Xác định chế độ sóng tại chân công trình

Một phần của tài liệu Thiết giải pháp bảo vệ cồn cát ven biển phước thể tuy phong – bình thuận (Trang 42)

i. Giải pháp phi công trình

4.5.Xác định chế độ sóng tại chân công trình

Sóng sau khi truyền vào bờ, do gặp sự cản trở của địa hình đáy mà chiều cao bị biến đổi, tại vị trí các mặt cắt khác nhau trên đoạn đường bờ sẽ cho những giá trị khác nhau. Để phục vụ cho việc tính toán thiết kế công trình, cần phải tính toán các tham số sóng sau khi truyền vào trước chân công trình và xem xét tại những mặt cắt nguy hiểm nhất.

Xét 3 mặt cắt nguy hiểm nhất, tại những vị trí đoạn đường bờ bị biến đổi nhiều nhất nguy hiểm nhất :

Hình 4.5: Mặt cắt đại diện dùng để tính toán chiều cao sóng trước chân công trình

Tiến hành đo cao độ và khoảng cách đồng thời hiệu chỉnh số liệu đầu vào của mặt cắt. Sử dụng phần mềm Wadibe tính toán sóng cho 3 mặt cắt đã lựa chọn để tính toán chiều cao sóng, nhập các thông số đầu vào ( MNTK, Hrms , Tp , φ0, S0 ) :

Hình 4.6: Các thông số đầu vào của Wadibe

Do quá trình truyền sóng từ nước sâu vào bờ, mà số liệu mặt cắt trong bình đồ còn chế, nên khi tính toán ta tiến hành kéo dài địa hình bãi ra ngoài vùng nước sâu (h≥1/2L) với độ dốc bãi biển m = 150 để tính toán cho các mặt cắt.

Mặt cắt 1 ( MC1 ) : [ P15 ] Bảng 4.5 Bảng tổng hợp địa hình mặt cắt ( MC1) Z 2.5 1.01 0.56 -0.29 -0.38 -0.52 -0.6 X 0 5.96 9.91 16.40 24.73 31.30 39.50 Z -0.59 -0.56 -0.7 -0.89 -1 -52.625 X 61.50 72.10 87.70 107.50 118.19 13024.44

Hình 4.7: Biểu đồ phân bố triều cao sóng tại mặt cắt 1 (MC 1)

Chiều cao sóng trước chân công trình được tính từ mép nước ra một khoảng X = L0/4 = 103,25/4 = 25,81 ( m ) => Hrms = 1,4 (m) => HS = Hrm . 2 = 1,98 (m)

 Vậy chiều cao sóng trước chân công trình tại mặt cắt ( MC1) là: HS = 1,98 (m)

Mặt cắt 2 ( MC2 ) : [ P33 ] Bảng 4.6 Bảng tổng hợp địa hình mặt cắt ( MC2) Z 2.5 2.34 2.35 1.04 -0.21 -0.93 -1.09 -1.11 X 0 0.64 12.17 34.87 45.02 65.46 93.12 103.33 Z -1.25 -1.19 -0.99 -1.15 -1.3 -2 -53.63 X 126.06 159.03 169.16 189.41 226.46 240.31 13146.56

Chiều cao sóng trước chân công trình được tính từ mép nước ra một khoảng:X = L0/4 = 103,25/4 = 25,81 ( m ) => Hrms = 1,15 (m) => HS = Hrm . 2 = 1,63 (m).

 Vậy chiều cao sóng trước chân công trình tại mặt cắt 2 là: HS = 1,63 (m)

Mặt cắt 3 ( MC1 ) : [ P49 ] Bảng 4.7 Bảng tổng hợp địa hình mặt cắt ( MC3 ) Z 6.6 4.65 2.46 1.47 1.44 0.15 -0.56 X 0 7.38 11.31 10.19 12.34 22.03 16.69 Z -0.62 -0.79 -0.94 -1.15 -1.32 -1.44 -53.065 X 27.94 37.96 47.62 57.66 67.71 87.77 12994.02

Hình 4.9: Biểu đồ phân bố triều cao sóng tại mặt cắt 3 (MC 3)

Chiều cao sóng trước chân công trình được tính từ mép nước ra một khoảng X = L0/4 = 103,25/4 = 25,81 ( m ) => Hrms = 1,72 (m) => HS = Hrm . 2 = 2,43 (m)

 Vậy chiều cao sóng trước chân công trình tại mặt cắt 3 là: HS = 2,43 (m)

Kết Luận : So sánh kết quả HS của 3 mặt cắt MC1, MC2, MC3 cho 3 kết

quả khác nhau lấy kết quả chiều cao sóng HS lớn nhất để tính toán. Với kết quả của 3 mặt cắt nhận thấy HS = 2,43m tại mặt cắt 3 (MC3) cho kết quả lớn nhất, vì vậy ta lấy kết quả chiều cao sóng trước chân công trình của tại mặt cắt 3 (MC3) để tính toán

CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ GIẢI PHÁP BẢO VỆ BỜ THEO PHƯƠNG ÁN CHỌN

Như đã phân tích và tính toán ở chương 3, khu vực nghiên cứu bị xói lở do dòng ven bờ và do bão nên công trình áp dụng ở khu vực là hệ thống kè mỏ hàn kết hợp với cứng hóa đường bờ bằng hệ thống kè biển kiên cố. Do hạn chế về mặt thời gian nên đồ án chỉ đi vào tính toán bảo vệ đụn cát chống xói dưới tác động của bão bằng hệ thống kè biển.

Một phần của tài liệu Thiết giải pháp bảo vệ cồn cát ven biển phước thể tuy phong – bình thuận (Trang 42)