SỰ RA ĐỜI CHÍNH SÁCH KHOÁN HỘ

Một phần của tài liệu Chính sách khoán hộ trong nông nghiệp tỉnh vĩnh phúc năm (1966 1968) (Trang 30)

2.1.1. Tiểu sử Kim Ngọc

Đồng chí Kim Ngọc (tên thật là Kim Văn Nguộc), sinh ngày 10 tháng 10 năm 1917, trong một gia đình nông dân nghèo tại thôn Đại Nội, xã Bình Định, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. Ông sớm tham gia các hoạt động yêu nước cách mạng. Bằng con đường chủ động học tập nâng cao trình độ, nhiều trải nghiệm thực tiễn hoạt động cách mạng trên những cương vị công tác khác nhau, đồng chí Kim Ngọc luôn thể hiện: “Tư chất của người lãnh đạo năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, dám bảo lưu ý kiến, dám chịu trách nhiệm tới cùng trong những quyết sách vì nước, vì dân gắn bó lý luận với thực tiễn… Đồng chí Kim Ngọc là hiện thân của tấm gương sáng về hết lòng ủng hộ cái mới cái tiến bộ, của tinh thần không ngừng đổi mới tư duy – một phẩm chất cao quý của người cộng sản chân chính hết lòng hết sức vì Đảng, vì tự do hạnh phúc của nhân dân lao động” [14, tr.3].

Từ cuối năm 1939 đến tháng 5 năm 1950, ông tham gia hoạt động cách mạng ở tỉnh Vĩnh Yên; Vĩnh Phúc; Tuyên Quang; Phú Thọ và giữ các chức vụ Tỉnh ủy viên Tỉnh ủy Vĩnh Yên, Bí thư huyện ủy Bình Xuyên và Tam Dương. Từ tháng 6 năm 1950 đến tháng 10 năm 1950 là thường vụ Thường trực Tỉnh ủy Vĩnh Phúc. Từ tháng 11 năm 1950 đến tháng 2 năm 1952 là thường vụ Thường trực Tỉnh ủy Bắc Giang. Từ tháng 3 năm 1952 đến tháng 10 năm 1955 là Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc. Từ tháng 10 năm 1955 đến cuối năm 1958 là Khu ủy viên Khu ủy Việt Bắc, Phó Chính ủy Bộ tư lệnh Quân khu Việt Bắc, Cục phó Cục Động viên và Dân quân, Chính ủy Cục Nông binh

thuộc Bộ Quốc Phòng. Từ tháng 1 năm 1959 đến tháng 1 năm 1968 là Bí thư tỉnh ủy Vĩnh Phúc, từ tháng 2 năm 1968 đến tháng 5 năm 1977 là Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phú.

Cả cuộc đời hoạt động cách mạng từ năm 1939-1977, ông Kim Ngọc luôn gắn bó với đồng ruộng với cuộc sống của nhân dân. Theo hồi ký của ông Nguyễn Thành Tô, thư ký riêng của ông Kim Ngọc kể lại: “Có lần, ông Kim Ngọc đến một hợp tác xã, lúc bà con đang cấy vụ chiêm. Trời rét căm căm nhưng ông Kim Ngọc không vào trụ sở hợp tác xã mà đi ra thẳng ra đồng muốn thấy tận mắt xã viên làm việc như thế nào, sau đó mới vào làm việc với ban quản trị hợp tác xã”.

Nhiều lần đi kiểm tra đồng ruộng, Kim Ngọc quan sát xã viên lao động, làm cho hợp tác xã thấy: buổi sáng họ chờ nhau tụ tập ở sânđình, gốc đa, giếng nước hay kho hợp tác xã thật đông đủ, chờ đến 10 giờ họ rủ nhau về. Sau nhiều lần đi thực tế và chứng kiến xã viên làm nông nghiệp, ông Kim Ngọc luôn suy nghĩ, trăn trở: “Nông dân chúng ta nổi tiếng là cần cù… Vì sao họ lại lười biếng và làm ăn cẩu thả như vậy?” và ông hiểu ra rằng: “Họ không coi ruộng đất của hợp tác xã là của mình” (theo lời kể của ông Nguyễn Thành Tô).

Trong lần đi công tác ở huyện Kim Anh, Kim Ngọc lội xuống ruộng của hợp tác xã để kiểm tra nông dân làm cỏ như thế nào. Lội xuống ruộng mới biết thì ra họ chỉ làm cỏ ở xung quanh bờ, còn đi vào giữa ruộng chỉ có cỏ mọc. Đứng trước tình hình như vậy, ông Kim Ngọc đã tìm ra cách giải quết đúng đắn: “Hộ nông dân là chủ thể của đơn vị sản xuất nông nghiệp. Muốn thế phải để cho nông dân làm chủ mảnh đất của mình, được chủ động trong kế hoạch sản xuất” [14, tr.50]. Vì vậy, ông đã chỉ đạo cho các cơ quan chức năng, Ban công tác nông thôn soạn thảo một Nghị quyết về quản lý lao động trong nông nghiệp của tỉnh.

