-Thị trường xuất khẩu:
+ Khách hàng chính của công ty là những nhà phân phối trung gian lớn. Phân phối chủ yếu qua thị trường Châu Phi (50% sản lượng xuất khẩu của công ty) và Châu Á (chiếm khoảng 40% sản lượng xuất khẩu của công ty)
- Thị trường nội địa: công ty bán gạo trong tỉnh, thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh Miền Bắc, Trung.
4.2.2. Đối thủ cạnh tranh hiện tại
Với sản lượng xuất khẩu gạo của toàn tỉnh An giang năm 2004 là 445.503 tấn, và năm 2005 là 662.234 tấn6.
♦Áp lực từ các đối thủ cạnh tranh mang tính chất thường xuyên và đe dọa trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của tất cả các đơn vị kinh doanh trong ngành. Vì thế, để tồn tại và phát triển chúng ta phải hiểu biết về đối thủ cạnh tranh của chúng ta. Số lượng đối thủ cạnh tranh là bao nhiêu? Sức mạnh của họ như thế nào? Họ sử dụng chiến lược gì? Sản phẩm nào họ cung cấp, mục tiêu phát triển của họ là gì?… ♦Xác định đối thủ cạnh tranh: Có thể kể đến một số đối thủ có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo của công ty trong những năm qua (khu vực trong tỉnh An Giang):
4 Theo tin của vietnamnet.
5 Nguồn tin: USDA 6 www.angiang.gov.vn.
Giang bị giảm xuống 1% (mặt dù sản lượng xuất khẩu của công ty trong năm qua tăng hơn so với năm 2004). Từ đó cho thấy tốc độ phát triển của công ty thấp hơn tốc độ phát triển của thị trường.
♦ Phân tích một số đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng đến công ty.
- Công ty xuất nhập khẩu An Giang (Angimex):
B i ểu đồ 4 - 1 : T h ị p h ần x u ất k h ẩu g ạo c ủa c á c c ô n g t y t r o n g t ỉ n h n ă m 2 0 0 4 Angimex 60% Khác 2% Afiex 23% AnGiang Tourimex 15% AnGiangTourimex Angimex Afiex Khác
Kết quả hoạt động trong năm 2005 vừa qua công ty đạt kim ngạch cao nhất 77 triệu USD với tổng số lượng xuất khẩu là 333.800 tấn.
+ Các hoạt động chiến lược của công ty trong thời gian qua là phát triển và
thâm nhập thị trường Iran, đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Châu Phi, dần mở rộng thị trường Châu Á với các nước Hong Kong, Nhật Bản, Singapore.
Trong đó, thị trường Châu Phi là thị trường chủ lực (sản lượng 153.000 tấn chiếm 53%). Trong năm qua, thị trường Châu Phi được mở rộng: The Rice Company, Capezzana, Ovlas. Và thị trường Châu Á với sản lượng 119.500 tấn (chiếm 40%). Thị trường Iran được khai thác trực tiếp mức sản lượng là 19.000 tấn chiếm 6,5%). Đặc biệt, công ty đã bắt đầu phát triển sản phẩm mới - mặt hàng tấm nếp.
+ Điểm mạnh:
•Trong thời gian vừa qua, công ty Angimex đã thành công trong công tác xúc tiến bán hàng.
•Khả năng tài chính: Công ty Angimex đã hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả
trong nhiều năm qua và đã tạo được uy tín lớn đối với khách hàng, ngân hàng trong và ngoài nước. Công ty được sự hỗ trợ tín dụng của Quỹ hỗ trợ, các ngân hàng trong và ngoài nước. Công ty có thể vay vốn với hạn mức cao.
•Sức chứa kho: hàng năm công ty có thể dự trữ được khoảng 65.000 tấn lúa gạo. •Khả năng quản lý nguyên liệu: công ty Angimex thuộc tỉnh An giang, nằm trong vùng nguyên liệu lại có nhiều nhà kho lớn nên có nguồn cung nguyên liệu dồi dào ổn định.
•Công tác đầu tư xây dựng cơ bản: trong năm 2005, công ty đã đầu tư 11,5 tỷ
đồng để sửa chữa nâng cấp kho tàng, đổi mới công nghệ mua sắm máy móc trong các dây chuyền lau bóng, cân điện tử, trang bị cho các xí nghiệp băng tải nhập liệu hạt rời, trang bị thùng chứa gạo nguyên liệu và thành phẩm. Từng bước thay thế lao động chân tay bằng cơ giới hoá, tự động hóa, nâng cao năng lực sản xuất. Tóm lại, máy móc trang thiết bị được trang bị mới.
