Triển vọng của ngành

Một phần của tài liệu Phân tích ảnh hưởng của môi trường vĩ mô (Trang 49)

- Điều kiện các nhân tố sản xuất: Các nhân tố sản xuất chính của ngành gồm: nguyên liệu, lao động và vốn.

+ Nguyên liệu là lúa, gạo có nhiều ưu điểm:

Dồi dào về sản lượng: diện tích và sản lượng của tỉnh An Giang trong ba năm qua liên tục tăng, diện tích năm 2003 là 503.856 ha, năm 2004 là 523.037 ha, năm 2005 là 529.698 ha; về sản lượng năm 2003 là 2,68 triệu tấn, năm 2004 là 3 triệu tấn, 2005 vừa qua là 3,14 triệu tấn. năng suất lúa cũng tăng liên tục. Có thể tổng kết:

Bảng 5 – 1: Tổng kết các chỉ tiêu diện tích, sản lượng, năng suất lúa của tỉnh

Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

Diện tích (ha) 503.856 523.037 529.698

Sản lượng (tấn) 2.686.214 3.006.900 3.141.544

Năng suất (tấn/ ha) 5,33 5,74 5 , 93

Nguồn: Niên giám thống kê Tỉnh An Giang, 2004

Bên cạnh đó, mục tiêu cụ thể trong việc sản xuất lúa gạo nước ta là duy trì 4 triệu ha đất canh tác lúa; giữ ổn định sản lượng lúa đến năm 2010 là 36 triệu tấn. Duy trì xuất khẩu khoảng 4 triệu tấn gạo/năm. Xây dựng vùng sản xuất lúa xuất khẩu một triệu ha ở

ĐBSCL để sản xuất gạo đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, nâng cao năng lực chế biến và kỹ năng kinh doanh với mục tiêu chiếm lĩnh thị trường quốc tế.

+ Về chất lượng: Nước ta có truyền thống sản xuất lúa, do đó có nhiều kinh nghiệm trồng lúa có năng suất và chất lượng. Bên cạnh đó, việc ứng dụng những công nghệ tiên tiến của khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng nguyên liệu như: Sử dụng những giống lúa mới có năng suất chất lượng cao, có đặc tính ngon cơm, dẻo, mềm, thơm …sử dụng công nghệ thu hoạch và sau thu hoạch lúa – công nghệ sấy, bảo quản lúa gạo có chất lượng, sử dụng công nghệ chế biến, lau bóng nâng cao chất lượng và giá trị gạo xuất khẩu.

+ Lao động: Sản xuất và chế biến gạo là ngành cần nhiều lao động, mà ở Việt Nam nguồn lao động dồi dào – là ưu thế của nước ta. Tuy nhiên trình độ lao động còn thấp, để khắc phục tình trạng đó chính phủ Việt Nam đã có những giải pháp cụ thể về đào tạo nâng cao trình độ của đội ngũ lao động như: mở rộng thêm quy mô các trường lớp, cải tiến và nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo. Nguồn cung cấp lao động cho các công ty (Khu vực ĐBSCL – các tỉnh Miền Tây) có trình độ chuyên môn có thể từ Trường Đại Học Cần Thơ, Đại Học An Giang, các trung tâm dạy nghề…

+ Vốn: Ngành nông nghiệp, cụ thể là ngành kinh doanh lúa gạo được sự ưu đãi của chính phủ. Do hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, nên đã và đang tạo được lòng tin đối với các ngân hàng, quỹ tín dụng. Vì vậy, vốn đầu tư cho ngành được hỗ trợ tích cực. Chỉ cần ký được hợp đồng xuất khẩu, ngân hàng sẽ cho vay vốn.

-Điều kiện về nhu cầu:

+ Nhu cầu trong nước: Nhu cầu dùng lương thực trong nước tăng là do: Dân số Việt Nam tăng lên, tốc độ tăng bình quân là 1,33%; Mặt khác, do thiên tai, lũ lụt, hạn hán dẫn đến mất mùa, thiếu lương thực, thường là các tỉnh Miền Trung và Miền Bắc. Từ đó cho thấy nhu cầu lương thực nội địa tăng.

+ Nhu cầu của thị trường thế giới: Do dân số tăng và thiên tai, lũ lụt, hạn hán, động đất…diễn ra phức tạp. Trên thế giới sản xuất lương thực có tăng nhưng mức tăng không bằng nhu cầu tiêu thụ. Thế giới sẽ thiếu gạo - lời cảnh báo của Luật gia Edgar Labella ở thành phố Cebu (Philippine) trích từ báo cáo của Viện nghiên cứu gạo Quốc tế. Chúng ta có thể thấy rằng, tình trạng nhập khẩu gạo ngày càng tăng của thị trường Châu Á (Philippines, Bangladesh), Châu Phi (chủ yếu là Madagasca, Coast Ivory, Nigeria, Senegal), Trung Đông (Iran, Iraq), Châu Mỹ la tinh (Cuba, Peru).

