3.2.1. Phân tích bảng cân đối kế toán:
a) Phân tích biến động của tài sản trong bảng cân đối kế toán:
Phân tích sự thay đổi về quy mô và kết cấu của từng khoản mục trong bảng cân đối kế toán.
Bảng 3.2: Biến động của tài sản năm 2012-2013
Đơn vị tính: triệu đồng TÀI SẢN Năm 2012 Năm 2013 Tỷ lệ tăng Chênh lệch (%)
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Chênh lệch (+/-)
I/ Tài sản ngắn hạn 1522.67 75.69 1175.81 67.58 -346.86 -22.78 -8.11
- Tiền và các khoản
tương đương tiền 480.02 23.86 136.87 7.87 -343.16 -71.49 -15.99
- Các khoản đầu tư
tài chính ngắn hạn 22.08 1.10 137.45 7.90 115.37 522.51 6.80
- Hàng tồn kho 980.45 48.74 850.83 48.90 -129.62 -13.22 0.16
- Tài sản ngắn hạn
khác 40.12 1.99 50.67 2.91 10.55 26.30 0.92
II/ Tài sản dài hạn 489.06 24.31 564.07 32.42 75.01 15.34 8.11
- Tài sản cố định 366.95 18.24 462.67 26.59 95.72 26.08 8.35 + Tài sản cố định hữu hình 358.69 17.83 453.66 26.07 94.97 26.48 8.24 + Tài sản cố định vô hình 8.26 0.41 9.01 0.52 0.75 9.03 0.11 - Tài sản dài hạn khác 122.11 6.07 101.40 5.83 -20.71 -16.96 -0.24 Tổng cộng tài sản 2011.73 100.00 1739.88 100.00 -271.85 -13.51 0.00
Bảng 3.3: Biến động của tài sản năm 2013-2014
Đơn vị tính: triệu đồng
TÀI SẢN Năm 2013 Năm 2014 Tỷ lệ
tăng Chênh lệch (%)
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Chênh lệch (+/-)
I/ Tài sản ngắn
hạn 1175.81 67.58 1765.58 70.39 589.76 50.16 2.81
- Tiền và các khoản tương đương tiền
136.87 7.87 133.12 5.31 -3.75 -2.74 -2.56
- Các khoản đầu tư
tài chính ngắn hạn 137.45 7.90 223.97 8.93 86.52 62.95 1.03
- Hàng tồn kho 850.83 48.90 1342.34 53.52 491.52 57.77 4.62
- Tài sản ngắn hạn
khác 50.67 2.91 66.15 2.64 15.48 30.54 -0.27
II/ Tài sản dài hạn 564.07 32.42 742.67 29.61 178.60 31.66 -2.81
- Tài sản cố định 462.67 26.59 590.23 23.53 127.55 27.57 -3.06 + Tài sản cố định hữu hình 453.66 26.07 574.88 22.92 121.22 26.72 -3.15 + Tài sản cố định vô hình 9.01 0.52 15.35 0.61 6.34 70.34 0.09 - Tài sản dài hạn khác 101.40 5.83 152.44 6.08 51.04 50.34 0.25 Tổng cộng tài sản 1739.88 100.00 2508.24 100.00 768.36 44.16 0.00
Qua hai bảng phân tích về sự biến động của tài sản trong ba năm 2012-2013-2014 đã cho ta thấy được tình hình tài chính của doanh nghiệp trong các năm qua như sau:
- Năm 2013 giá trị tổng tài sản là 1,739,880 nghìn đồng giảm 271,850 nghìn đồng so với năm 2012 có giá trị tổng tài sản là 2.011.730 nghìn đồng, tương ứng giảm 13,51%. Qua năm 2014 giá trị tổng tài sản là 2,508,240 nghìn đồng so với năm 2013 giá trị tổng tài sản tăng 768.360 nghìn đồng, tương ứng tăng 44,16%. Sự biến động của tài sản qua các năm là do các :
+ Tài sản ngắn hạn năm 2013 giảm 346.860 nghìn đồng so với năm 2012, tương ứng giảm 22,78%. Tài sản ngắn hạn giảm là do tiền và các khoản tương đương tiền năm 2013 giảm 343.160 nghìn đồng so với năm 2012, tương ứng giảm hơn 71,49%. Nguyên nhân là do công ty chi tiêu để giải quyết các vấn đề xung quanh như bảo trì, dự trữ hàng tồn kho, nâng cấp thiết bị… Tuy nhiên các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng 115.370 nghìn đồng so với năm 2012 nhưng do chiếm tỷ trọng nhỏ nên ảnh hưởng là không đáng kể. Nguyên nhân là do công ty sử dụng vốn để đầu tư thêm để