•Khuyến khích nhân viên làm việc tốt: Công ty có chính sách trả lương cao, trong năm 2005 vừa qua công ty đã nộp 1,7 tỷ đồng tiền thuế thu nhập cá nhân. Mặt khác, công ty luôn quan tâm chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực nhằm giúp cho CBCNV có thể hoàn thành tốt công việc. Công ty đã cử 145 CBCNV tham dự các lớp đào tạo cung cấp kiến thức về công ty cổ phần, kế toán trưởng, quản trị tài chính, thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ, chiến lược kinh doanh, lập kế hoạch kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp, anh văn thương mại, tin học văn phòng, lập trình viên quốc tế theo chương trình NIIT của Ấn Độ, các lớp tại chức về quản trị kinh doanh.
•Hoạt động xã hội: Trong năm 2005, công ty đã đóng góp với tổng số tiền 150
triệu đồng. Các khoảng đóng góp chủ yếu: quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ khuyến học, quỹ vì người nghèo, tài trợ mổ mắt nhân đạo, tài trợ học bổng, thăm và tặng quà cho các gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn…nhằm tạo hình ảnh đẹp về công ty.
•Công tác marketing của công ty chưa hiệu quả, nhiều thị trường còn xa lạ với thương hiệu gạo của công ty.
•Nghiên cứu và phát triển: được đầu tư nghiên cứu nhưng chưa mạnh, do công ty có khách hàng truyền thống, sản phẩm gạo là lương thực phổ biến, và công ty xuất khẩu chủ yếu là gạo cấp thấp, khách hàng tương đối dễ tính.
•Phân phối nội địa: công ty chủ yếu quan tâm đến xuất khẩu gạo, ít quan tâm thị trường trong nước.
- Công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An Giang (Afiex)
Sau nhiều năm hoạt động sản lượng gạo xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu của công ty tăng liên tục qua 3 năm (năm 2003 là 60.432 tấn gạo, năm 2004 là 103.208 tấn gạo đạt, năm 2005 là 183.668 tấn gạo đạt kim ngạch 47,8 triệu USD). Công ty ngày càng mở rộng thị trường và tạo được uy tín đối với khách hàng trong và ngoài nước.
+ Các hoạt động chiến lược của công ty trong thời gian qua là phát triển thị trường, phát triển thương hiệu, nâng cao chất lượng sản phẩm, chăm sóc khách hàng, phát triển hoạt động dịch vụ, chấm dứt các hoạt động không hiệu quả, cải tiến công tác quản lý đề cao trách nhiệm cá nhân… + Điểm mạnh:
•Quản lý điều hành: Quản lý điều hành được thực hiện tốt toàn công ty đạt
nhiều kết quả tốt. Quan hệ phối hợp, hỗ trợ giữa văn phòng công ty và các đơn vị trực thuộc, giữa bộ phận nghiệp vụ và bộ phận trực tiếp sản xuất, giữa các đơn vị trực thuộc với nhau được quy định chặt chẽ, giúp cho việc chỉ đạo, điều hành hiệu quả.
•Chế độ lương, thưởng cho nhân viên: Việc thực hiện khoán quỹ lương trên
cơ sở lợi nhuận đạt được và phân phối tiền thưởng dựa theo hiệu quả đóng góp đã kích thích năng lực làm việc của từng đơn vị, từng cá nhân.
•Khả năng tài chính: Công ty có các tỷ số sinh lợi ngày càng tăng, lại được sự hỗ trợ vốn của Nhà nước, các quỹ tín dụng và ngân hàng cho vay.
•Hệ thống thông tin: Thông tin bên ngoài của công ty luôn được cập nhật thường xuyên, mỗi đơn vị trực thuộc đều thành lập bộ phận hoặc cử nhân viên chuyên trách thực hiện công việc thu thập và xử lý thông tin, thông tin nội bộ do các phòng ban, xí nghiệp, nhà máy cung cấp. Ban giám đốc ra những quyết định quan trọng thường tham khảo thông tin được cung cấp; Công ty đang chuẩn bị thực hiện mạng internet nội bộ để có thể thu thập thông tin từ các phòng ban và xí nghiệp một cách nhanh chóng và dễ dàng trong việc quản lý sổ sách. •Máy móc, trang thiết bị: Afiex đã đầu tư và mua sắm tài sản cố định với tổng chi phí đầu vào gần 29,5 tỷ đồng (năm 2005) cho toàn công ty, gồm cả chế biến thủy sản, gạo (như mua thêm nhà kho, mua sắm lắp đặt hệ thống băng tải chuyển sản phẩm, nâng cấp thiết bị chế biến lương thực, hệ thống đấu trộn gạo trắng và gạo pha sắt) và đầu tư khác.
