Tác động của chính sách khoán hộ đến phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu Chính sách khoán hộ trong nông nghiệp tỉnh vĩnh phúc năm (1966 1968) (Trang 50)

2.3.1.1. Tác động đến nông nghiệp

Việc thực hiện triển khai Nghị quyết 68 của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã đạt được những thành tựu đáng kể trong sản xuất nông nghiệp.

Mặc dù chiến tranh ác liệt, nhưng có khoán hộ nên sản xuất nông nghiệp ở Vĩnh Phúc năm 1967 vẫn thu được thắng lợi đáng kể. Những điển hình năng suất cao hiện nay ngày càng nhiều. Năm 1965 là năm được mùa mới có 15 xã, 84 hợp tác xã và một huyện đạt năng suất trên 5 tấn thóc/ha cả năm thì năm 1967, tuy chiến tranh ác liệt, hạn hán kéo dài, toàn tỉnh có tới 2 huyện, 46 xã và 160 hợp tác xã ( bằng hơn 70% số hợp tác xã) đạt năng suất bình quân từ 5 tấn đến trên 7 tấn/ha. Trong đó có 7 xã, 23 hợp tác xã đạt trên 6 tấn, 4 hợp tác xã đạt trên 7 tấn/ha. Đạt cao nhất như Vĩnh Tường 5.306 kg/ha bình quân toàn huyện, Yên Lạc đạt bình quân 5.005 kg/ha. Các hợp tác xã thôn Thượng, Phù Lập, Cao Bình, thôn Trung đạt từ 7.027 kg đến 7.222 kg/ha cả năm. Đặc biệt là, có những hợp tác xã ở vùng bán sơn địa cũng đạt năng suất cao như ở Phù Liễu trên 6 tấn, Quế Trạo trên 5,9 tấn…Do có nhiều

hợp tác xã đạt năng suất cao như vậy, nên tổng sản lượng quy thóc năm 1967 đạt 222.000 tấn, tăng hơn năm 1996 hơn 4.000 tấn.

Chăn nuôi cũng có bước tiến khá vững chắc, nhất là đàn lợn tăng nhanh kỷ lục. Trong khi đàn lợ của các tỉnh giảm thì đàn lợn của tỉnh tiếp tục tăng. Tổng đàn lợn có 307.000 con,tăng 20% so với năm 1996 và 38% so với năm 1965. Trong đó lợn tập thể hợp tác xã nuôi là 99.737 con, có 16 hợp tác xã chăn nuôi từ 500 con lợn trở nên. Đáng chú ý là chăn nuôi phát triển cả ba hình thức: hợp tác xã, đội sản xuất và hộ gia đình xã viên.

Đàn trâu có 46.958 con, so kế hoạch đạt 95,8% so với năm 1966 bằng 101,9%. Đàn bò có 32.418 con, so kế hoạch đạt 92,6% so với năm 1966 bằng 97,3%. Tổng số trâu, bò cày có 55.602 con [6, tr.363].

Nghề cá cũng có những tiến bộ đáng kể. Đến năm 1967, toàn tỉnh đã có 90% số hợp tác xã có ao nuôi thả cá, diện tích nuôi cá tăng 20% so với năm 1966 [6, tr.364]. Trong đó Vĩnh Tường là cơ sở nuôi cá phát triển đều và mạnh nhất, có 25 triệu con cá giống.

Sau khi hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ hợp nhất thành tỉnh Vĩnh Phú, Tỉnh Ủy vẫn dựa vào Nghị quết 68 làm thí điểm ở một số hợp tác để rút kinh nghiệm chỉ đạo toàn diện. Hợp tác xã thôn Thượng, xã Tuân Chính, huyện Vĩnh Tường đã được chọn làm một trong nhiều hợp tác xã thí điểm của tỉnh. Các hợp tác xã ở Đại Đồng, huyện Vĩnh Tường được chọn làm thí điểm về khoán sản phẩm cho hộ từ năm 1966. Hợp tác xã Đồng Xuân, xã Xuân Hòa, huyện Lập Thạch đã được nhiều địa phương trong tỉnh đến học tập kinh nghiệm.

Tổng kết công tác chỉ đạo ngành nông nghiệp năm 1967, Tỉnh ủy kết luận: “Nhìn lại một năm thực hiện công tác tổ chức lao độngtrong khu vực nông nghiệp đã có những chuyển biến tốt. 75% số hợp tác xã đã thực hiện khoán nhóm, khoán hộ, khoán lao động, khoán được một số khâu dài ngày” và “thắng lợi năm qua có một ý nghĩa lớn là trong điều kiện địch đánh phá

vào một số vùng ác liệt hơn so với các năm, nhưng chúng ta vẫn có nhiều điển hình thâm canh tốt và phát triển đều hơn, rộng hơn. Thắng lợi đó cũng đã tạo cho nền nông nghiệp tỉnh ta thế đi lên nhằm khắc phục dần sự mất cân đối giữa trồng trọt và chăn nuôi. Từ đó cũng có thể khẳng định: Khả năng phát triển nông nghiệp còn nhiều nếu chúng ta có quyết tâm cao thì dù tình huống nào tỉnh ta vẫn có thể phát triển nông nghiệp toàn diện, mạnh mẽ và vững chắc” [6, tr.364-365].

