VỚI VĂN MINH ĐÔ THỊ

Một phần của tài liệu Tiểu luận văn hóa kinh doanh văn hóa doanh nghiệp (Trang 39)

K hông thể khác, quá trình đô thị hóa – một xu hướng quan trọng mang tính quy luật lịch sử từ xã hội nông nghiệp cổ truyền chuyển sang xã hội công nghiệp hiện đại – tất yếu đòi hỏi một nền văn minh đô thị tương ứng. Đó là sự phát triển đồng bộ giữa mọi yếu tố cơ sở hạ tầng đô thị, môi trường sinh thái, các tiện nghi vật chất, cơ cấu quan hệ xã hội v.v… cùng với các yếu tố cơ bản khác tạo thành lối sống, nếp sống đô thị, trong đó có hai thành tố đáng chú ý là thị hiếu thị trường.

Thị hiếu, xét về hình thức vốn là những sở thích gắn bó với các nhu cầu (vật chất, tinh thần) cụ thể nào đó của con người. Thực chất có thể xem đó là sự thăng hoa mọi nhu cầu sống của con người trong điều kiện xã hội công nghiệp, hiện đại. Đây là một nét đặc trưng cơ bản của văn minh đô thị. Bởi vì công nghiệp hóa và đô thị hóa càng phát triển, tiện nghi đời sống càng nhiều thì nhu cầu (vật chất, đặc biệt là tinh thần) của con người chắc chắn sẽ ngày càng phát triển đa dạng, phức tạp hơn. Bên cạnh những nhu cầu cơ bản con người sẽ ngày càng có thêm những “nhu cầu cao cấp” mà ở đây ta gọi là những thị hiếu. Đi sâu vào bản chất của nó,

thị hiếu vừa thuộc về tâm lý cá nhân vừa là một khía cạnh tâm lý xã hội. Nó là những cái riêng tư, chủ yếu thuộc về cái tôi, cái ta nhưng qua đó nó có thể hình thành những cái chúng ta, cái cộng đồng trong việc thẩm nhận, chọn lựa để hình thành nên những hệ thống giá trị văn hóa – xã hội đa dạng. Đây là nét nổi trội trong tâm lý của các tầng lớp thị dân trong mọi tiến trình phát triển của xã hội đô thị. Từ những “bourgeois”, những “citoyen” trong các đô thị châu Âu trung cổ cho tới những “công dân tự do” ở các thành phố lớn, nhỏ trong xã hội tư bản chủ nghĩa hay xã hội xã hội chủ nghĩa thời cận hiện đại đến nay (và có lẽ trong tương lai lâu dài): lúc nào và ở đâu người ta cũng đều thấy yếu tố “nổi cộm” ấy vừa như là một

tác nhân vừa là kết quả của văn minh đô thị dù rằng mức độ, tính chất có khác nhau tùy thời, tùy nơi. Trong các nền văn minh đô thị, thị hiếu trở thành “cặp mắt nhìn” của thị dân, một “cái nhìn” rất khác với người nông dân trên nhiều khía cạnh của cuộc sống. Từ ăn mặc, thưởng ngoạn nghệ thuật, vui chơi giải trí cho tới mọi thứ cần sự “chọn lựa” trong cuộc sống … hình như tất cả đều có thể bị chi phối bởi cái “sở thích” nào đó theo cách thức ấy của các thị dân. Để rồi từ đó mà mọi hoạt động xã hội, từ sản xuất kinh doanh cho tới các phương tiện thông tin đại chúng, các dịch vụ khác nhau nhằm phục vụ mọi nhu cầu vật chất, tinh thần của con người hầu như cũng đều phải chú ý tập trung thu hút, thậm chí tìm cách thúc đẩy, “thổi phồng” các thị hiếu ấy theo một định hướng nào đó. Vì vậy, tuy vốn là những sản phẩm tinh thần và thuộc về phạm trù văn minh – văn hóa, nhưng trong hệ thống thị hiếu đôi khi có thể lẫn lộn những cái không phải là văn hóa. Đây là điều phức tạp nhất của thị hiếu tạo thành sự phức tạp chung của các nền văn minh đô thị. Giữa những cái “thời thượng” (à la mode) – đôi khi chỉ là những cái “hiếu kỳ” nhất thời – với những giá trị bền vững, mang tính vĩnh hằng (cái Chân, Thiện, Mỹ chẳng hạn …), giữa cái thực chất với cái giả, cái “dỏm” trong việc thỏa mãn nhu cầu – thị hiếu nói riêng, trong mọi mặt cuộc sống nói chung quả là một quá trình phân biệt, chọn lựa không dễ dàng gì đối với rất nhiều con người vốn đã được xác định là những thị dân !…