2.1.2. Sự ra đời và nội dung của chính sách khoán hộ

Với quyết tâm làm chuyển biến tình hình sản xuất nông nghiệp của tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy giao cho Ban công tác nông thôn soạn thảo một nghị quyết về quản lý lao động (vốn là một trong ba vấn đề lớn đã được tổng kết trong cuộc vận động cải tiến quản lý hợp tác xã nông nghiệp).

Sau khi soạn thảo xong, Ban Thường vụ xem xét và nhận thấy bản dự thảo nghị quyết đi đúng hướng nhưng còn thiếu tính thuyết phục, bởi vậy nghị quyết dự thảo chưa được thông qua. Ban Thường vụ Tỉnh ủy giao cho Ban nông nghiệp thực hiện hai nhiệm vụ: một là, tiến hành khảo sát toàn diện về lao động nông nghiệp hiện nay; hai là, phải tiến hành làm thí điếm về cách khoán mới ở một hợp tác xã nào đó trong tỉnh.

Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy, Ban nông nghiệp tỉnh một mặt tổ chức khảo sát về tình hình lao động, mặt khác tổ chức một tổ công tác gồm cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật về hợp tác xã thôn Thượng (Tuân Chính – Vĩnh Tường) để làm thí điểm về khoán cây lúa (hợp tác xã thôn Thượng là một hợp tác xã có truyền thống thâm canh giỏi nên năng suất lúa rất cao. Năm 1965, bình quân đạt 6500kg/ha, vụ đông xuân 1965 – 1966, hợp tác xã thôn Thượng vẫn giữ được lá cờ đầu, tuy năng suất có giảm sút, nhưng kết quả vẫn đạt 5966kg/ha) [1, tr.385].

Tại thôn Thượng, sau khi tiến hành xong các bước giao khoán công việc cho nhóm, cho lao động và cho hộ thực hiện trong vụ mùa năm 1966, từ ngày 3 đến ngày 7 - 9 - 1966, Tỉnh ủy Vĩnh Phúc họp thông qua nghị quyết quan trọng về nội dung quản lý lao động trong hợp tác xã nông nghiệp, đó là Nghị quyết số 68-NQ/TU ngày 10 - 9 - 1966 “Về một số vấn đề quản lý lao động trong hợp tác xã hiện nay”.

Nghị quyết 68-NQ/TU đề cập vấn đề lao động, vì “Lao động là một trong ba điều kiện cơ bản để tiến hành sản xuất, là vốn quý không thể thiếu

được. Điều kiện quyết định cơ bản nhất để tăng năng suất lao động là con người lao động có kỹ năng, sự dụng được thành thạo công cụ sản xuất tiên tiến, có giác ngộ cách mạng, làm việc với thái độ lao động mới là: lòng yêu nước nồng nàn, chí căm thù giăc Mỹ xâm lược sâu sắc, vì đời sống, vì tập thể xã hội chủ nghĩa, có tinh thần chủ động khắc phục thiên nhiên” [1, tr.385-386]. Nghị quyết có lý luận sắc sảo, đã nhận định được con người là yếu tố quyết định thắng lợi của tiến trình sản xuất, nếu được tin cậy, được giao quyền tự chủ sáng tạo.

Phần thứ nhất của nghị quyết tập trung nêu rõ tình hình lao động trong thời gian qua. Phần thứ hai – phần trọng tâm của Nghị quyết, sau khi nêu hai nhiệm vụ chung: “Phải tạo mọi điều kiện huy động, sự dụng được hết và tốt mọi khả năng lao động hiện có và phải dùng mọi biện pháp để tăng năng suất lao động trong nông nghiệp, đảm bảo nhiệm vụ trung tâm chính trị là sản xuất và chiến đấu” [6, tr.355]. Nghị quyết nêu lên 6 nhiệm vụ cụ thể, trước mắt về quản lý lao động của các hợp tác xã, các cấp, các ngành trong hai năm 1966 – 1967 là:

Ra sức mở rộng kinh doanh toàn diện, phát triển nhiều ngành nghề trong hợp tác xã để tận dụng được hết mọi khả năng lao động, phát triển sản xuất, tăng thu nhập, tăng tích lũy, nâng cao đời sống xã viên.

