Nuôi đụn cát trong bão

Một phần của tài liệu Thiết giải pháp bảo vệ cồn cát ven biển phước thể tuy phong – bình thuận (Trang 89)

i. Giải pháp phi công trình

7.4.1Nuôi đụn cát trong bão

Hình 7.19: Giải pháp nuôi đụn cát

Tương tự như nuôi bãi, nuôi đụn cát là giải pháp bổ sung một lượng đụn cát đủ lớn theo một chu kỳ nhất định ở vị trí mặt trước hoặc bãi trước của đụn cát nhằm duy trì mặt cắt xói của đụn cát ở một mức độ an toàn theo yêu cầu (xem Hình 7.19 ) Thể tích cát cần thiết để nuôi đụn cát được xác định bằng phần mềm WADIBE- CT thông qua các mặt cắt đại diện ( MC2, MC3) khi chưa có công trình, 2 mặt cắt này đại diện cho 2 vị trí đặc trưng tại đường bờ là vị trí có đụn cát cao và vị trí có đụn cát thấp. Lượng bùn cát bổ sung vào bằng với lượng bùn cát mất đi cộng thêm với 30% lượng bùn cát mất đi này để đảm bảo an toàn nhất trong điều kiện có bão. Cụ thể lượng bùn cát cung cấp tại các mặt cắt đại diện như sau:

 Tại vị trí MC2 (P33): Là mặt cắt đại diện khu vực đụn cát thấp, chiều sâu hố xói tại vị đụn cát là hx = 1,507 (m), bề rộng xói b = 10 m như vậy lượng bùn cát cần bổ cần xung cho mặt cắt là: SP33 = 1,507.10.1 + 0,3.(1,507.10.1) = 19,591 m3/m.

 Tại vị trí MC3 (P49): Là mặt cắt đại diện khu vực đụn cát cao, chiều sâu hố xói tại vị đụn cát là hx = 3,863 (m), bề rộng xói b = 12m như vậy lượng bùn cát cần bổ cần xung cho mặt cắt là: SP33 = 3,863.12.1 + 0,3.( 3,863.12.1) = 60,263 m3/m.

Tại hai vị trí sự chênh lệch về lượng bùn cát bổ sung là rất lớn, tại những vị trí đụn cát cao khi có bão, áp lực sóng lớn tác dụng lên đụn cát làm đụn cát mất ổn định. Điều đó có thể giải thích phần nào cho sự chênh lệch lượng bùn cát tại hai vị

trí khác nhau này khi chưa có công trình. Chu kỳ nuôi đụn cát cũng tương tự như nuôi bãi thường với chu kỳ khoảng 2÷3 năm lại tiến hành bổ sung lượng bùn cát

này vào.

Một phần của tài liệu Thiết giải pháp bảo vệ cồn cát ven biển phước thể tuy phong – bình thuận (Trang 89)