Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn có thể xuất hiện do:
- Rào cản xâm nhập ngành thấp: tỉnh An Giang có thế mạnh về lúa, do đó dễ dàng tiếp cận nguồn nguyên liệu; Sản phẩm gạo ít có sự khác biệt, yêu cầu kỹ thuật chế biến không cao; Mặt hàng xuất khẩu gạo được chính phủ ưu đãi về xuất khẩu; Giá chặn xâm nhập thấp vì gạo là sản phẩm phổ biến có mức giá biến động theo thị trường thế giới và theo giá thõa thuận của Hiệp hội lương thực Việt Nam nên các doanh nghiệp sẽ có mức lợi nhuận ổn định; Khả năng trả đũa của các đối thủ cạnh tranh là rất thấp. Tuy vốn đầu tư vào ngành cao nhưng mức lợi nhuận ổn định.
- Các đối thủ cạnh tranh mới có thể xuất hiện:
+ Các công ty mới gia nhập ngành: Các công ty có thể gia nhập vào ngành là các công ty tư nhân, công ty liên doanh và 100% vốn nước ngoài. Số lượng hội viên tham gia vào Hiệp hội lương thực Việt Nam không ngừng tăng năm 2004 có 81 hội viên, đến năm 2005 tăng lên 101 hội viên.
+ Những nhà cung cấp gạo nguyên liệu lớn (các nhà máy tư nhân, bạn hàng xáo), họ có thể học hỏi kinh nghiệm chế biến, đóng gói gạo thành phẩm.
+ Những công ty chế biến nông – lâm sản, thực phẩm họ có thể mở rộng lĩnh vực hoạt động kinh doanh sang lĩnh vực kinh doanh gạo, họ có một số khách hàng trong lĩnh vực hoạt động hiện tại.
+ Các công ty từ nước ngoài: trên thị trường xuất khẩu gạo trên thế giới, Việt Nam có sản lượng xuất khẩu lớn thứ hai trên thế giới (sau Thái Lan). Bên cạnh đó, có những nước xuất khẩu gạo ngày càng mạnh như Ấn Độ, Pakistan, Mỹ, Ai Cập.