Lao động nông thôn có nhiều loại: trong, ngoài tuổi quy định, trẻ, khoe, nam, nữ, lao động cố nghề chuyên môn, có kỹ năng… Muốn huy động được mọi nguồn lao động và sự dụng tốt mọi khả năng lao động hiện có, phương hướng tốt nhất và tích cực nhất là phát triển nông nghiệp toàn diện. Trong hợp tác xã có hai ngành sản xuất chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi, chăn nuôi phát triển chưa cân đối với trồng trọt, lao động còn tập trung nhiều vào trồng trọt, các ngành nghề khác chưa được phát triển đúng mức, chưa thu hút nhiều lao động.

Dựa theo chính sách sản xuất mới, tích cực trong cải tiến quản lý hợp tác xã, các hợp tác xã tùy theo đặc điểm từng vùng, từng địa phương, phát triển mở rộng ngành nghề gì là tùy theo yêu cầu cần thiết của hợp tác xã:

“Theo yêu cầu sản xuất, đời sống của hợp tác xã, theo nguồn nhân lực tự có, nghề nghiệp đã có, theo nguồn nguyên liệu sẵn có của hợp tác xã tự túc để phục vụ đời sống, phục vụ sản xuất và chiến đấu” [13, tr.5].

Trong ngành trồng trọt phải mở rộng tăng vụ mùa, giảm xen canh, gối vụ cây trồng để điều hòa sức lao động, thu hút hết khả năng lao động thừa tương đối, phân bố đều lao động ra các vụ. Lao động trong trồng trọt phải được điều chỉnh, ổn định để sản xuất, có lao động trẻ, khỏe, nam, nữ, người có kinh nghiệm sản xuất. Lao động trong trồng trọt đa số là nữ, chiếm vai trò chủ yếu, quyết định, muốn phát huy hết khả năng của lao động nữ phải có nhận thức đúng đắn, toàn diện, muốn giải phóng sức lao động nữ khỏi ràng buộc, phụ thuộc vào gia đình, con cái… tham gia được nhiều ngày công lao động cho hợp tác xã, làm được nghiều công công việc cho xã hội, phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền, tập trung tổ chức xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo, thực hiện ba gửi: gửi con, gửi chợ, gửi gạo nấu ăn chung ngày mùa, thực hiện sinh đẻ có kế hoạch, giải quyết tốt vấn đề sử dụng lao động nữ, đảm bảo tăng năng suất trong nghiệp.

Trong ngành chăn nuôi lợn tập thể, số lao động phải được tăng thêm lao động nữ, trẻ, khỏe, đi đôi với mở rộng diện tích trồng thức ăn gia súc.

Trong ngành trồng rau, chế biến nông sản phẩm phải thu hút nhiều lao động nữ, lao động ngoài tuổi, học sinh nghỉ hè.

Trong các ngành nghề khác cần lao động trẻ, khỏe thì cần phải bổ sung lao động nữ. Ở ngành nào cũng cần một số người có kỹ thuật, có khả năng chuyên môn, để kèm cặp người mới để lao động có tay nghề ngày càng nhiều.

Kiên quyết thực hiện bằng được đúng và tốt chế độ ba khoán, khoán việc cho nhóm, cho lao động và cho hộ bảo đảm sự dụng hợp lý sức lao động và tăng năng suất lao động.

Tích cực cải tiến công cụ sản xuất, trang bị cơ khí nhỏ nhằm không ngừng xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, sự dụng hợp lý, tiết kiệm sức lao động và tăng năng suất lao động trong nông nghiệp.

Dựa vào tổ chức quản lý hóa sản xuất để sự dụng hợp lý sức lao động và tăng năng suất lao động là chưa đủ, yếu tố cơ bản, then chốt tác động trực tiếp đến năng suất lao động trước mắt và lâu dài là cải tiến công cụ sản xuất. muốn tăng năng suất lao động nhất thiết phải cải tiến công cụ lao động, đưa từ công cụ thô sơ, lạc hậu tiến lên công cụ cải tiến.

Trước nhiệm vụ sản xuất, chiến đấu hết sức nặng nề, khẩn trương cấp bách, lao động rút khỏi nông nghiệp ngày càng nhiều. Vấn đề thay thế sức lao động con người bằng công cụ sản xuất được cải tiến cơ khí sẽ làm cho sức lao động của xã viên về hiệu suất công tác, năng suất lao động tăng gấp đôi, làm giảm bớt hao phí lao động nặng nhọc, vất vả của con người.

Cải tiến công cụ lao động phụ thuộc vào yêu cầu sản xuất và đặc trưng riêng của từng hợp tác xã nhưng nói chung nhiệm vụ đẩy mạnh cải tiến một số công cụ ở khâu vận chuyển, chăm sóc, làm đất, tuốt lúa, chế biến thức ăn. Phấn đấu, đảm bảo cho mỗi hộ hoặc hai hộ lao động có một xe ba gác vận để giải phóng sức lao động của con người. Ở những ruộng đất sử dụng được cào cỏ cải tiến đảm bảo mỗi hécta gieo cấy có một chiếc, đất làm màu dùng con lăn đất bãng xi măng, gỗ, thanh toán vồ đập tay.