•Hệ thống kho chứa: Công ty có nhiều kho chứa, thuận lợi cho dự trữ nguồn
•Quản lý chất lượng: công ty đang tiến hành quản lý chất lượng theo hệ thống quản lý chất lượng của Việt Nam – hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2000.
+ Điểm yếu:
•Công tác marketing còn yếu do thiếu đội ngũ chuyên nghiệp. Trong thời gian gần đây, công ty quan tâm nhiều đến việc khuyếch trương, quảng bá thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm nhưng chưa mạnh.
•Công tác nghiên cứu và phát triển của công ty còn nhiều hạn chế vì công ty chỉ tập trung cho thủy sản và thức ăn chăn nuôi, còn gạo chỉ mới quan tâm đến việc bảo quản, công nghệ, thiết bị.
•Công tác dự báo, thu thập, phân tích thị trường còn yếu, chưa phát huy được tác dụng làm cơ sở quyết đoán trong kinh doanh.
•Trình độ, năng lực cán bộ chậm được nâng cao, chưa ngang tầm so với yêu
cầu quy mô hoạt động của công ty. Chưa huy động nguồn cán bộ trẻ có trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học giỏi để bổ sung cho các khâu nghiệp vụ trọng yếu.
•Sản xuất: một vài đơn vị của công ty có bộ máy lao động cồng kềnh, sắp xếp chưa hợp lý nên mức thu nhập bình quân đạt thấp. Tổ chức sản xuất và quản lý điều hành ở một vài xí nghiệp chưa tốt.
Bảng 4 – 6: Ma trận hình ảnh cạnh tranh của công ty
T T Các yếu tố thành công Mức độ quan trọng An Giang
Tourimex Angimex Afiex
Điểm quan trọng Điểm quan trọng Điểm quan trọng 1 Uy tín thương hiệu 0,09 3 0,27 3 0,27 3 0 , 27 2 Thị phần 0,10 2 0,20 4 0,40 3 0 , 30 3 Am hiểu về thị trường và khách hàng 0,08 3 0,24 3 0,24 3 0 , 24 4 Kênh phân phối nội địa 0,04 1 0,04 1 0,04 1 0 , 04 5 Kênh phân phối thị trường xuất khẩu 0,09 2 0,18 4 0,36 3 0 , 27 6 Khả năng cạnh tranh về giá 0,07 3 0,21 3 0,21 3 0 , 21
7 Khả năng tài chính 0,10 4 0,40 4 0,40 4 0 ,
8 Nghiên cứu và phát triển 0,06 2 0,12 2 0,12 2 0 , 12
9 Marketing 0,06 2 0,12 2 0,12 2 0 ,
12 10 Quản lý nguồn nguyên liệu 0,08 3 0,24 3 0,24 3 0 , 24 11 Sản xuất và quản trị chất lượng 0,09 3 0,27 3 0,27 3 0 , 27 12 Quản trị và quản trị nhân sự 0,09 4 0,36 4 0,36 4 0 , 36 13 Hệ thống thông tin 0,05 2 0,10 3 0,15 3 0 , 15 Tổng cộng 1,00 2,75 3,18 2 , 99 Nhận xét:
Qua phân tích ma trận hình ảnh cạnh tranh, ta thấy công ty cổ phần Du Lịch An Giang (có tổng số điểm quan trọng là 2,75) thuộc dạng trung bình – khá. Tuy nhiên, Angimex và Afiex lại mạnh hơn. Hiện tại, công ty cổ phần Du Lịch An Giang vẫn đang theo sau 2 công ty kia.
Tuy vậy, công ty CP Du Lịch An Giang vẫn có thể vươn lên và vượt qua 2 đối thủ kia. Khi xây dựng chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo, công ty nên khai thác các điểm mạnh then chốt là uy tín thương hiệu, sự am hiểu về thị trường – khách hàng, chất lượng sản phẩm, quản trị và quản trị nhân sự. Bên cạnh đó, cần lưu ý khắc phục những hạn chế như nghiên cứu và phát triển sản phẩm, marketing, hệ thống thông tin, kênh phân phối nhằm tạo ra ưu thế vượt trội để có thể vươn lên và vượt qua các đối thủ.