Yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu QUẢN lý NGÂN SÁCH NHÀ nước cấp HUYỆN ở HUYỆN GIA BÌNH, TỈNH bắc NINH (Trang 105)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2.1Yếu tố khách quan

+ Các quy định về cơ chế chính sách liên quan đến quản lý NSNN của các cấp có thẩm quyền.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 98 phụ trách khối kinh tế cho rằng: Mức độ phù hợp với thực tế của Luật và các quy định của các chính sách của Nhà nước và của địa phương liên quan đến công tác Quản lý ngân sách nhà nước có tác động lớn đến công tác quản lý NSNN, có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả quản lý NSNN trên một địa bàn nhất định. Nên việc ban hành quy định về quản lý của cơ quan quản lý cấp trên đúng đắn, phù hợp sẽ tạo điều kiện để tăng cường và phát triển về KT-XH, ổn định ANQP. Chế độ chính sách phải mang tính khả thi, phù hợp với pháp luật hiện hành của Nhà nước, đảm bảo quản lý chặt chẽ không có kẽ hở để tránh thất thoát tài sản Nhà và còn tạo điều kiện thuận lợi cho quản lý NSNN huyện và làm cho quản lý ngân sách ở huyện hiệu quả hơn. Chế độ chính sách phải mang tính ổn định, tránh thay đổi nhiều để thuận lợi cho việc triển khai thực hiện. Còn nếu Luật và các văn bản dưới luật, các chính sách của địa phương mà không phù hợp với thực tế sẽ gây khó khăn trong việc quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện. Đối với huyên Gia Bình là huyện thuần nông thì đặc biệt là các chính sách về phát triển nông nghiệp hỗ trợ sản xuất và hạ tầng nông thôn. Nếu các chính sách này không phù hợp và luôn thay đổi sẽ rất khó khăn cho việc thực hiện và việc điều hành quản lý ngân sách.

+ . Mức độ phát triển kinh tế và mức thu nhập của các tổ chức kinh tế và của người dân.

Là một huyện thuần nông xuất phát điểm kinh tế ở huyện còn thấp sản xuất chủ yếu nông nghiệp, số hộ đói nghèo và tỷ lệ hộ nghèo cao. Nguồn thu chủ yếu của NSNN là từ thuế, phí, lệ phí và khai thác nguồn tài nguyên, đó là các khoản thu thuế từ các công ty, cơ sơ sản xuất, kinh doanh và dịch vụ...Vì vậy tốc độ phát triển kinh tế, xã hội càng cao thì các nguồn thu cho NSNN càng lớn. Các năm gần đây cơ cấu kinh tế của huyện Gia Bình đã chuyển dịch theo hướng tích cực, công nghiệp dịch vụ, thương mại tăng lên. Đã có một số doanh nghiệp vào đầu tư như nhà máy may Đông Bình, các nhà máy sản xuất gạch tuy len, Công ty thép Việt Nhất. Do vậy thu ngân sách trên địa bàn huyện cũng tăng lên năm 2010 là 36.995 triệu đồng, năm 2013 là 39.625 triệu đồng. Bên cạnh đó cơ sở hạ tầng kinh tế, kỹ thuật, đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện được đầu tư đồng bộ và tốt hơn nên đã, đang và sẽ thu hút được các nhà đầu tư vào đầu tư sản xuất kinh doanh, do vậy thúc đẩy tăng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 99 trưởng và phát triển kinh tế và mức thu nhập bình quân của người dân trong huyện tăng lên. Khi mức sống của người dân trong huyện ở mức cao hơn nên việc thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước có thể rất dễ dàng, công tác thu thuế hiện nay thuận lợi hơn. .

+ Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi của các cấp ngân sách. Việc phân cấp phải bảo đảm tính tập trung dân chủ, phát huy tính chủ đông sáng tạo của các cấp chính quyền địa phương, đảm bảo nguyên tắc công bằng, công khai và minh bạch của ngân sách.

Việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa NSTW với NSĐP, giữa các cấp NSĐP cần phù hợp với thực tế. Thẩm quyền giữa các cấp không chồng chéo, quy trình ngân sách đơn giản hơn không phức tạp. Quy định về phạm vi thu, chi ngân sách rõ ràng, việc quản lý các khoản thuế, phí, lệ phí thống nhất. Để tạo quyền chủ động cho huyện, HĐND cấp tỉnh cần phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi, cho từng cấp ngân sách ở huyện cho phù hợp với thực tế của từng huyện trên địa bàn tỉnh. Việc quyết định tỷ lệ % để lại cụ thể cho ngân sách xã, thị trấn, ngân sách cấp huyện theo tình hình thực tế của huyện và toàn huyện có 02 xã, thị trấn ( xã Đại Bái và Thị trấn Gia Bình) là tự cân đối. Hiện nay nguồn thu được phân cấp, điều tiết cho cấp huyện với tỷ lệ thì nhỏ và hàng năm có tăng nhưng tăng chậm mà nhu cầu chi cho việc phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng của huyện lại lớn dẫn đến việc cân đối điều hành quản lý ngân sách nhà nước rất khó khăn.

4.2.2 Các yếu t ch quan.

- Cơ cấu tổ chức bộ máy, cán bộ quản lý ngân sách

Phải thiết lập cụ thể rõ ràng, thông suốt các “mối quan hệ ngang” và các “mối quan hệ dọc”. Sự thiết lập ấy được biểu hiện thông qua qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cấp, các bộ phận trong tổ chức bộ máy và cán bộ quản lý ngân sách nhà nước. Quy định chức năng nhiệm vụ của bộ máy và cán bộ quản lý theo chức năng trách nhiệm quyền hạn giữa bộ phận này với bộ phận khác, giữa cấp trên với cấp dưới trong quá trình phân công phân cấp quản lý đó. Nếu việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền không rõ ràng, cụ thể thì dễ xảy ra tình trạng hoặc thiếu trách nhiệm, hoặc lạm quyền trong việc thực hiện

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 100 nhiệm vụ quản lý ngân sách nhà nước.

Huyện Gia Bình thời kỳ ổn định ngân sách là 5 năm nhưng từ năm 2010 đến 2013 phòng Tài chính kế hoạch huyện đã thay đổi nhân sự 8 người đi và đến, ba lần thay đổi lãnh đạo cơ quan, do vậy ảnh hưởng không nhỏ đến nhiệm vụ chuyên môn, công tác quản lý ngân sách nhà nước. Tuy nhiên cùng với năng lực chuyên môn và ý thức nhiệt tình trong công việc, bản lĩnh chính trị cao của các đồng chí trong cơ quan nên đã loại trừ được sai lệch trong các khâu trong quản lý ngân sách nhà nước và thực hiện tốt công tác quản lý ngân sách nhà nước. Ngược lại, nếu cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ kém, bản lĩnh chính trị không vững vàng sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện. Nếu một khâu trong quá trình quản lý ngân sách thực hiện không tốt chẳng hạn như lập dự toán không sát với thực tế sẽ ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách, ảnh hưởng đến nhiệm vụ chi dẫn đến tình trạng sai sót trong điều hành ngân sách địa phương. Bộ máy và cán bộ năng lực trình độ thấp thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý NSNN. Do đó tổ chức bộ máy và cán bộ là nhân tố rất quan trọng trong quá trình tổ chức quản lý ngân sách nhà nước.

- Sự phối hợp các cơ quan đơn vị cấp trên và các cơ quan liên quan trong quản lý ngân sách huyện.

Sự chỉ đạo điều hành của UBND huyện Gia Bình, sự phối hợp giữa các ngành liên quan trong quản lý ngân sách nhà nước, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan Thuế và Kho bạc nhà nước, Tài chính và cơ quan tư pháp trong việc tổ chức, triển khai, giám sát, xử lý vi phạm trong thu, chi ngân sách nhà nước cấp huyện là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện. Năm 2012 do sự chỉ đạo điều hành của UBND huyện Gia Bình chưa tập trung. Các ngành có liên quan như Thanh tra, Thuế, Tài nguyên môi trường trong công tác chưa có sự phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện công việc chung nên hiệu quả còn thấp. Mặt khác phòng Tài chính chưa thực hiện tốt hết chức năng tham mưu cho UBND huyện trong quản lý ngân sách, nhất là QLNS ở các xã, thị trấn nên năm 2012 đã để một số xã, thị trấn còn có tình trạng nợ lương và các khoản đóng góp và có tính chất lương của cán bộ, thu ngân sách đạt kết quả thấp, chi ngân sách đã sẩy ra sai phạm thanh tra nhà nước thu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 101 hồi. Vậy để quản lý ngân sách nhà nước tốt cần có sự chỉ đạo sát sao của UBNS huyện sự phối hợp chặt chẽ của các ngành có liên quan như Thanh tra, Thuế, Kho bạc nhà nước, Tài nguyên môi trường trong việc thực hiện nhiệm vụ chung.