nhằm gia tăng khả năng thu lợi nhuận. Hàng tồn kho giảm 129.620 nghìn đồng, tương ứng giảm 13,22%. Nguyên nhân là do công ty đã sử dụng hiệu quả hàng tồn kho tiêu thụ ra bên ngoài nhằm mang về doanh thu cho công ty. Tài sản ngắn hạn khác tuy tăng 10,55 nghìn đồng, tương ứng tăng 26,3% nhưng chiếm tỷ trọng khá nhỏ. Xét về mặt tỷ trọng, tỷ trọng của tiền và các khoản tương đương tiền của năm 2013 giảm 15,99 % (7,87%-23,86%). Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng nhanh 6,8% (7,9%-1,1%). Hàng tồn kho tăng nhẹ 0,16% (48,9%-48,74%). Tài sản ngắn hạn khác tăng 0.92% (2,91%-1,99%). Vậy tài sản ngắn hạn năm 2013 giảm là tiền và các khoản tương đương tiền, hàng tồn kho giảm mặc dù các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và tài sản ngắn hạn khác tăng nhưng khoản mục này chiếm tỷ trọng không nhiều so với tổng tài sản.
+ Tài sản dài hạn năm 2013 tăng 75.010 nghìn đồng so với năm 2012, tương ứng tăng 15,34%. Tài sản dài hạn tăng là do tài sản cố định tăng 95.720 nghìn đồng, tương ứng tăng 26,08%. Nguyên nhân là do công ty nhập thêm các công cụ vật dụng phục vụ cho nhu cầu làm việc, sản xuất của công ty và của công nhân viên. Trong đó, bao gồm tài sản cố định hữu hình tăng 94.970 nghìn đồng, tương ứng tăng 26,48% và tài sản cố định vô hình tăng 0.750 nghìn đồng, tương ứng tăng 9,03%. Tài sản dài hạn khác giảm 20,71 nghìn đồng so với năm 2012, tương ứng giảm 16,96%. Xét về mặt tỷ trọng, tỷ trọng của tài sản cố định tăng 8,35% (26,59%-18,24%). Trong đó, tài sản cố định hữu hình chiếm tỷ trọng cao và tăng 8,24% so với năm 2012, tài sản cố định vô hình cũng tăng với tỷ trọng 0,11% nhưng không đáng kể. Tài sản dài hạn khác giảm 0,24% (5,83%-6,07%). Vậy tài sản dài hạn tăng là do tài sản cố định tăng mà tài sản cố định chiếm tỷ trọng cao trên tổng tài sản mặc dù tài sản dài hạn khác giảm nhẹ.
+ Tài sản ngắn hạn 2014 so với năm 2013 tăng 589.760 nghìn đồng, tương ứng tăng 50,16%. Tài sản ngắn hạn tăng là do hàng tồn kho tăng mạnh 491.520 nghìn đồng, tương ứng tăng 57,77%. Nguyên nhân là do công ty nhập chi tiêu thu về số lượng hàng tồn kho khá lớn để phục vụ cho năm tới. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng 86.520 nghìn đồng, tương ứng tăng 62,95%. Nguyên nhân là do công ty bỏ vốn mua chứng khoán để kiếm lời. Tài sản ngắn hạn khác cũng tăng nhẹ 15.480 nghìn đồng, tương ứng tăng 30,54%. Tuy tiền và các khoản tương đương tiền giảm nhẹ 3.750 nghìn đồng, tương ứng giảm 2,74%. Xét về mặt tỷ trọng, tiền và các khoản tương đương tiền
giảm 2.56% (5,31%-7,87%), các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng nhẹ 1,03% (8,93%-7,9%), hàng tồn kho tăng mạnh 4,62% (53,52%-48,9%) và chiếm tỷ trọng cao, tài sản ngắn hạn khác giảm 0,27% (2,64%-2,91%). Vậy tài sản ngắn hạn tăng là nhờ hàng tồn kho và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trên tổng tài sản tăng kéo theo tài sản ngắn hạn tăng lên dù tiền và các khoản tương đương tiền, tài sản ngắn hạn khác có giảm nhẹ nhưng chiếm tỷ trọng thấp nên không đáng kể.
