i. Giải pháp phi công trình
5.2.2 Các phương án kết cấu lớp áo bảo vệ ngoài
a. Mái kè
Hiện nay, mái kè nằm phía biển thường được thiết kế với ba dạng kết cấu bảo vệ cơ bản là kiểu kết cấu đá lát khan, kiểu asphalf, và kiểu kết cấu được lát bằng các cấu kiện bê tông đúc sẵn như TSC, cấu kiện âm-dương, cấu kiện Basalton các tấm bê tông…, trong đó kích thước viên vật liệu phải được tính toán và lựa chọn kỹ lưỡng. Do điều kiện mái kè nằm trên nền đụn cát nên phía dưới lớp vật liệu ngoài bố trí tầng lọc và lớp lót cần có một lớp đất sét phía dưới làm kết dính các hạt cát tăng độ kết dính cho hạt nhằm thuận lợi cho thi công và bố trí công trình.
Hình 5.1 Kết cấu mái kè bảo vệ
Hệ số mái dốc của kè là m = cotgα, với α là góc giữa mái đê và đường nằm ngang. Độ dốc được xác định thông qua tính toán ổn định có xét đến biện pháp thi công, yêu cầu sử dụng khai thác và kết cấu gia cố mái. Thông thường mái kè lấy m = 3 – 5 do tính chất bảo vệ là các đụn cát nên ta chọn hệ số mái m = 4.
b. Đỉnh kè
Tại các vị trí có cao trình đỉnh đụn thấp cần gia cố đỉnh kè chắc chắn, cho lưu lượng nước tràn qua mái, có thể lát bằng bê tông để đảm bảo lưu lượng tràn qua không làm ảnh hưởng đến công trình đồng thời có thể xây thêm tường đỉnh, tường hắt sóng để giảm cao trình đỉnh kè.
Tại các vị trí có cao trình đỉnh đụn thấp cần gia cố đỉnh kè chắc chắn, cho lưu lượng nước tràn qua mái, có thể lát bằng bê tông để đảm bảo lưu lượng tràn qua không làm ảnh hưởng đến công trình đồng thời có thể xây thêm tường đỉnh, tường hắt sóng để giảm cao trình đỉnh kè. và bãi trước đê biển. Loại hình và kích thước chân kè xác định trên cơ sở phân tích tình hình xâm thực bãi biển, chiều cao sóng (Hs), chiều dài bước sóng (Ls)và chiều dày lớp phủ mái (D). Chân kè được bố trí thấp hơn mực nước triều thấp nhất,