Phân tích, lựa chọn giải pháp thiết kế

Một phần của tài liệu Thiết giải pháp bảo vệ cồn cát ven biển phước thể tuy phong – bình thuận (Trang 33)

i. Giải pháp phi công trình

3.4.Phân tích, lựa chọn giải pháp thiết kế

Giải pháp 1: Nuôi đụn cát.

Đây là một biện pháp khá tốt vì nó linh động và phù hợp với chiến lược bảo vệ môi trường. Việc lựa chọn hướng giải quyết này phụ thuộc chủ yếu vào chi phí và rủi ro vì sự cung cấp bùn cát phải được lặp lại thường xuyên,với chu kỳ từ 2 – 5 năm có thể ngắn hơn.

Kích thước vật liệu dùng để nuôi dưỡng bờ biển sẽ làm thay đổi quá trình vận chuyển tự nhiên của dòng ven bờ. Chi phí cho một lần nuôi dưỡng bãi là thấp, nhưng quá trình cần được lặp lại thường xuyên và lượng bùn cát cung cấp cho việc nuôi đụn cát là rất lớn, nên nếu tính trong một thời đoạn dài thì phương pháp này cũng khá tốn kém. Hơn nữa, phương pháp này thường được kết hợp với giải pháp công trình khác như đập mỏ hàn cho nên kinh phí lại trở thành cao không phù hợp với giá trị kinh tế trong vùng mang lại. Phương pháp cũng chưa được ứng dụng rộng rãi trên phạm vi cả nước và hiện tại chưa thể hiện rõ được lợi ích của nó.

Do đó, cần cân nhắc và tính toán chi tiết khi chọn giải pháp này.

Giải pháp 2: Hệ thống kè mỏ hàn kết hợp với gia cố đụn cát bằng kè biển.

Đây là biện pháp "cứng" giải quyết vấn đề xói và phòng chống bão lụt, xâm nhập mặn, ngăn cản xói cấp tính và mãn tính rất hữu hiệu.

- Hệ thống kè mỏ hàn có tác dụng ngăn cản xói mãn tình do dòng ven bờ, bùn cát do dòng ven bờ mang đi sẽ bị hệ thống kè mỏ hàn này chặn lại làm giảm mức độ xói lỡ tại khu vực. Vật liệu làm kè có thể là đá đổ, nên chi phí xây dựng và sửa chữa ít. Tuy nhiên hệ thống kè mỏ hàn này chỉ ngăn chặn được một phần bùn cát dòng ven do sóng, trong điều kiện bão thì hệ thống này hầu như không có tác dụng gì. Nếu áp dụng hệ thống này vào khu vực Phước Thể thì hiệu quả mang lại có thể nói là không.

- Hệ thống kè biển là biện pháp gia cố hóa đụn cát bằng cách cứng hóa đoạn đường bờ bằng bê tông hoặc đá đổ. Hệ thống kè này có tác dụng làm cho các đụn cát được vững trắc hơn dưới tác dụng của các tải trọng do bão, đồng thời nó ngăng cản sự vận chuyển bùn cát của dòng dọc bờ và dòng ngang bờ. Trong điều kiện bão các đụn cát được cứng hóa, bùn cát vận chuyển đi bị ngăn chặn lại. Tuy nhiên giải pháp này có tác dụng không lớn đối với dòng ven bờ, về lâu dài dòng ven này sẽ gây hư hại chân công trình gây mất ổn định và trượt mái. Mặt khác phía nam của khu vực là cửa sông Liên Hương vào mùa kiệt bùn cát từ cửa sông đổ ra cộng với bùn cát từ phía Bắc đổ xuống gây bồi lấp cửa sông, vào mùa lũ do điều kiện sông ngắn và dốc, tốc độ dòng chảy lớn sẽ gây phá hoại đoạn bờ tại khu vực phía Nam của công trình này.

Tuy nhiên trong trường hợp này Phước Thể là vùng bờ có giá trị kinh tế chưa lớn (bên trong là khu nuôi trồng thủy hải sản giá trị với số dân là trên 140.646 người) đường bờ bị hư hại do cả hai dạng xói lỡ cấp tình và mãn tính, mặt khác điều kiện phục vụ cho thi công khá thuận lợi cho nên việc kết hợp giữa hai giải pháp trên là hữu hiệu nhất.

Giải pháp 3: Đập chắn sóng xa bờ

Theo biện pháp này, ta có thể xây dựng một đê phá sóng trước phần bờ biển bị xói theo hướng sóng chủ đạo. Biện pháp này khá tốt nhưng kinh phí xây dựng rất lớn, mặt khác thiết kế khá phức tạp và điều kiện thi công rất khó khăn, giá trị sử dụng tại khu vực cần bảo vệ không lớn. Vì vậy, biện pháp này không nên áp dụng tại thời điểm này.

Giải pháp 5: Hệ thống kè mỏ hàn chữ T bảo vệ bờ

Tại Nam Đinh, địa phương đã được đưa vào thử nghiệm cho xây dựng một hệ thống kè mỏ hàn. Sau một thời gian, theo nhận định của các nhà chuyên môn thì đặc điểm diễn biến hình thái và mức độ an toàn của công trình được phát hiện như sau:

- Sự mất bùn cát và hạ thấp bãi giữa 2 mỏ và phía ngoài mỏ hàn vẫn chưa được cải thiện.

- Sự hư hỏng cục bộ của kè mỏ trong các đợt triều cường bão lớn tiếp diễn. - Hiệu quả gây bồi thấp. Trong khu vực xây mỏ, bãi trong và ngoài mỏ đã được nâng cao song lại bị xói nhất là sau bão số 7/2005.

(Theo Báo cáo chuyên đề: Đánh giá diễn biến địa hình thuộc các khu vực kè mỏ Hải Thịnh II (Hải Hậu), Nghĩa Phúc – Nghĩa Hưng và kiến nghị các giải pháp).

* Kết luận : Sau khi phân tích các yếu tố kinh tế, kỹ thuật và các quá trình động

lực chi phối đến hình thái khu vực, tôi xin đề xuất phương án xây dựng hệ thống kè mỏ hàn kiên cố kết hợp với biện pháp gia cố đụn cát bằng kè biển để bảo vệ, giúp ổn định đường bờ và khu vực dân cư, kinh tế phía trong.

Một phần của tài liệu Thiết giải pháp bảo vệ cồn cát ven biển phước thể tuy phong – bình thuận (Trang 33)