Tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Phát triển và phát huy tiềm lực của các DNVVN trên địa bàn tỉnh Bình Định (Trang 31)

- Trình độ tay nghề của lao động và đội ngũ quản lý thấp.

1.3.2.2. Tỉnh Bắc Ninh

Cũng như nhiều địa phương khác, DNVVN ở Bắc Ninh chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng số DN của tỉnh, gần 97% số DN và Công ty tư nhân, 93% DNNN địa phương, 100% HTX... thuộc loại DNVVN và có mặt trong nhiều ngành, nghề khác nhau. Vai trò của các DNVVN thể hiện trên các mặt:

+ Tạo thêm nhiều việc cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp, trên cơ sở đó góp phần tăng thu nhập dân cư, đa dạng hóa các nguồn thu nhập.

+ Thu hút vốn vào SXKD: Theo số liệu của tỉnh, vốn đầu tư của các DNVVN ngoài quốc doanh và đầu tư của dân cư năm 1999 chiếm 58,2% tổng số vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh.

+ Các DNVVN đóng góp không nhỏ vào GDP, tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Chỉ tính riêng trong công nghiệp, các DNVVN chiếm trên 40% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh. Các cơ sở sản xuất trong các làng nghề của tỉnh hàng năm đã tạo ra của cải trị giá trên 200 tỷ đồng.

+ Các DNVVN góp phần làm cho nền kinh tế năng động và hiệu quả, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của thị trường.

Trên cơ sở nhận thức đúng vai trò của các DNVVN trong nền kinh tế của tỉnh, trong những năm qua, các cấp chính quyền từ tỉnh đến các huyện, xã đã có nhiều nỗ lực nhằm tạo điều kiện cho các DN nói chung, đặc biệt là các DNVVN khắc phục khó khăn và phát triển. Những nỗ lực đó thể hiện trên nhiều mặt:

+ Trên cơ sở các luật và chính sách có liên quan đến hoạt động của các DN nói chung, DNVVN nói riêng được ban hành từ Trung ương như chính sách đất đai, chính sách vốn - tín dụng, chính sách thuế, chính sách đào tạo,... các cơ quan chức năng của tỉnh đã triển khai thực hiện tốt, tạo ra điều kiện, cơ hội thuận lợi nhất cho các DN phát triển như tạo điều kiện để các DN tiếp cận dễ dàng hơn với nguồn vốn, đất đai, mặt bằng sản

xuất như cấp đất và cho thuê đất một cách thuận lợi cho các DN, xây dựng các khu công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xây dựng các khu tập trung cho các làng nghề, thực hiện cơ chế giá cả đền bù và cho thuê đất tương đối thông thoáng, chẳng hạn thực hiện phương châm "đền bù thì áp dụng giá cao, cho thuê thì áp dụng giá tối thiểu"; hỗ trợ về vốn cho các DN dưới nhiều hình thức trong đó chú ý tới vấn đề tích tụ và tập trung vốn cho DN;…

+ Đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ DNVVN của Hội đồng liên minh HTX: hình thành trung tâm tư vấn cung cấp thông tin và dịch vụ tư vấn cho các DN, đào tạo nghề cho các DN, tổ chức hội thảo, tổ chức các đoàn đi nghiên cứu kinh nghiệm và tìm thị trường...

Bên cạnh những thuận lợi, những kết quả đạt được, trong quá trình phát triển các DNVVN còn gặp phải nhiều khó khăn trở ngại. Ngoài những khó khăn, trở ngại từ phía bản thân, các DNVVN còn gặp phải khó khăn, trở ngại từ phía môi trường, từ phía các cơ quan nhà nước như chưa thật sự bình đẳng giữa các DN; việc cung cấp thông tin cho các DNVVN chưa được chú trọng; việc quy hoạch các khu công nghiệp chưa tính đến vấn đề môi trường trong dài hạn nên có thể xảy ra tình trạng ô nhiễm; việc định hướng, hướng dẫn các DN của một số cơ quan chức năng còn lúng túng và còn yếu; sự hỗ trợ cho các DNVVN từ phía các cấp chính quyền có lúc, có nơi còn chưa được chú trọng đúng mức; sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý chưa ăn khớp;... Do đó, để thúc đẩy phát triển DNVVN tỉnh Bắc Ninh, các cấp chính quyền, các sở, ban, ngành của tỉnh đã quán triệt Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) tiếp tục đổi mới chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các DNVVN phát triển.

Chương 2

thực trạng doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh quảng ngãi

Một phần của tài liệu Phát triển và phát huy tiềm lực của các DNVVN trên địa bàn tỉnh Bình Định (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)