Cũng do nhu cầu con người ngày càng phát triển, nền văn minh đô thị lại có thêm một đặc trưng quan trọng khác đó là yếu tố thị trường. Từ nhu cầu tiện nghi ngày càng cao mà hoạt động phục vụ (service) và được phục vụ sẽ ngày càng phát triển năng động cả về số lượng lẫn chất lượng. Khái niệm “xã hội dịch vụ”

(société du service) hình thành từ đó. Tính chất ấy kết hợp các quy luật của nền kinh tế hàng hóa tất yếu sẽ tạo ra cái gọi là thị trường ngày càng rộng mở trên mọi lĩnh vực đời sống đô thị. Ở đây cần nhấn mạnh rằng, thị trường không phải chỉ là “nơi kinh doanh, mua / bán” mà còn là một môi trường sống sinh động với những tâm lý, tính cách, quan hệ người v.v… ngày càng bị chi phối sâu sắc, thậm chí bị

ràng buộc chặt bởi các quy luật khắc nghiệt của kinh tế hàng hóa. Khái niệm “xã hội thị trường” (société du marché) vì vậy cũng dần trở thành là một hiện thực được thể hiện ở tính kinh tế với ý thức “tiết kiệm” (économie) mà mục tiêu cuối cùng là sự hiệu quả trong mọi hoạt động ngày càng được đề cao. Đặc biệt, “đồng tiền / tiện nghi vật chất” có thể trở thành một thước đo / giá trị mới như là một “chuẩn mực sống” quan trọng. Tinh thần thực dụng, xa hơm là chủ nghĩa thực dụng có thể trở thành một thứ triết lý, đạo lý thậm chí là lối sống, nếp sống phổ biến của đám đông thị dân…!

Nhìn chung, mối quan hệ tác động qua lại giữa thị hiếu và thị trường, giữa việc thẩm định mọi giá trị sống bằng những cái thị hiếu với quy luật giá trị của kinh tế thị trường như vừa đề cập ở trên đã góp phần quan trọng nếu không nói là quyết định đối với việc tạo ra nét đặc thù cho tâm lý xã hội thị dân, tạo nên nét rất riêng cho nền văn minh đô thị. Tất nhiên hai yếu tố ấy cấu thành nên văn minh đô thị thông qua và dựa trên các đặc trưng của một nền sản xuất lớn, dựa trên điều kiện vật chất – kỹ thuật phát triển ngày càng cao … Ngược lại, không phải cái gì khác hơn mà chính là hai thành tố đó đã góp phần tạo nên phong cách ứng xử quan hệ … để tạo thành lối sống, nếp sống công nghiệp hóa – hiện đại hóa của con người trong văn minh đô thị. Mặc dù có những “cái giá” nhất định phải trả nhưng nó là một bước đột phá, sự phát triển về chất của nền văn minh nhân loại trong tiến trình không ngừng đi tìm những “nguồn lực” và “phương thức” nhằm mục tiêu giải phóng con người, tạo ra sự phát triển toàn diện bản thân con người và xã hội loài người. Quan tâm chăm chút thị hiếu thực chất chính là chăm lo nhu cầu sống của con người cụ thể, hơn nữa đó còn là sự chú ý cần thiết đến một khía cạnh văn hóa của đời thường, một trong những cái “thần thiêng” thuộc về cuộc sống hàng ngày của từng con người vừa là cá nhân / cá thể vừa là xã hội. Tôn trọng và làm chủ các quy luật kinh tế – xã hội thị trường, biến các quy luật ấy trở thành động lực tích cực cho sự phát triển con người và xã hội quả là một động thái văn hóa đạt trình độ cao nhất so với mọi giai đoạn lịch sử trước đây, chỉ có thể có

