CHƯƠNG TRÌNH TRÌNH ĐỘ CỬ NHÂN (CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC) ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN

Một phần của tài liệu Tiểu luận văn hóa kinh doanh văn hóa doanh nghiệp (Trang 52)

M ối quan hệ kinh tế – văn hóa, văn hóa – kinh tế thời gian qua thực sự là một trong những vấn đề thời sự chính trị – x hội quan trọng, khơng chỉ trong

CHƯƠNG TRÌNH TRÌNH ĐỘ CỬ NHÂN (CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC) ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN

1. Tên học phần : VĂN HÓA KINH DOANH 2. Số đơn vị học trình : 2 - 3

3. Trình độ : Cho sinh viên năm 2 – 4 4. Phân bổ thời gian :

- Lên lớp : 25 - 40 tiết

- Khác : 5 tiết thảo luận tại lớp (đan xen trong nội dung dạy và học)

5. Điều kiện tiên quyết : Đã học các môn đại cương & kiến thức cơ sở ngành

6. Mục tiêu học phần :

+ Vận dụng kiến thức Văn hóa học (Culturology, cả lý thuyết lẫn ứng dụng) kết hợp Kinh tế học & Tâm lý - Xã hội học góp phần xây dựng một số nhận thức khoa học - thực tiễn cơ bản đối với hoạt động doanh nghiệp. Qua đó giúp sinh viên nắm chắc các quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước về văn hóa và kinh tế nói chung, văn hóa doanh nghiệp nói riêng (dựa trên tinh thần Luật doanh nghiệp, các nghị quyết, quan điểm đường lối về văn hóa và về kinh tế v.v…).

+ Trên cơ sở liên hệ sát với thực tế, dựa vào nền tảng kiến thức cơ sở ngành bước đầu gợi ý cho người học một số nhận thức định hướng nghề nghiệp một cách toàn diện và sâu, rộng hơn, đặc biệt có ý thức đối với việc chủ động góp phần xây dựng môi trường văn hóa ở các đơn vị công tác trong tương lai, tạo điều kiện phát huy tốt nhất mọi kiến thức, kỹ năng chuyên môn gắn với các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước…

7. Mô tả vắn tắt nội dung học phần :

Trên cơ sở nắm chắc các khái niệm cơ bản, sinh viên tiếp cận các thành tố (yếu tố cấu thành) văn hóa doanh nghiệp, bao gồm những nội dung gợi mở về nhận thức, ý tưởng và những giải pháp rèn luyện, phấn đấu cụ thể của bản thân trong thực tế, góp phần xây dựng môi trường văn hóa và sự phát triển bền vững cho đơn vị công tác tương lai.

8. Phương pháp :

+ Cung cấp thông tin cơ bản theo cách hệ thống hóa, sơ đồ hóa + Liên hệ minh họa thực tế bằng nhiều trích đoạn phim ảnh ngắn + Phát huy tính chủ thể của người học trên cơ sở dạy - học và trao đổi

ngay tại lớp

+ Hình thức thi viết theo 2 yêu cầu : - Nêu một số nguyên lý cơ bản

- Liên hệ thực tế và đề xuất 9. Tài liệu học tập :

+ Sách, giáo trình chính :

- ĐỖ MINH CƯƠNG : Văn hoá kinh doanh và Triết lý kinh doanh ; Nxb Chính trị Quốc gia (tái bản ) ; Hà Nội; 2001.

- HUỲNH QUỐC THẮNG : Tập bài giảng & Tài liệu tham khảo về VĂN HÓA DOANH NGHIỆP (những bài viết đã công bố, 2000 – 2010)

+ Sách tham khảo :

- PHẠM XUÂN NAM (chủ biên): Văn hóa và kinh doanh; Nxb Khoa học Xã hội; Hà Nội; 1996.

- LÊ VĂN HƯNG (chủ biên): Luật doanh nghiệp ; Nxb Thống Kê; Hà nội; 2001.

- NGUYỄN MẠNH QUÂN : Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp; Nxb Lao động - Xã hội; Hà Nội; 2005.

- TÔN THẤT NGUYỄN THIÊM : Dấu ấn thương hiệu : Tài sản và Giá trị (tập 1&2); Nxb Trẻ; TPHCM; 2005.

- DAVIS, S. M. : Managing Corporate Culture (Quản trị văn hóa công ty); Cambridge, Mass, Ballinger; 1984.

10. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên : + Dự lớp đầy đủ

+ Tích cực tham gia thảo luận + Thi cuối học phần

11.Thang điểm : 10

12.Nội dung chi tiết học phần:

Bài I. TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA KINH DOANH – DOANH NGHIỆP (5 tiết )

Một phần của tài liệu Tiểu luận văn hóa kinh doanh văn hóa doanh nghiệp (Trang 52)