Phân tích các chỉ số tài chính:

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH tài CHÍNH CÔNG TY TNHH THƯƠNG mại DỊCH vụ TIN học HOÀNG NHÂN (Trang 35)

3.3.1 Phân tích khả năng thanh toán:

a) Phân tích khả năng thanh toán khái quát của doanh nghiệp:

- Từ công thức (1), (2), (3) ta lập được bảng số liệu sau:

Bảng 3.8 : Khả năng thanh toán khái quát của doanh nghiệp

Chỉ tiêu 2014 2013 2012 So sánh

14/13 13/12

Hệ số khả năng thanh toán 2,01 1,98 1,7 0,03 0,28

Hệ số nợ so với tổng tài sản 0,49 0,5 0,59 -0,01 -0,09 Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu 0,98 1,02 1,43 -0,04 -0,41

Hệ số khả năng thanh toán của năm 2012 là 1,7 nhưng sang năm 2013 hệ số này tăng 0,28 so với năm 2012, ở mức 1,98. Năm 2014 hệ số là 2,01 và so với năm 2013 tăng 0,03 lần. Nguyên nhân là do tổng giá trị tài sản của qua các năm có sự thay đổi tuy nhiên đến năm 2014 tổng giá trị tài sản tăng nhanh 768.360 nghìn đồng so với năm 2013 và tổng nợ cũng tăng lên 44,16% so với năm trước. Điều này chứng tỏ khả năng thanh toán của công ty dồi dào, tình hình an ninh tài chính vững chắc, công ty có khả

Hệ số nợ so với tổng tài sản của năm 2013 thấp hơn năm 2012 là 0.09 và năm 2014 thấp hơn năm 2012 là 0.01. Nguyên nhân là do tổng nợ tăng dần chỉ có năm 2013 là giảm nhẹ nhưng lại tăng vọt qua năm 2014 là 368.070 nghìn đồng cho thấy rằng càng về sau thì tính chủ động trong hoạt động kinh doanh của công ty càng cao, khả năng thanh toán các khoản nợ của công ty dồi dào. Công ty không ở trong tình trạng bị mất cân đối trong thanh toán.

Chỉ tiêu hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu của công ty năm 2012 là 1,43, năm 2013 là 1,02, năm 2014 là 0,98 (chỉ có năm 2014 là thấp hơn 1). Nguyên nhân là do vốn chủ sở hữu của công ty tăng đều qua các năm điều này cho thấy càng về sau các tài sản của doanh nghiệp hầu như đầu tư từ vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp có tính chủ động cao trong các quyết định kinh doanh. Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu của công ty năm 2013 so với năm 2012 thấp hơn 0,41, năm 2014 so với năm 2013 thấp hơn 0,04, điều này cho ta thấy càng về sau thì tính chủ động trong kinh doanh của doanh nghiệp càng cao.

b) Phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn:

- Từ công thức (4), (5), (6) ta lập được bảng số liệu sau

Bảng 3.9 : Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu 2014 2013 2012 So sánh 14/13 13/12 Hệ số khả năng thanh toán nhanh 0,11 0,16 0,42 -0,05 -0,26 Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 1,5 1,38 1,35 0,12 0,03 Hệ số khả năng chuyển đổi tài sản ngắn hạn 0,075 0,11 0,31 -0,035 -0,2

- Hệ số khả năng thanh toán nhanh năm 2012 là 0,42 cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn phải trả của công ty có 0,42 đồng tài sản lưu động có khả năng huy động ngay để thanh toán. Năm 2013 so với năm 2012 thì hệ số giảm 0,26 lần, nguyên nhân là do năm 2013 số nợ ngắn hạn tăng 275,200 nghìn đồng trong khi tài sản lưu động có tính thanh khoản cao giảm 346,860 nghìn đồng. Điều này có nghĩa là tài sản lưu động có tính thanh khoản cao của công ty lớn hơn nợ ngắn hạn hay nói cách khác là giá trị tài sản lưu động có thể sử dụng ngay của doanh nghiệp đủ đảm bảo cho việc thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số khả năng thanh toán nhanh năm 2014 so với năm 2013

giảm 0.05 lần, tương ứng là mức 11% . Chỉ tiêu này thấp nói lên khả năng thanh toán các khoản công nợ đến hạn bị chậm trễ. Về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến uy tín của công ty. - Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn tăng qua năm 2012 là 1,35 có nghĩa là mỗi đồng nợ ngắn hạn của công ty được đảm bảo bằng 1,35 đồng tài sản lưu động. Năm 2013 hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn tăng lên 0,03 so với năm 2012 ở mức 1,38 đồng tài sản lưu động đảm bảo cho mỗi đồng nợ ngắn hạn. Năm 2014 hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn là 1,5 tăng 0,12 so với năm 2013. Lý do là tài sản lưu động của công ty năm 2014 tăng 589,760 nghìn đồng (50,16%) so với năm 2013 và tổng nợ ngắn hạn của năm 2014 cũng tăng đến 327.720 nghìn đồng (38,65%). Ta có thể thấy rằng công ty đang tận dụng nợ để mở rộng sản xuất kinh doanh.