được trong nền văn minh đô thị hiện nay. Vả chăng cả thị hiếu – thị trường đều là những yếu tố khách quan, dù muốn hay không đã, đang và sẽ tác động sâu sắc đến lối sống, nếp sống văn minh đô thị như một dòng thác tuôn chảy không ngừng và cuốn theo cả một xã hội rộng lớn không ai dễ gì cưỡng lại được, “lội ngược dòng” càng không ổn vì như thế sẽ trờ thành “lạc hậu”!. Vấn đề đặt ra ở đây là những điều kiện, biện pháp nào cần phải thực hiện để hạn chế và khắc phục những mặt tiêu cực của thị hiếu – thị trường trong mối quan hệ với việc xây dựng lối sống, nếp sống văn minh đô thị ?

Nguyên tắc chung do bản chất vấn đề, không thể khác, giải quyết mọi việc liên quan thị hiếu – thị trường phải luôn mang tính căn cơ, đồng bộ, toàn diện, lâu dài chứ không thể chỉ là biện pháp cục bộ hoặc phiến diện, nhất thời. Ví dụ, xây dựng nền văn hóa kinh doanh Việt Nam hiện nay là việc làm có ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp phát triển kinh tế – văn hóa nước ta nói chung, đối với việc điều tiết tích cực hơn những mặt tự phát của xã hội thị trường nói riêng. Tuy nhiên, nền văn hóa kinh doanh trong trường hợp này dù rất cần thiết nhưng hình như cũng chỉ có thể giải quyết những vấn đề thị trường liên quan nội bộ các lực lượng chủ yếu tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh, hơn là cho một thị trường của toàn xã hội … Hoặc, cái gốc của thị hiếu vẫn là trình độ văn hóa

(không phải chỉ là vốn học vấn mà còn là vốn sống thế giới quan, nhân sinh quan), đặc biệt trong đó có trình độ văn hóa thẩm mỹ. Vì vậy nâng cao trình độ văn hóa theo hướng giáo dục toàn diện, chú ý giáo dục thẩm mỹ cho toàn dân, nhất là cho lớp trẻ ở trong các trường phổ thông sẽ là vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó, các hoạt động nghệ thuật thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, băng, đĩa, các nhà văn hóa – câu lạc bộ, các tụ điểm biểu diễn v.v…là hình thức giáo dục thẩm mỹ sâu sắc và có tác động xã hội rộng rãi nhất cần phải được chú ý ngày càng nâng cao chất lượng để có hiệu quả nhiều hơn …

Mặt khác, vấn đề đặt ra và cái đích cuối cùng để xây dựng một thị hiếu – thị trường lành mạnh chắc chắn không thể chỉ bằng văn minh mà còn phải là bằng

văn hóa. Có nghĩa rằng trung tâm vấn đề vẫn là phải dựa trên nền tảng ý thức tự giác, sự tích cực chủ động của con người trong quá trình tự làm chủ, tự giải phóng để ngày càng được tự do hơn, thoát khỏi sự tha hóa của bản thân trước những cái thuộc về khía cạnh tiêu cực của thị hiếu – thị trường, rộng ra là mặt trái của chính

