Vai trò của tính chủ thể của con người trong hệ sinh thái nhân văn

Một phần của tài liệu Tính chủ thể của con người trong phát triển bền vững hệ sinh thái nhân văn ở vùng đô thị mới đan phượng, thành phố hà nội (Trang 27)

nhân văn

1.2.2.1. Con người – chủ thể nhận thức trong hệ sinh thái nhân văn

Nhận thức là quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc con người trên cơ sở thực tiễn, nó thể hiện ra trong sự tác động giữa con người với thế giới xung quanh. Trong đó, con người có vai trò là chủ thể và thế giới khách quan là khách thể của quá trình nhận thức.

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, “chủ thể nhận thức là con người – thành viên xã hội, sản phẩm của sự phát triển lịch sử. Năng lực nhận thức của con người là sự kết tinh năng lực trí tuệ với vốn tri thức, các phương tiện và phương thức nhận thức, kinh nghiệm nhận thức thế giới mà nhân loại có được ở mỗi một thời đại. Theo nghĩa như vậy, chủ thể nhận thức không chỉ là những cá nhân – thành viên xã hội mà còn là các nhóm cộng đồng người trong xã hội, những thế hệ người, cả xã hội và loài người. Còn khách thể nhận thức là bộ phận thực tại khách quan, do tác động và đòi hỏi của thực tiễn, gia nhập vào mối quan hệ, vào sự tác động qua lại với chủ thể nhận thức” [34, tr. 320]. Về mối quan hệ giữa chủ thể nhận thức và khách thể nhận thức, khách thể nhận thức giữ vai trò quyết định nội dung của nhận thức, nhưng chủ thể nhận thức cũng có tính tích cực trong đi sâu nắm bắt bản chất sự vật.

Trong hệ sinh thái nhân văn, con người và xã hội loài người tham gia vào chu trình sinh học vừa như yếu tố sinh học, vừa như thực thể xã hội. Yếu tố con người trong hệ thống tự nhiên, con người và xã hội có một vai trò quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng, thống nhất giữa tự nhiên và xã hội và cũng là nhân tố có ý thức duy nhất trong cấu trúc của hệ sinh thái nhân văn. Ở

đây, con người đóng vai trò là chủ thể nhận thức. Sự vận động và phát triển của xã hội loài người đã cho chúng ta thấy một thực tế là từ khi con người bằng những hoạt động tự phát của mình tác động vào tự nhiên đã làm biến đổi giới tự nhiên đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng khiến cho môi trường tự nhiên suy kiệt cả về số lượng lẫn chất lượng, kéo theo đó là sự trả thù của tự nhiên mà chính bản thân con người cũng chưa lường hết được. Đó là hậu quả của việc con người đã không tính hết những quy luật tồn tại và phát triển tất yếu của tự nhiên, những quy luật sinh thái học, vẫn chưa nhận thức được rằng “Chúng ta hoàn toàn không thống trị được giới tự nhiên như một kẻ xâm lược đi thống trị một dân tộc khác. Chúng ta nằm trong lòng giới tự nhiên và tất cả sự thống trị của chúng ta đối với giới tự nhiên là ở chỗ chúng ta khác với tất cả các sinh vật khác, chúng ta nhận thức được các quy luật của giới tự nhiên và có thể sử dụng những quy luật đó một cách chính xác”[48, tr. 665]. Việc chưa ý thức được đầy đủ các quy luật tồn tại và phát triển của yếu tố tự nhiên trong chỉnh thể xã hội và tự nhiên chủ yếu là do sự thiếu hiểu biết của con người, do trình độ phát triển của nhận thức còn thấp. Ngoài ra, trong quá trình phát triển, việc con người chỉ chú trọng tới mục đích là thỏa mãn nhu cầu sống ngày càng cao của mình và sự phát triển của xã hội mà không quan tâm đến những hậu quả tiêu cực không lường trước được của môi trường sinh thái cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến những biến đổi môi trường sinh thái hiện nay. Chính vì vậy, vấn đề nhận thức đúng đắn các quy luật vận động và phát triển của tự nhiên, các quy luật sinh thái học để giải quyết mối quan hệ giữa con người và tự nhiên hiện nay đang là một vấn đề lí luận cấp bách. Con người cần phải hướng tới một sự phát triển cân bằng, không chỉ vì lợi ích của con người và xã hội mà còn phải tính đến sự tồn tại và phát triển của tự nhiên, “hướng đến sự tồn tại trong mối quan hệ hài hòa thật sự giữa xã hội và tự nhiên với tư cách là những yếu tố cấu thành của một