+ Tài sản dài hạn năm 2014 so với năm 2013 tăng 178.600 nghìn đồng, tương ứng tăng 31,66%. Tài sản dài hạn tăng là tài sản cố định tăng 127.550 nghìn đồng, tương ứng tăng 27,57%. Nguyên nhân là do công ty tiếp tục sử dụng vốn để mua, bảo trì, nâng cấp thiết bị cần thiết để phục vụ cho mục đích kinh doanh. Trong đó, bao gồm tài sản cố định hữu hình tăng 121.220 nghìn đồng, tương ứng tăng 26,72% và tài sản cố định vô hình tăng 6.340 nghìn đồng, tương ứng tăng 70,34%. Tài sản dài hạn khác tăng 51,040 nghìn đồng so với năm 2012, tương ứng tăng 50,34%. Xét về mặt tỷ trọng, tỷ trọng của tài sản cố định giảm 3,06% (23,53%-26,59%). Trong đó, tài sản cố định hữu hình chiếm tỷ trọng giảm 3,15% so với năm 2012, tài sản cố định vô hình tăng với tỷ trọng 0,09% nhưng không đáng kể. Tài sản dài hạn khác tăng 0,25% (6,08%-5,83%). Vậy tài sản dài hạn tăng là tài sản cố định tăng, đặc biệt là tài sản cố định hữu hình tăng và chiếm tỷ trọng cao trên tổng tài sản dài hạn nên kéo theo tài sản dài hạn tăng dù tài sản cố định hữu hình và tài sản dài hạn khác có giảm nhẹ nhưng không đáng kể.
b) Phân tích biến động của nguồn vốn trong bảng cân đối kế toán: Bảng 3.4: Biến động của nguồn vốn năm 2012-2013
Đơn vị tính: triệu đồng NGUỒN VỐN 2014 2013 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng I/ Nợ phải trả 1246.22 49.69 878.15 50.47 368.07 41.91 -0.78 - Nợ ngắn hạn 1175.73 46.87 848.01 48.74 327.72 38.65 -1.87 - Nợ dài hạn 70.49 2.81 30.14 1.73 40.35 133.88 1.08 II/ Vốn chủ sở hữu 1262.02 50.31 861.73 49.53 400.29 46.45 0.78 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu 1211.23 48.29 821.59 47.22 389.64 47.43 1.07 - Nguồn kinh phí và quỹ khác 50.79 2.02 40.14 2.31 10.65 26.53 -0.29 III/ Tổng cộng nguồn vốn 2508.24 100 1739.88 100.00 768.36 44.16 0.00 19
Bảng 3.5: Biến động của nguồn vốn năm 2013-2014 Đơn vị tính: triệu đồng NGUỒN VỐN 2013 2012 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng I/ Nợ phải trả 878.15 50.47 1183.08 58.81 -304.93 -25.77 -8.34 - Nợ ngắn hạn 848.01 48.74 1123.21 55.83 -275.20 -24.5 -7.09 - Nợ dài hạn 30.14 1.73 59.87 2.98 -29.73 -49.66 -1.25 II/ Vốn chủ sở hữu 861.73 49.53 828.65 41.19 33.08 3.99 8.34 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu 821.59 47.22 758.32 37.69 63.27 8.34 9.53 - Nguồn kinh phí và quỹ khác 40.14 2.31 70.33 3.50 -30.19 -42.93 -1.19 III/ Tổng cộng nguồn vốn 1739.88 100.00 2011.73 100.00 -271.85 -13.51 0.00
Qua bảng phân tích trên ta thấy tổng nguồn vốn năm 2013 giảm so với năm 2012 là 304.930 nghìn đồng, tương đương giảm 13,51%. Nguyên nhân là do nợ phải trả năm 2013 giảm so với năm 2012 là 304.930 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 25,77%. Ngoài ra vốn chủ sở hữu năm 2013 giảm 41.190 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 33,08%. Điều này cho thấy sự biến động về kết cấu giữa Tổng nợ phải trả với Tổng vốn chủ sở hữu. Cụ thể:
