8. Cấu trúc của luận văn
3.3. Khảo nghiệm các giải pháp
Mục đích khảo nghiệm:
Các giải pháp đề xuất được đưa ra khoa nghiệm nhằm xác đinh tính khả thi, tính khoa học, tính phù hợp, tính thực tiễn của các giải pháp. Trên cơ sở đó, áp dụng có hiệu quả vào thực tế quản lý.
Nội dung khảo nghiệm
Khảo nghiệm các giải pháp theo các tiêu chí: tính khả thi, tính khoa học, tính phù hợp, tính thực tiễn.
Tính khả thi tức là xem xét giải pháp được đưa ra ở mức độ phù hợp với lực lượng vật chất và năng lực của Trung tâm: khả thi, chưa khả thi, không khả thi.
Tính khoa học: xem xét các giải pháp đề ra đảm bảo tính chính xác, có căn cứ lý luận và thực tiễn. Gồm 2 mức: có tính khoa học, chưa có tính khoa học.
Tính thực tiễn: xem xét các giải pháp đề ra khi áp dụng vào công việc có hiệu suất như đề xuất hay không. Trong đó cần tính toán cân đối các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi giải pháp như trình độ cán bộ giáo viên, cơ sở vật chất, thời gian thực hiện…
Phương pháp và đối tượng khảo nghiệm
Tiến hành khảo nghiệm trên cán bộ quản lý, bộ giáo viên. Tổ chức hội thảo về ứng dụng CNTT vào quản lý, đưa ra mục đích yêu cầu, giới thiệu về mô hình ứng dụng CNTT vào quản lý, mời chuyên gia đóng góp ý kiến và xin ý kiến của cán bộ giáo viên, cán bộ quản lý.
Kết quả khảo nghiệm
Sau khi khảo nghiệm các giải pháp để ứng dụng CNTT vào dạy học và quản lý trên 27 cán bộ công chức của Trung tâm, tác giả thu được kết quả cho từng giải pháp như sau.
Bảng 4: Kết quả khảo nghiệm
Nội dung Tính thực tiễn Tính khoa học Tính khả thi
Giải pháp 1 Có 57,9% 55,6% 55,6 Chưa có 40,7% 44,4% 33,3% Không có 7,4% 95,2% 7,4% Giải pháp 2 Có 70,4% 66,7% 70,4% Chưa có 25,9% 29,6% 25,9% Không có 3,7% 3,7% 3,7% Giải pháp 3 Có 70,4% 70,4% 66,7% Chưa có 25,9% 25,9% 25,9% Không có 3,7% 3,7% 7,4% Nhận xét chung
- Kết quả khảo nghiệm từng giải pháp rất khác nhau. Tuy nhiên tính khả thi, tính khoa học, tính thực tiễn của ba giải pháp được đã được đánh giá khá cao, khá đồng thuận.
- Vẫn còn một tỷ lệ ý kiến nhất định chưa thực sự đông thuận cao, có thể do tâm lý ngại thay đổi, hoặc chưa hiểu sâu những kỹ thuật mới. Có ý kiến còn cho rằng những việc ứng dụng kỹ thuật mới vào quản lý phải do những người có chuyên môn cao về CNTT thực hiện.
Từ kết quả khảo nghiệm các giải pháp đề xuất, tôi cho rằng:
- Phải có lộ trình triển khai các giải pháp để nâng cao trình độ CNTT cho cán bộ giáo viên. Trước hết, làm cho mọi cán bộ quản ly, giáo viên thấy được tác dụng to lớn của CNTT, có nhu cầu ứng dụng CNTT trong công việc. Lộ trình này cần có sự tư vấn của các chuyên gia CNTT, có sự đồng thuận
của mọi công chức viên chức và phải đưa vào tiêu chí này vào đánh giá thi đua. Những cán bộ giáo viên ứng dụng CNTT có hiệu quả cần được động viên, khuyến khích thông qua những chính sách như khen thưởng, tặng danh hiệu thi đua.
- Để việc ứng dụng CNTT được có hiệu quả, cần phải tổ chức biên soạn lại hệ thống văn bản, tài liệu phục vụ quản lý theo quy chuẩn ứng dụng CNTT. Ra các văn bản quy định về luân chuyển thông tin trong hệ thống quản lý, để việc ứng dụng CNTT dần dần đi vào nền nếp.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