hệ thống toàn vẹn” [22, tr. 198]. Để làm được điều đó đòi hỏi con người phải “nhận thức được quy luật của tự nhiên và có thể sử dụng được những quy luật đó một cách chính xác” [48, tr. 665], bởi vì có như vậy, con người mới có thể tác động một cách có ý thức hay điều khiển hoạt động thực tiễn của mình một cách tự giác nhằm hạn chế làm tổn hại tới sự cân bằng trong mối quan hệ giữa con người với tự nhiên.

Như vậy, nhấn mạnh vai trò chủ thể nhận thức của con người trong hệ sinh thái nhân văn thực chất là nhấn mạnh vai trò của con người – nhân tố có ý thức duy nhất trong cấu trúc hệ sinh thái nhân văn cần phải nhận thức được đúng và đầy đủ những quy luật tồn tại và phát triển của tự nhiên, về vị trí và vai trò của con người và xã hội loài người trong trong hệ thống tự nhiên, con người và xã hội, từ đó có những định hướng đúng đắn chỉ đạo cho hoạt động thực tiễn để loài người có thể chung sống tích cực, tự giác và hài hòa với tự nhiên.

1.2.2.2. Con người – chủ thể hoạt động trong hệ sinh thái nhân văn

Con người và con vật trong quá trình sống đều phải hoạt động nhằm thỏa mãn những nhu cầu nào đó của mình. Nhưng nếu như con vật chỉ hoạt động theo bản năng sinh tồn của loài thì con người lại hoạt động một cách có ý thức. Con người sống, hoạt động không phụ thuộc vào những bản năng di truyền có sẵn như động vật mà theo sự phát triển của văn hóa, của tiến bộ lịch sử - xã hội. Đó chính là bản chất xã hội của con người. Mác đã có nhận định rất sâu sắc khi khẳng định rằng: “Có thể phân biệt con người với súc vật, bằng ý thức, bằng tôn giáo, nói chung bằng bất cứ cái gì cũng được. Bản thân con người bắt đầu bằng sự tự phân biệt với súc vật ngay khi con người bắt đầu sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình – đó là một bước tiến do tổ chức cơ thể của con người quy định. Sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình, như thế con người đã gián tiếp sản xuất ra chính đời sống vật chất của mình” [47, tr. 29]. Nếu thế giới loài vật dựa vào những thứ có sẵn từ tự nhiên thì con

người lại thông qua hoạt động thực tiễn của mình để làm phong phú thêm thế giới tự nhiên, tái tạo lại một tự nhiên thứ hai theo mục đích của mình.

Trong hệ sinh thái nhân văn, hoạt động của con người có vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng sinh thái của hệ thống tự nhiên, con người và xã hội. Con người chính là nhân tố xây dựng nên hệ sinh thái nhân văn, mức độ tham gia hoạt động và tác động của con người là cơ sở để đánh giá tính nhân văn của hệ sinh thái nhân văn. Bởi vậy, con người là chủ thể hoạt động trong hệ sinh thái nhân văn. Lịch sử đã chứng minh, bằng hoạt động của mình, con người đã từng bước can thiệp vào tự nhiên, làm biến đổi giới tự nhiên nhằm thỏa mãn các nhu cầu sống, tồn tại và phát triển. Mặc dù chỉ là một bộ phận rất nhỏ trong hệ sinh vật trên trái đất nhưng tác động của con người tới thiên nhiên lại vô vùng to lớn. Cho đến ngày nay, do sự mở rộng ảnh hưởng của con người, số lượng những môi trường tự nhiên chưa chịu ảnh hưởng của con người đang giảm dần với tốc độ nhanh chóng, thay vào đó là các “môi trường nhân tạo” chịu ảnh hưởng, tác động ít nhiều từ con người cũng tăng lên tương ứng. Sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ đã cho loài người những công cụ hữu ích trong công cuộc chinh phục và cải biến giới tự nhiên, cho phép loài người khai thác tài nguyên thiên nhiên tốt hơn và phần nào làm giảm bớt được những rủi ro từ thiên tai. Tuy nhiên, cùng với những tiến bộ đó chúng ta không thể không tính đến những hậu quả của sự biến đổi môi trường luôn luôn song hành với nó. Những vấn đề như gia tăng dân số, phá rừng, khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức, khí thải công nghiệp, những tai biến như tràn dầu hay thậm chí chỉ là những thói quen sinh hoạt hàng ngày của con người cũng đang dần dần từng bước gây ra những thiệt hại to lớn làm mất cân bằng sinh thái, đe dọa đến sự sống của nhiều loài động vật và thực vật.

