nông nghiệp Thiên Tân Việt Nam nói chung đã nhiệt tình chỉ bảo trong suốt thời gian thực tập.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội ngày 30 tháng 09 năm 2014 Sinh viên

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS. Đặng Thị Loan, “Giáo trình Kế toán tài chính doanh nghiệp, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân-2006

2. Chế độ kế toán doanh nghiệp, Ban hành theo QĐ 15/2006/ QĐ-BTC ngày 20/03/2006

3. Công ty Cổ phần Nam Việt,Tài liệu kế toán năm 2013 và 2014 4. Chứng từ của Công ty cổ phần Nông Nghiệp Thiên Tân Việt Nam

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...

Một phần của tài liệu Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Nông nghiệp Thiên Tân Việt Nam (Trang 69)