Vậy khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản lưu động của công ty đều lớn hơn 1, đảm bảo cho công ty có một sức khỏe về tài chính trước khả năng thanh toán cho các bên hữu quan. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty có giảm sút tuy nhiên hệ số này vẫn lớn hơn 1. Do vậy tình hình tài chính của công ty vẫn được đảm bảo.

- Hệ số khả năng chuyển đổi tài sản ngắn hạn của công ty thấp, năm 2012 là 0,31, năm 2013 là 0,11, năm 2014 là 0,075. Nguyên nhân là do tiền và các khoản tương đương tiền của công ty giảm liên tục qua các năm cụ thể là ở năm 2014 đã giảm 3.750 nghìn đồng so với năm 2013 ngoài ra thì giá trị tài sản ngắn hạn ở năm 2014 tăng lên 589.760 nghìn đồng so với năm 2013 do đó hệ số khả năng chuyển đổi tài sản ngắn hạn của công ty giảm dần qua các năm. Điều này nói lên tài sản ngắn hạn của công ty không có khả năng chuyển đổi thành tiền mặt dễ dàng để đảm bảo các khoản nợ ngắn hạn, điều này làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán ngay của công ty.

c) Phân tích khả năng thanh toán nợ dài hạn:

- Từ công thức (7), (8), (9), (10) ta lập được bảng số liệu sau:

Bảng 3.10 : Khả năng thanh toán nợ dài hạn

Chỉ tiêu 2014 2013 2012 So sánh 14/13 13/12 Hệ số nợ dài hạn so với tổng nợ phải trả 0,06 0,03 0,05 0,03 -0,02 Hệ số nợ dài hạn so với 0,028 0,017 0,03 0,011 -0,013

Hệ số thanh toán bình thường

2,01 1,98 1,7 0,03 0,28

Hệ số thanh toán nợ dài hạn khái quát

10,53 18,71 8,17 -8,18 10,54

- Hệ số nợ dài hạn so với tổng nợ phải qua các năm: Năm 2012 có hệ số là 0,05 do tổng nợ dài hạn của công ty khá thấp chỉ có 59.870 nghìn đồng và chiếm 2,98% tỷ trọng trên tổng số nợ phải trả. Năm 2013 hệ số tiếp tục giảm 0,02 so với năm 2012 và ở mức 0,03. Nguyên nhân là do nợ dài hạn và tổng số nợ phải trả giảm xuống lần lượt là 304,930 nghìn đồng và 29.730 nghìn đồng so với năm 2012 nên kéo theo hệ số nợ dài hạn so với tổng nợ phải trả giảm sút. Năm 2014 thì hệ số lại tăng 0,03 so với năm 2013, tương ứng với mức 0,06 do cả nợ dài hạn và tổng số nợ phải trả tăng lên lần lượt là 368.070 nghìn đồng và 40.350 nghìn đồng. Vậy hệ số nợ dài hạn so với tổng nợ phải trả của công ty thấp, công ty không có nhu cầu thanh toán nợ dài hạn cao, chứng tỏ công ty thiên về nhu cầu thanh toán ngay hơn.

- Hệ số nợ dài hạn so với tổng tài sản năm 2012 là 0,03 do nợ dài hạn năm 2012 chỉ có 59.870 nghìn đồng so với tổng tài sản năm 2012 khá lớn là 2.011.710 nghìn đồng do đó sự chênh lệch đã làm cho hệ số nợ dài hạn so với tổng tài sản khá nhỏ. Năm 2013 hệ số này giảm 0,013 so với năm 2012 và ở mức 0,017. Nguyên nhân là do nợ ngắn hạn và tổng tài sản năm 2013 giảm sút so với năm 2012 lần lượt tương ứng là -29.730 nghìn đồng và 271.850 nghìn đồng. Năm 2014 hệ số tăng 0,011 so với năm 2013, ở mức 0,028. Lý do tổng tài sản và nợ dài hạn tăng mạnh so với năm 2013 là 768.360 nghìn đồng và 40.350 nghìn đồng. Vậy với hệ số nợ dài hạn so vớ tổng tài sản thấp, chứng tỏ các tài sản của doanh nghiệp không do tài trợ từ vốn vay dài hạn. Điều này nói lên công ty chưa tận dụng tốt nguồn vay để tiết kiệm chi phí, tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Hệ số thanh toán bình thường tăng dần qua các năm: ở năm 2012 hệ số là 1,7 sang năm 2013 hệ số tăng 0,28 so với năm 2012 và ở mức 1,98. Đến năm 2014 hệ số thanh toán bình thường tiếp tục tăng 0,03 so với năm 2013, tương ứng với mức 2,01. Nguyên nhân là do tổng giá trị tài sản của công ty tăng qua các năm tuy chỉ có năm 2013 là giảm 271.850 nghìn đồng so với năm 2012 nhưng do tỷ lệ giảm không đáng kể nên không ảnh hưởng nhiều đến hệ số thanh toán của năm, đến năm 2014 thì tổng tài sản