- Nợ ngắn hạn năm 2013 giảm 275.200 nghìn đồng so với năm 2012, tương ứng giảm 24,5% và chiếm tỷ trọng cao: từ 55,83% năm 2012 xuống còn 48,74% năm 2013. Nguyên nhân là do các khoản thuế phải nộp cho Nhà nước tăng lên, tiền lương, phụ cấp phải trả cho người lao động của dao động ảnh hưởng đến khoản tiền này. Nợ dài hạn giảm 29.730 nghìn đồng, tương ứng giảm 49,66%, chiếm tỷ trọng khá nhỏ từ: 2,98% năm 2012 xuống còn 1,73% năm 2013. Nguyên nhân là do công ty đã giải quyết được một phần nhỏ số nợ dài hạn phải trả, số tiền vay dài hạn cho đầu tư phát triển giảm.
- Vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng 33.080 nghìn đồng, tương ứng tăng 3,99% và chiếm tỷ trọng cao 47,22% ở năm 2013 giúp cho tổng nguồn vốn tăng nhanh. Nguyên nhân là do có thêm sự đóng góp vốn của các nhà đầu tư để mở rộng công ty. Ngoài ra nguồn kinh phí và quỹ khác cũng giảm nhẹ 30.190 nghìn đồng, tương ứng với 42,93% nhưng do chiếm tỷ trọng nhỏ chỉ 2,31% ở năm 2013 trên tổng nguồn vốn nên ảnh
hưởng không đáng kể. Vậy qua bảng biến động nguồn vốn năm 2012-2013 ta thấy do nợ phải chiếm tỷ trọng cao trên tổng nguồn vốn và giảm mạnh ở năm 2013 nên kéo theo tổng tài sản giảm mạnh tuy vốn đầu tư chủ sở hữu có tăng nhẹ nhưng không đáng kể.
Dựa trên bảng biến động của nguồn vốn năm 2013-2014 ta có thể thấy Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp năm 2014 tăng 768,360 nghìn đồng so với năm 2013, tức là tăng với tỷ lệ 44,16%. Nguyên nhân do nợ ngắn hạn tăng 327.720 nghìn đồng và chiếm tỷ trọng cao 46,87% ở năm 2014, tương ứng tăng 38,65%. Nguyên nhân là do công ty vay thêm vốn để đầu tư ra bên ngoài nhằm mục đích thu thêm lợi nhuận cho công ty. Nợ dài hạn tăng 40.350 nghìn đồng, tương ứng tăng 133,88%. Nguyên nhân là do công ty tích lũy dự phòng phải trả, quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm cho công nhân viên. Vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng 389,640 nghìn đồng, tương ứng tăng 47,43% và chiếm tỷ trọng cao trên tổng nguồn vốn: 48,29% năm 2014. Nguyên nhân là do có thêm các khoản nhận biếu, tặng, tài trợ từ nhiều nguồn khác nhau. Nguồn kinh phí và quỹ khác cũng tăng 10.650 nghìn đồng, tương ứng với 26,53% nhưng do chiếm tỷ trọng nhỏ nên ảnh hưởng không đáng kể. Vậy qua bảng biến động của nguồn vốn năm 2013-2014 ta thấy tổng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu đều tăng trong đó nợ ngắn hạn, vốn đầu tư của chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao trên tổng nguồn vốn nên khiến cho tổng nguồn vốn năm 2014 tăng vọt so với năm 2013.