Những hoạt động can thiệp ngày càng sâu rộng vào tự nhiên của con người tính đến ngày nay phần lớn đều là những hoạt động mang tính tự phát, chưa có sự tính toán đầy đủ trên những quy luật tồn tại và phát triển của tự nhiên. Chính vì vậy, vấn đề đặt ra là con người và xã hội loài người phải làm gì để cải thiện được những vấn đề sinh thái môi trường, hạn chế những tác động tiêu cực lên môi trường sinh thái. Đây là một vấn đề cấp thiết đòi hỏi con người bên cạnh việc phát huy vai trò của chủ thể nhận thức cần phải định hướng được hoạt động của mình cho phù hợp, đảm bảo cân bằng sinh thái của hệ thống tự nhiên, con người và xã hội.

Trước những biến đổi bất lợi của tự nhiên, con người ngày nay đang ngày càng nhận ra được nguyên nhân chủ yếu là do chính bản thân mình, vì vậy con người cũng đã và đang cố gắng để có những hành động tích cực hơn. Cũng nhờ có sự phát triển của khoa học công nghệ con người đã tìm ra một số cách để nhằm hạn chế sự thay đổi của môi trường. Loài người đã biết cách tận dụng các dạng năng lượng tự nhiên mới thay thế cho các năng lượng truyền thống như năng lượng gió, năng lượng mặt trời… điều này góp phần làm hạn chế việc khai thác sử dụng năng lượng cũ, giảm thiểu sự phát thải các chất khí độc hại gây ra hiệu ứng nhà kính. Việc phục hồi dần dần một số diện tích rừng bị thu hẹp trước đây cũng giúp cải thiện một phần môi trường sống… Những biểu hiện trên thể hiện sự cố gắng của con người trong việc bù đắp lại những thiệt hại về môi trường, nhưng nhìn chung sự cố gắng đó vẫn là chưa đủ.

Để có thể phát huy được vai trò chủ thể hoạt động trong hệ sinh thái nhân văn thì con người trên cơ sở nhận thức được các quy luật của tự nhiên con người phải điều khiển một cách có ý thức hoạt động của mình một cách chủ động, tích cực nhằm giảm thiểu tác động lên môi trường. Bản chất của môi trường nói chung là tính thống nhất biện chứng, tính vật chất của các yếu tố trong hệ thống tự nhiên, con người và xã hội, bởi vậy, con người cần tạo ra

một môi trường nhân văn phù hợp với hệ thống đó. Chính trong quá trình tác động vào tự nhiên, con người không những cải biến, phát triển tự nhiên bên ngoài mà còn cải tạo, sáng tạo lại tự nhiên ngay bên trong bản thân mình. Tác giả Vũ Quang Mạnh đã khẳng định: “Con người đã tác động xấu đến môi trường tự nhiên, giờ đây con người cần nắm vững những quy luật của tự nhiên, vận dụng những quy luật đó vào hoạt động thực tiễn: trước hết cần thay đổi nhận thức về mọi phương tiện thuộc lĩnh vực quan hệ gữa con người xã hội và tự nhiên. Từ sự nhận thức đó con người mới hành động thiết thực nhằm bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường sinh thái vì sự sống của con người và sự phát triển của xã hội” [22, tr. 191]. Như vậy, muốn sinh quyển chấp nhận con người và xã hội loài người như một thành viên thật sự của nó thì con người cần phải hoàn thành chức năng tái tạo các nguồn tài nguyên thiên nhiên đã sử dụng. Đây là nhiệm vụ quan trọng nhất trong việc thực hiện chức năng điều khiển một cách có ý thức đối với sinh quyển. Để làm được điều đó con người cần phải biết dựa vào chính sự phát triển của khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới giúp sinh quyển tiếp tục phát triển, hoàn thiện và chuyển dần sang một trạng thái mới về chất – Trí tuệ quyển – một giai đoạn phát triển mới của sinh quyển, một môi trường sống mới được điều khiển bởi hoạt động có ý thức của con người.

