Về chính sách vốn tín dụng.

Một phần của tài liệu Phát triển và phát huy tiềm lực của các DNVVN trên địa bàn tỉnh Bình Định (Trang 92)

Vốn là tiền đề cho đầu tư phát triển sản xuất, đổi mới công nghệ, đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động và chủ DN... Song qua phần thực trạng chúng ta đều thấy quy mô vốn của các DNVVN ở địa bàn Quảng Ngãi là quá thấp. Chính vì lẽ đó mà sự hoạt động của các DNVVN hiện nay còn vướng phải nhiều khó khăn. Vì thế, đổi mới chính sách vốn - tín dụng nhằm tạo lập một môi trường thuận lợi giúp cho các DNVVN có thể tiếp cận các nguồn vốn thuận lợi là vấn đề cần thiết và cấp bách. Các giải pháp cụ thể cần được tỉnh quan tâm và thực hiện là:

Một là, cần phải tạo ra một sân chơi bình đẳng về tín dụng đối với các DN thuộc

các thành phần kinh tế, để tất cả các DN đều tuân thủ những thể lệ tín dụng như nhau, được hưởng những ưu đãi và điều kiện tín dụng của Nhà nước như nhau. Đối với Ngân hàng vấn đề quan trọng phải là sự tin cậy về khả năng trả nợ của người đi vay chứ không phải là quyền sở hữu hoặc "địa vị pháp lý" của người đi vay. Muốn vậy cần phải có giải pháp từ cả ba phía:

+ Về phía các DNVVN:

Các DN cần xây dựng được các phương án SXKD mang tính khả thi làm cơ sở vay vốn.

+ Về phía các Ngân hàng:

Để tạo điều kiện cho các DNVVN tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng thuận lợi cũng như trợ giúp cho các DN đang gặp khó khăn vượt lên phát triển sản xuất, bằng cách xem xét từng trường hợp cụ thể của DN. Cải tiến hơn nữa để đơn giản các thủ tục vay vốn cho phù hợp với từng loại hình DN, tăng số lượng tiền vay và thời hạn vay cho phù hợp với yêu cầu SXKD của từng loại DN, nghiên cứu giảm lãi suất ngân hàng xuống mức cần thiết cho từng loại hình DN, giúp DN làm ăn hiệu quả. Ngân hàng cần tham gia tích cực hơn trong việc hỗ trợ tư vấn, lập dự án, thẩm định dự án khả thi để cho vay đối với các DNVVN. Hình thành hệ thống tín dụng thương mại rộng khắp đến các vùng kinh tế của tỉnh.

+ Về phía UBND tỉnh:

Sớm thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng DNVVN của tỉnh theo tinh thần hướng dẫn tại Nghị định 90/2001/NĐ-CP để bảo lãnh cho các DN này khi họ không đủ tài sản thế chấp, cầm cố vay vốn của các tổ chức tín dụng, tháo gỡ một phần khó khăn của DNVVN về thiếu vốn kinh doanh.

Phối hợp với các cấp chính quyền, các cơ quan hữu quan mở các lớp bồi dưỡng chủ DN để nâng cao năng lực sử dụng vốn, tăng khả năng lập dự án, nhằm tăng hiệu quả và giảm thiểu mức rủi ro trong việc vay vốn.

Hai là, phải có các biện pháp cụ thể để xử lý nợ nần dây dưa giữa các DN nhằm

lành mạnh hóa môi trường tài chính, phải có những biện pháp cụ thể trong việc xử lý thế chấp và giải thể,... tạo điều kiện cho các Ngân hàng thu hồi vốn.

Ba là, nên thành lập "Quỹ hỗ trợ và phát triển DNVVN" ở cấp tỉnh, huyện, để giúp cho DNVVN vượt qua khó khăn về vốn. Quỹ này có thể sử dụng theo những mục tiêu khác như cho vay, hỗ trợ về lãi suất hoặc bảo lãnh. Ngoài chức năng tài chính quỹ này còn có thể hỗ trợ cho các nhà cung cấp dịch vụ trong việc tổ chức các khóa đào tạo, tư vấn...

Bốn là, thúc đẩy sự liên kết, hợp tác giữa các DN, đặc biệt là trong các làng nghề, khắc phục tình trạng có DN thừa vốn, nhưng bên cạnh có các DN trong cùng làng nghề lại

thiếu vốn. Mở rộng hình thức tổ chức tiết kiệm và cho vay vốn ở nông thôn để giúp nhau tạo lập cơ sở sản xuất, mở rộng phát triển kinh tế.

Một phần của tài liệu Phát triển và phát huy tiềm lực của các DNVVN trên địa bàn tỉnh Bình Định (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)