Nghị quyết đã khẳng định phải học tập tinh thần kiên quyết, mạnh dạn áp dụng công cụ cải tiến, áp dụng cơ khí nhỏ được nhiều, nhanh vào các khâu sản xuất, vào nhiều việc để giải phóng lao động trong trồng trọt.

Một số huyện, xã, hợp tác xã ở Bình Xuyên, Tam Dương thường nói thiếu lao động nhưng công cụ cải tiến còn rất ít. Mọi công việc thường phải huy động toàn bộ sức lao động của con người. Chính vì vậy phải thực hiện một bước cuộc cách mạng kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, thực hiện đường lối phát triển sản xuất nông nghiệp của Đảng là tứ hóa: thủy lợi hóa, hóa học hóa, cơ khí hóa, điện khí hóa. Đi đôi với mở rộng công cụ cải tiến, trang bị cơ khí phải củng cố mở các tổ rèn phục vụ sửa chữa, sản xuất công cụ.

Trong các loại công cụ sản xuất, đối với công cụ do hợp tác xã mua sắm, quản lý thì hợp tác xã phải có chế độ, nội quy bảo quản tốt các công cụ máy móc, bảo quản tuổi thọ phục vụ sản xuất lâu dài. Đối với loại thuộc tư nhân mua sắm như xe đạp thồ, xe ba gác... hợp tác xã phải quản lý cả người lẫn công cụ, thống nhất kinh doanh phục vụ cho sản xuất hợp tác xã là chính. Ngoài ra, hợp tác xã có thể đứng ra hợp đồng nhận khoán khối lượng vận chuyển của Nhà nước và tư nhân song giao khoán cho các đội lao động xe thồ.

Phải xác định đúng dắn thái độ lao động, định nghĩa vụ lao động cho từng loại lao động đảm bảo huy động, sử dụng hết được khả năng người, ngày, giờ, kỹ năng lao động của xã viên, phục vụ thâm canh, tăng năng suất.

Đây là yếu tố chủ quan có tính chất quyết định nhất tới năng suất lao động. Tuy khả năng về người lao động có xu hướng giảm nhưng khả năng về ngày, giờ, về kỹ năng lao động vẫn chưa được khai thác hết.

Các hợp tác xã phải xác định kế hoạch sản xuất cho từng năm, từng vụ và từng tháng. Quy định mỗi lao động phải làm bao nhiêu ngày trong năm cho hợp tác xã là tùy thuộc kế hoạch sản xuất của từng hợp tác xã trong năm nhưng không được để xã viên tự đăng ký làm ít hay làm nhiều.

Lao động cho hợp tác xã là nghĩa vụ của mỗi xã viên, lao động cho hợp tác xã là chính, còn lại thời gian nhất định trong năm làm nghĩa vụ công dân, làm kinh tế phụ gia đình, nghỉ ngơi. Theo yêu cầu sản xuất và chiến đấu, theo

khả năng lao động hiện tại, mỗi lao động trong tuổi phải làm cho hợp tác xã từ 200 đến 250 ngày công trong năm. Nếu một lao động thanh niên khỏe mạnh làm được 300 ngày trong năm vẫn còn 65 ngày làm kinh tế phụ giúp gia đình, làm công tác xã hội, tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí… Mỗi lao động phải làm trong 22 ngày trở lên, tháng thời vụ khẩn trương phải làm 26 ngày trở lên. Ngày phải làm đủ 8 giờ, vào những ngày thời vụ phải làm nhiều hơn.

Đối với lao động lành nghề, hợp tác xã cũng phải định nghĩa vụ ngày lao động chung cho ngành nghề, cho từng người trong tháng, trong năm.

Đối với lao động ở đội dân công trực chiến cũng phải định mức nghĩa vụ lao động cho mỗi người.

Đối với những vùng thường xuyên bị địch bắn phá phải thực hiện khẩu hiệu “làm ngày không đủ tranh thủ làm đêm”, phải huy động được nhiều người làm. Người lao động không những coi đó là nghĩa vụ, là trách nhiệm, là mục tiêu phấn đấu, thực hiện những quy định của hợp tác xã mà còn là quyền lợi, quyền làm chủ trong lao động sản xuất và phân phối hưởng thụ. Hợp tác xã căn cứ vào mức thực hiện, số ngày lao động trong năm của từng lao động để có kế hoạch phân phối mức lương thực, sản phẩm phụ theo lao động.

Ban quản trị hợp tác xã phải có trách nhiệm chăm lo tới đời sống quần

Một phần của tài liệu Chính sách khoán hộ trong nông nghiệp tỉnh vĩnh phúc năm (1966 1968) (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)