của công ty tăng lên 768.360 nghìn đồng so với năm 2013 ngoài ra thì tổng nợ của năm 2014 cũng tăng 368.070 nghìn đồng so với năm 2013 nên khiến cho hệ số thanh toán bình thường của công ty tăng đều qua các năm. Qua đó ta thấy được khả năng thanh toán bình thường của doanh nghiệp khá ổn định.

- Hệ số thanh toán nợ dài hạn khái quát: chỉ tiêu này quá cao và có xu hướng giảm dần, năm 2012 là 8,17, năm 2013 là 18.71, tăng 10,54 so với năm 2013, năm 2014 giảm xuống 8,18 so với năm 2012, ở mức 10,53. Nguyên nhân là do tổng giá trị thuần của tài sản dài hạn của công ty tăng, điển hình là năm 2014 tăng 178.600 nghìn đồng so với năm 2013 mặc dù nợ dài hạn của năm 2014 có tăng lên 40.350 nghìn đồng so với năm 2013 nhưng do chiếm tỷ trọng khá nhỏ nên không có nhiều ảnh hưởng và khiến cho hệ số thanh toán nơ khái quát của công ty giảm dần qua các năm. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đang điều tiết để có được khả năng thanh toán các khoản công nợ dài hạn đối với các khoản công nợ phù hợp hơn.

3.3.2 Phân tích khả năng hoạt động:

- Từ các công thức trên ta lập được bảng số liệu:

Bảng 3.11: Bảng hiệu quả hoạt động Chỉ tiêu 2014 2013 2012 So sánh 14/13 13/12 Vòng quay hàng tồn kho 1,14 1,73 1,16 -0,59 0,57 Số ngày hàng tồn kho 320,17 210,98 314,65 109,19 -103,67 Vòng quay tài sản ngắn hạn 0,87 1,25 0,75 -0,38 0,5

Vòng quay tài sản dài hạn

2,06 2,6 2,32 -0,54 0,28

Vòng quay tổng tài sản 0,61 0,84 0,83 -0,23 0,01

a) Vòng quay hàng tồn kho và số ngày hàng tồn kho:

Qua bảng phân tích ta thấy: Vòng quay hàng tồn kho năm 2012 là 1,16 vòng, ứng với số ngày hàng tồn kho 314,65 ngày. Nguyên nhân là do doanh thu của công ty chưa cao nhưng số lượng hàng tồn kho lại khá nhiều dẫn đến vòng quay hàng tồn kho thấp khiến cho số ngày hàng tồn kho tăng lên đáng kể làm trì trệ, ứ đọng hàng hóa. Vòng

Vòng quay hàng tồn kho năm 2014 là 1,14 vòng, ứng với số ngày hàng tồn kho 320,17 ngày. Qua đó cho thấy số vòng quay hàng tồn kho càng cao thì số ngày hàng tồn kho càng ngắn, cho thấy hiệu quả quản lý hàng tồn kho càng hiệu quả. Nhưng so với các công ty lớn các như FPT hay Phong Vũ thì dù là công ty lớn nhưng vòng quay hàng tồn kho của điển hình công ty FPT qua 3 năm 2012, 2013, 2014 lần lượt là 6,66; 7,13; và 6,67. Qua đó ta thấy được số lượng hàng tồn kho của công ty FPT chỉ chiếm tầm 12,8% đến 14% trên tổng doanh thu. Nhìn lại ta thấy số lượng hàng tồn kho của công ty Hoàng Nhân tỷ lệ khá cao so với doanh thu khoảng hơn 80%. Năm 2013 vòng quay hàng tồn kho nhanh hơn năm 2012 là 0,57 vòng và số ngày tồn kho giảm 103,67 ngày, khả năng kiểm soát hàng tồn kho hiệu quả. Năm 2014 vòng quay hàng tồn kho giảm 0,59 vòng so với năm 2013, tương ứng số ngày tồn kho tăng 109,19 ngày, điều này cho thấy hàng tồn kho bị ứ đọng quá lâu, khả năng tạo ra doanh thu chậm, chi phí lưu kho tăng làm cho hiệu quả kinh doanh giảm.

b) Vòng quay tài sản ngắn hạn:

- Năm 2012: Vòng quay tài sản ngắn hạn của công ty là 0,75 nghĩa là cứ 1 đồng tài sản ngắn hạn tạo ra được 0,75 đồng doanh thu.