Như vậy, chính sách khoán hộ ở Vĩnh Phúc được thực hiện từ năm 1966 đến năm 1968 đã có tác động rất lớn tới nền kinh tế nông nghiệp. Năng suất ngày càng tăng đáp ứng được nhu cầu của nhân dân về lương thực, thực phẩm đồng thời đáp ứng được tình hình vừa sản xuất vừa chiến đấu, góp phần chi viện cho miền Nam. Ở một khía cạnh nào đó, chính sách khoán hộ đã có nhiều điểm mới trong việc đổi mới tư duy quản lý lao động hợp tác xã nông nghiệp lúc đó và sau này.

2.3.1.2. Tác động đến công nghiệp

Do tỉnh Vĩnh Phúc sản xuất nông nghiệp là chủ yếu nên công nghiệp rất nhỏ bé. Đến năm 1967, do nhu cầu nhiều mặt, tỉnh chỉ đạo xây dựng các xí nghiệp cơ khí cấp huyện và một số cơ sở chế biến nông sản, thực phẩm. Toàn tỉnh có 12 xí nghiệp lớn nhỏ được xây dựng và đưa vào sản xuất như xí nghiệp giấy, than bùn, cơ khí huyện Lập Thạch, Yên Lạc và xí nghiệp làm bát sứ, xẻ gỗ, sửa chữa máy kéo… Đến cuối năm 1967, ngành cơ khí Vĩnh Phúc có hệ thống từ tỉnh đến huyện và 200 xưởng cơ khí nhỏ ở các xã.

Kinh tế nông nghiệp và công nghiệp luôn có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, cùng giúp nhau phát triển. Từ những thành công của chính sách khoán hộ đạt được trong nông nghiệp, Vĩnh Phúc cũng đã áp dụng vào sản xuất công nghiệp nhằm đưa chính sách khoán hộ thực hiện sâu rộng trong các ngành, nghề. Mặc dù, còn gặp nhiều khó khăn nhưng ngành công nghiệp tỉnh

đã cố gắng khôi phục và sửa chữa máy móc, thiết bị, tăng cường quản lý, nâng cao ngày công, giờ công theo quy định.

Hợp tác xã Hòa Loan, huyện Vĩnh Tường đã tăng cường sử dụng công cụ cải tiến, đưa cơ khí nhỏ vào sản xuất. Hợp tác xã sử dụng 368 công cụ các loại trong đó có 14 công cụ thuộc loại cơ khí nhỏ làm cho năng suất lao động cao, chỉ tính riêng khâu làm đất ngô bằng trục lăn đất mỗi vụ đã giảm 7.000 công so với dùng vồ đập.

Tính đến năm 1967, việc quản lý ngày công, giờ công trong công nghiệp địa phương nhìn chung vẫn còn thiếu chặt chẽ. Số công nghỉ tự do của hầu hết các xí nghiệp đều vượt xa so với định mức cho phép, năng suất bình quân của công nhân chỉ đạt 96% kế hoạch. Số ngày công tháng theo báo cáo của một số công ty quản lý công nghiệp chỉ đạt 16 ngày [15, tr.5].

Đến năm 1968, công tác quản lý lao động trong ngành công nghiệp đã có nhiều tiến bộ, ngày công, giờ công, năng suất lao động của nhiều xí nghiệp đều tăng. Ngày công sản xuất bình quân toàn ngành đạt 19 ngày/ tháng. Năng suất lao động bình quân chung cả công nhân, viên chức các ngành công nghiệp đạt 3.800 đồng/năm.

Việc quản lý sử dụng lao động trong công nghiệp ngày càng tiến bộ. Các phong trào thi đua yêu nước được phát động liên tục, các cuộc vận động theo diễn kỹ thuật, thi thợ giỏi được triển khai ở các xí nghiệp quốc doanh và hợp tác xã thủ công. Ngày công, năng suất lao động, chất lượng sản phẩm đều tăng, giá thành một số sản phẩm bắt đầu giảm. Ngày công toàn ngành công nghiệp đạt 20 ngày/tháng, trong đó ngành hóa chất đạt 22 ngày/tháng, vật liệu xây dựng đạt 19 ngày/tháng, chế biến thực phẩm 20 ngày/tháng [16, tr.8].

Với chính sách khoán hộ về từng xí nghiệp, nhà máy, hợp tác xã và các đội sản xuất, tỉ trọng công nghiệp địa phương và Trung ương đã tăng mạnh. Tổng sản lượng công nghiệp toàn tỉnh năm 1966 đạt 82% kế hoạch, năm 1967

đạt 95% kế hoạch. Tỉ trọng công nghiệp quốc doanh chiếm 51%. Tốc độ tăng của công nghiệp quốc doanh đạt 14% so với những năm trước. Ngành công nghiệp địa phương đã phục vụ đắc lực cho sản xuất nông nghiệp. Đánh giá vai trò của ngành công nghiệp địa phương, Tỉnh ủy khắng định: “Nền công nghiệp địa phương kết hợp với công nghiệp lớn của Trung ương đóng trên lãnh thổ, tuy chưa phải hoàn toàn quyết định đối với toàn bộ nền kinh tế trong tỉnh, nhưng tác dụng của nó rất lớn, triển vọng của nó rất rộng, nó đã thực sự là niềm tin, niềm hi vọng đối với quần chúng nhân dân, biếm mơ ước máy móc thay cho sức người thưở nào đang trở thành hiện thực và do đó củng cố hơn nữa truyền thống đoàn kết công nông; đó cũng là bước phát triển mới”

[1, tr.397-398].

Một phần của tài liệu Chính sách khoán hộ trong nông nghiệp tỉnh vĩnh phúc năm (1966 1968) (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)