nền văn minh đô thị nhằm vươn tới chiếm lĩnh những giá trị văn hóa chân chính nhất. Nhưng, cũng cần nhấn mạnh rằng vấn đề không thể chỉ giải quyết bằng biện pháp tư tưởng suông mà phải bằng công tác tổ chức, quản lý hết sức cụ thể, căn cơ. Ví dụ, thị hiếu – tâm lý và lối sống – nếp sống “tiền là trên hết” không thể chỉ được hóa giải bằng những lý tưởng đạo đức cao đẹp, bằng những tấm gương “người tốt việc tốt” liên tục được đề cao thông qua nhiều hình thức khác nhau mà còn phải bằng công tác tổ chức, quản lý của chính quyền, đảng, đoàn thể, công tác nhận xét đánh giá cán bộ, bằng các chính sách xã hội, bên cạnh là việc đấu tranh triệt để với những tệ nạn xã hội, với cái xấu, cái ác trong cuộc sống … Như thế vẫn chưa đủ: “Trong cơ chế thị trường (theo định hướng xã hội chủ nghĩa), việc xây dựng tinh thần thượng tôn pháp luật, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đề cao phẩm chất trung thực trong lao động, trong hưởng thụ và trong mọi quan hệ ứng xử xã hội v.v… có ý nghĩa hết sức quan trọng, đặc biệt là ở các đô thị. Sâu sắc hơn khi gia đình với tư cách là một tế bào của xã hội, là môi trường văn hóa gần gũi nhất của con người đang có xu hướng ngày càng “nhỏ bé” và “kém bền vững” do hoạt động kinh tế (thị trường) ngày càng bành trướng và có tác động tiêu cực rất khó lường ở ácc đô thị công nghiệp hóa và hiện đại hóa ngày càng cao. Ngoài ra, sự “nghèo đi”, “thui chột đi” về văn hóa tinh thần, về mối quan hệ con người – con người (trong gia đình, ngoài xã hội …) trong khi đời sống vật chất ngày càng “giàu lên” có vẻ như là một bệng nan y mang tính “trầm kha” ở khắp các đô thị (?). Tóm lại, xây dựng tác phong công nghiệp phù hợp nếp sống văn minh đô thị và “lối sống đô thị nhân văn” cho con người trong

mọi quá trình đô thị hóa, đặc biệt là cho những “thị dân” mẫu mực tương lai (tức lớp công dân trẻ ở các đô thị ngày nay)… rõ ràng có vị trí, ý nghĩa hết sức lớn” 2.

Như vậy, THỊ HIẾU – THỊ TRƯỜNG THEO NGHĨA RỘNG CHÍNH LÀ

MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ, NƠI HÌNH THÀNH, ĐIỀU TIẾT VÀ PHÁT TRIỂN NHỮNG NHU CẦU SỐNG NGÀY CÀNG CAO, NGÀY CÀNG PHỨC TẠP CỦA CÁC TẦNG LỚP THỊ DÂN TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, ĐÔ THỊ HÓA VỚI CÁC QUY LUẬT RIÊNG VỐN CÓ CỦA NÓ. Quản lý môi trường đó thực chất chính là tìm và tạo ra những điều kiện, biện pháp tác động căn cơ, đồng bộ (về hành chính pháp chế, về kinh tế, về nghiệp vụ chuyên môn) theo định hướng tích cực là nhằm làm cho con người và xã hội được phát triển một cách toàn diện, thăng bằng, hài hòa nhất so với mọi giai đoạn lịch sử từ trước tới nay. Suy cho cùng, giải quyết tốt mối quan hệ Thị hiếu – Thị trường – Văn minh đô thị

chính là đi tìm con đường phát triển của quá trình đô thị hóa trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa sao cho phù hợp với các quy luật khách quan và với những lý tuởng xã hội tiên tiến nhất. Trong đó, giải quyết mọi mâu thuẫn và tạo mọi điều kiện để phát trểin tự do cá nhân tương ứng với tự do xã hội (trong mối quan hệ cân bằng với tự nhiên) vẫn là đề tài lớn nhất đối với sự phát triển bền vững của xã hội công nghiệp, hiện đại đồng thời cũng chính là vấn đề trung tâm của việc xây dựng lối sống, nếp sống văn minh đô thị thị hiếu – thị trường luôn có vị trí đặc biệt quan trọng.

2 Huỳnh Quốc Thắng: “Vấn đề văn hóa đô thị và nội dung phác thảo của ngành Văn hóa học đô thị”; Tham luận hội thảo “Văn hóa đô thị” do Sở VH&TT phối hợp Trung tâm Nghiên cứu phát triển đô thị tổ chức tháng 8/2002. hội thảo “Văn hóa đô thị” do Sở VH&TT phối hợp Trung tâm Nghiên cứu phát triển đô thị tổ chức tháng 8/2002.

Một phần của tài liệu Tiểu luận văn hóa kinh doanh văn hóa doanh nghiệp (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)