- Năm 2013: Vòng quay tài sản ngắn hạn tăng 0,5 vòng so với năm 2012 lên mức 1,25 vòng. Nguyên nhân là tốc độ tăng trưởng của doanh thu lớn hơn tốc độ tăng trưởng của bình quân tài sản ngắn hạn. Cụ thể, doanh thu năm 2013 tăng 332.603 nghìn đồng trong khi tài sản ngắn hạn giảm 346.860 nghìn đồng dẫn đến vòng quay tài sản ngắn hạn tăng.

- Năm 2014: Vòng quay tài sản ngắn hạn giảm 0,38 vòng và ở mức 0,87 nghĩa là cứ 1 đồng tài sản ngắn hạn tạo ra được 0,87 đồng doanh thu. Điều này cũng do tốc độ tăng trưởng doanh thu nhỏ hơn tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn, doanh thu tăng 63.564 nghìn đồng trong khi tài sản ngắn hạn 589.760 nghìn đồng. Qua phân tích ta thấy vòng quay tài sản ngắn hạn của công ty có xu hướng giảm chỉ sau khi tăng được 1 năm đó lá năm 2013, điều này cho thấy công tác quản lý, sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty kém hiệu quả.

c)Vòng quay tài sản dài hạn:

- Năm 2012: Vòng quay tài sản dài hạn của công ty là 2,32 nghĩa là cứ 1 đồng tài sản dài hạn tạo ra được 2,32 đồng doanh thu.

- Năm 2013 tỷ số này là 2,6 tăng 0,28 vòng so với năm 2012. Nguyên nhân là do năm 2013 doanh thu của công ty tăng 332.603 nghìn đồng trong khi tài sản dài hạn tăng 75.010 nghìn đồng.

- Năm 2014 vòng quay tài sản dài hạn của công ty có xu hướng giảm mạnh chỉ còn 2,06 vòng và giảm 0,54 vòng so với năm 2013. Sở dĩ tốc độ tăng trưởng giảm mạnh là do tốc độ tăng trưởng của tài sản dài hạn cao gần bằng doanh thu của công ty là 31,66% so với chỉ 4% nên khiến cho tỷ lệ của vòng quay tài sản dài hạn giảm đáng kể. Qua đó ta có thể thấy vòng quay tài sản dài hạn qua các năm có xu hướng giảm dần về sau có thể cho thấy được việc quản lý tài sản dài hạn của công ty chưa tốt.

d) Vòng quay tổng tài sản:

- Năm 2012: Vòng quay tổng tài sản của công ty là 0,83 nghĩa là cứ 1 đồng tổng tài sản tạo ra được 0,83 đồng doanh thu.

- Năm 2013: Vòng quay tổng tài sản của công ty tăng 0,1 vòng so với năm 2012. Điều này là do tổng doanh thu năm 2013 của công ty tăng 332.603 nghìn đồng so với năm 2012 trong khi tổng giá trị tài sản của công ty giảm 271.850 nghìn đồng. Chứng tỏ khả năng quản lý và sử dụng tài sản của công ty chưa tốt lắm mặc dù vòng quay tổng tài sản có tăng.

- Năm 2014: vòng quay tổng tài sản của công ty là 0,61, giảm 0,23 vòng so với năm 2013. Nguyên nhân cũng do tỷ lệ tăng doanh thu của năm 2014 thấp hơn so với năm 2012-2013 là 25,27% mặc dù tổng tài sản năm 2014 có tăng là 768.360 nghìn đồng. Nhưng do tốc độ tăng trưởng doanh thu chậm lại nên cũng ảnh hưởng đến vòng quay tổng tài sản của công ty năm 2014. Qua phân tích ta thấy tỷ số vòng quay tổng tài sản của công ty qua các năm có xu hướng giảm. Điều này cho thấy được sự kém hiệu quả trong sử dụng tài sản, và làm trì trệ, chậm lại tình hình hoạt động của công ty so với các năm trước.

Bảng 3.12 : Cơ cấu tài chính

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH tài CHÍNH CÔNG TY TNHH THƯƠNG mại DỊCH vụ TIN học HOÀNG NHÂN (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w