3.2.2 Phân tích bảng kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 3.6: Biến động của kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012-2013
Bảng 3.6: Biến động của kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012-2013 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2012 2013 chênh lệch( 12/13) chênh lệch(%) 13-12 số tiền % số tiền %
Doanh thu thuần 1,136,521 100 1,469,124 100 1,136,521 29.27 Giá vốn hàng bán 932,463 82.05 1,043,078 71 932,463 11.86
lợi nhuận gộp 204,058 17.95 426,046 29 204,058 108.79
Chi phí quản lý kinh
doanh 53,614 4.72 85,338 5.81 53,614 59.17
Chi phí tài chính 9,958 0.88 16,589 1.13 9,958 66.59
Lợi nhuận thuần từ
HĐKD 140,486 12.36 324,119 22.06 140,486 130.71
Tổng lợi nhuận trước
thuế 140,486 12.36 324,119 22.06 140,486 130.71
Thuế TNDN 56194.4 4.94 129647.6 8.82 56,194 130.71
Lợi nhuận sau thuế 84,292 7.42 194,471 13.24 84,292 130.71
Bảng 3.7: Biến động của kết quả hoạt động kinh doanh năm 2013-2014 Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu 2013 2014
số tiền % Số tiền %
Doanh thu thuần 1.469.124 100 1.532.688 100 63.564 4.33
Giá vốn hàng bán 1.043.078 71 987.558 64.43 (55.520) -5.32
lợi nhuận gộp 426.046 29 545.130 35.57 119.084 27.95 Chi phí quản lý kinh
doanh 85.338 5.81 91.253 5.95 5.915 6.93 Chi phí tài chính 16.589 1.13 12.003 0.78 (4.586) -27.64 Lợi nhuận thuần từ
HĐKD 324.119 22.06 441.874 28.83 117.755 36.33 Tổng lợi nhuận trước
thuế 324.119 22.06 441.874 28.83
117.755 36.33
Thuế TNDN 129647.6 8.82 176749.6 11.53 47.102 36.33
Qua hai bảng phân tích sự biến động của kết quả hoạt động kinh doanh trên ta thấy: + Tổng doanh thu qua 3 năm của công ty có nhiều thay đổi. Năm 2012 chỉ đạt 1.136.521 nghìn đồng, năm 2013 đạt 1.469.124 nghìn đồng, năm 2014 đạt mức 1.532.688 nghìn đồng. Như vậy năm 2013 so với năm 2012 tăng 332.603 nghìn đồng, tương ứng tăng 29,27%. Năm 2014 so với năm 2013 tăng 63.564 nghìn đồng, tương ứng tăng 4,00%. Điều này cho ta thấy quy mô hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng có chiều hướng phát triển tốt. Nguyên nhân do công ty đẩy mạnh mua bán trong nước và thị trường tiêu thụ ngày càng được mở rộng, đây là 1 dấu hiệu tốt đối với tiêu thụ và tình hình tài chính của công ty.
Ở năm 2012-2013:
+ Giá vốn hàng bán của công ty năm 2013 so với năm 2012 tăng 110.615 nghìn đồng, tương ứng tăng 11,86%. Nguyên nhân là do nhu cầu cần tăng doanh thu và lợi nhuận nên giá vốn hàng bán tăng lên nhằm kéo theo lợi nhuận gộp tăng. Do doanh thu và giá vốn hàng bán đều tăng nên lợi nhuận gộp cũng tăng 221.988 nghìn đồng, tương ứng tăng 108,79%. Chi phí quản lý kinh doanh tăng 31.724 nghìn đồng, tương ứng tăng 5,915%. Nguyên nhân là do các khoản về tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, bảo hiểm, vật liệu, công cụ văn phòng đều tăng nên khiến cho chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2013 tăng so với năm 2012. Chi phí tài chính năm 2013 so với năm 2012 tăng 6,631 nghìn đồng, tương ứng tăng 66,59%. Nguyên nhân là do các khoản lỗ liên quan đến hoạt động đầu tư, chi phí cho vay và đi vay vốn tăng lên khiến cho chi phí tài chính năm 2013 gia tăng so với năm 2012.
Sang năm 2014 giá vốn hàng bán giảm nhẹ 55.520 nghìn đồng, tương ứng giảm 5,00%. Nguyên nhân là do chi phí khấu hao của sản phẩm giảm nhẹ tác động đến giá