-Các ngành hỗ trợ có liên quan

Công nghệ lai tạo giống: lúa sản xuất thuần chủng, sử dụng giống xác nhận để sản xuất lúa ngày càng tăng cao, làm tăng năng suất và chất lượng lúa gạo. Công nghệ sản xuất – chế tạo những máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất như giống, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, công nghệ thu hoạch lúa như công nghệ cắt, suốt, sấy lúa, chế biến gạo thành phẩm có chất lượng, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Những công nghệ này ngày càng tiến bộ, đặc biệt là công nghệ sản xuất những giống lúa mới có chất lượng cao.

-Chiến lược công ty, cấu trúc ngành và cường độ cạnh tranh.

Ngành chế biến gạo xuất khẩu có nhiều công ty vừa và lớn (so với quy mô công ty ở Việt Nam), sức mạnh tương đối đồng đều, cường độ cạnh tranh trong ngành khá cao.

+ Tăng năng lực sản xuất, chế biến, tăng quy mô để đáp ứng nhu cầu tăng của trong nước và trên thế giới.

+ Hiện đại hóa máy móc, thiết bị, dây chuyền, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm đồng bộ.

+ Phát triển khả năng nghiên cứu, cải tạo và nâng cao chất lượng sản phẩm, cung cấp cho thị trường những loại gạo đồng nhất về chất lượng, sử dụng những loại bao bì có kích cở khác nhau phù hợp với nhu cầu của khách hàng như đóng gói gạo 1kg, 2kg, 5kg, 10kg, 20kg…Hay tìm những sản phẩm mới, gạo, nếp có sự khác biệt đáng kể so với các loại sản phẩm hiện tại.

+ Đa dạng hóa thị trường: bên cạnh những thị trường truyền thống như Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ la tinh...các công ty đã và đang mở rộng thêm các thị trường tiềm năng như mở rộng thêm thị trường Châu Phi, Trung Đông, Châu Úc.

Như vậy, nhờ vào sự cạnh tranh mà các công ty trong ngành đang ngày càng trở nên mạnh hơn, đủ sức nhắm đến mục tiêu chinh phục thị trường thế giới. - Chính sách

của nhà nước:

+ Về phía chính phủ

Chính phủ có nhiều chính sách hỗ trợ cho ngành như: Chính sách khuyến khích ngành phát triển như: “chính sách cho nông dân vay vốn phát triển sản xuất, thâm canh, chính sách đầu tư thủy lợi, công nghiệp chế biến, tiêu thụ lúa gạo… đã góp phần quan trọng và phát triển ngành lúa gạo nước ta”. “Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng chiến lược phát triển lúa gạo nhằm bảo đảm an ninh lương thực quốc gia theo hướng sản xuất hàng hoá, điều chỉnh cơ cấu lúa gạo, nâng cao chất lượng, hạ giá thành, hình thành các vùng sản xuất lúa chất lượng cao, gắn chế biến và tiêu thụ, đáp ứng nhu cầu đa dạng trong nước về lương thực với dân số lên tới 90 triệu người vào năm 2010 và ổn định xuất khẩu về số lượng nhưng chất lượng và giá trị ngày một tăng” (trích nguồn tin Nhân Dân – 26/04/2006).

Chính sách hỗ trợ vốn: cung cấp tín dụng ngắn hạn với lãi suất ưu đãi thông qua Quỹ hỗ trợ phát triển cho các công ty có nhu cầu, hoạt động về chế biến gạo xuất khẩu.

Chính sách hỗ trợ thuế: gạo xuất khẩu không chịu thuế xuất khẩu (thuế xuất khẩu bằng 0%).

+ Về phía địa phương:

UBND tỉnh An Giang đã chọn gạo là mặt hàng xuất khẩu chủ lực số 1 của tỉnh. Vì vậy, tỉnh đã và đang có nhiều hỗ trợ để phát triển ngành. Theo kế hoạch phát triển của ngành nông nghiệp An Giang, đến năm 2010 gạo tiếp tục là mặt hàng xuất khẩu trọng yếu của tỉnh.

Một phần của tài liệu Phân tích ảnh hưởng của môi trường vĩ mô (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)