1.2.2.3. Con người – chủ thể giáo dục ý thức sinh thái nhân văn

Không chỉ có vai trò là chủ thể nhận thức và chủ thể hoạt động trong hệ sinh thái nhân văn, con người còn đóng vai trò là chủ thể giáo dục ý thức sinh thái nhân văn. Con người là một thực thể sinh vật – xã hội, hoạt động sống của con người không chỉ theo những bản năng di truyền có sẵn như các động vật thông thường mà chủ yếu theo sự phát triển của văn hóa, của tiến bộ lịch sử – xã hội. Khác con vật, con người ngoài những gì được di truyền còn được kế thừa về mặt xã hội bằng con đường giáo dục. Hoạt động giáo dục

là một bộ phận của đời sống xã hội. Từ khi xã hội loài người xuất hiện, các thế hệ loài người đã gắn bó kết hợp với nhau trong tất cả các lĩnh vực hoạt động sáng tạo, thông qua giáo dục, kinh nghiệm, những thành tựu văn hóa của xã hội loài người từ thế hệ này được chuyển giao đến thế hệ khác, từ thế hệ trước đến thế hệ sau.

Trong quan hệ giữa con người và tự nhiên, hoạt động giáo dục môi trường đóng vai trò quan trọng. Giáo dục môi trường là một quá trình thông qua các hoạt động giáo dục chính quy và không chính quy nhằm giúp con người có được sự hiểu biết, kỹ năng và giá trị tạo điều kiện cho họ tham gia vào phát triển một xã hội bền vững về sinh thái. Mục đích của giáo dục môi trường nhằm vận dụng những kiến thức và kỹ năng vào gìn giữ, bảo tồn, sử dụng môi trường theo cách thức bền vững cho cả thế hệ hiện tại và tương lai. Nó cũng bao hàm cả việc học tập cách sử dụng những công nghệ mới nhằm tăng sản lượng và tránh những thảm hoạ môi trường, xoá nghèo đói, tận dụng các cơ hội và đưa ra những quyết định khôn khéo trong sử dụng tài nguyên. Giáo dục môi trường còn bao hàm cả việc đạt được những kỹ năng, có những động lực và cam kết hành động, dù với tư cách cá nhân hay tập thể, để giải quyết những vấn đề môi trường hiện tại và phòng ngừa những vấn đề mới nảy sinh.

Giáo dục môi trường là trách nhiệm của mọi cá nhân và cộng đồng trong xã hội. Trong phạm vi luận văn này, tác giả nhấn mạnh vai trò chủ thể giáo dục ý thức sinh thái nhân văn của con người trong hệ sinh thái nhân văn nhằm hướng tới vấn đề xây dựng ý thức sinh thái nhân văn trên phạm vi toàn xã hội để mỗi người sẽ hiểu được đúng vị trí và vai trò của mình trong hệ sinh thái, trên cơ sở tri thức, kỹ năng và thái độ tham gia có hiệu quả và có trách nhiệm trong vấn đề bảo vệ hệ sinh thái – môi trường tự nhiên của sự tồn tại xã hội.

Ý thức sinh thái có thể coi là “sự nhận thức một cách tự giác của con người về mối quan hệ giữa con người, xã hội và tự nhiên và các phương thức

điều khiển một cách có ý thức mối quan hệ đó nhằm đảm bảo sự hài hòa thật

Một phần của tài liệu Tính chủ thể của con người trong phát triển bền vững hệ sinh thái nhân văn ở vùng đô thị mới đan phượng, thành phố hà nội (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w