- Yếu tố công nghệ thông tin.

Yếu tố ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và điều hành ngân sách cũng có tác động không nhỏ tới kết quả quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn từ khâu lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán ngân sách nhà nước. Theo kết quả điều tra có 90% số người được hỏi cho rằng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và điều hành ngân sách là rất cần thiết và đã quan tâm đầu tư công nghệ thông tin phục vụ cho công tác.

4.3 Các giải pháp tăng cường quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện ở huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới. Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới.

4.3.1. Mc tiêu phát trin kinh tế - xã hi ca huyn Gia Bình

Đại hội đảng bộ huyện Gia Bình lần thứ XX đã xác định mục tiêu tổng quát phát triển kinh tế - xã hội của huyện đến năm 2020 như sau: “Tiếp tục đẩy mạnh công tác phát triển kinh tế - xã hội; Tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; Điều chỉnh cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn đầu tư phát triển nông nghiệp với phát triển công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo hướng hiện đại; Xây dựng nông thôn mới giàu bản sắc dân tộc; Nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo và nâng cao dân trí; Thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân; Coi trọng công tác bảo vệ môi trường gắn với việc phát triển du lịch sinh thái; Tăng cường củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, xây dựng Đảng, Chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân vững mạnh”.

Mục tiêu cụ thểđến năm 2020:

Phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) đến năm 2020 7,5%/năm.

Trong đó: Nông – Lâm – Thủy sản tăng 1,8%/năm; Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp – Xây dựng cơ bản tăng 11,7%/năm; Dịch vụ tăng 8%/năm. GDP bình quân đầu người ( theo giá hiện hành) năm 2020 đạt 44,4 triệu đồng. Đưa cơ cấu kinh tế (theo giá hiện hành) theo hướng ưu tiên phát triển công nghiệp. Đến năm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 102 2020 tỷ trọng nông nghiệp chiếm 24,3%, công nghiệp – xây dựng cơ bản chiếm 38,3%, dịch vụ 37,4%.

Thu ngân sách nhà nước đến năm 2020 (không tính thu tiền sử dụng đất và các khoản quản lý qua ngân sách) đạt 80 tỷ đồng, tăng bình quân 27%/năm.

Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 5% (theo tiêu chí hiện hành); tích cực ngăn chặn các tệ nạn xã hội. Tỷ suất sinh hàng năm giảm 0,2%; giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi xuống dưới 8%.

Phát triển giáo dục – đào tạo, khoa học công nghệ: phấn đấu 100% số trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2; phổ cập mẫu giáo 5 tuổi.

Bảo vệ và giải quyết cơ bản vấn đề ô nhiễm môi trường, đến năm 2020, 100% dân số được sử dụng nước sạch và nước hợp vệ sinh.

Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hợp lý và hiện đại, tạo nên mạng lưới hoàn chỉnh, liên hoàn, liên kết giữa các phương thức vận tải giữa đô thị và nông thôn.

Thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phòng quân sự địa phương, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Phấn đấu trên 90% tổ chức cơ sở Đảng đạt trong sạch vững mạnh. Trên 90% đảng viên đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ. Hàng năm Đảng bộ chính quyền huyện đạt trong sạch vững mạnh.

4.3.2. Phương hướng qun lý ngân sách nhà nước cp huyn huyn Gia Bình, tnh Bc Ninh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tăng cường nguồn thu để bảo đảm nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Khuyến khích NS các cấp khai thác mọi nguồn thu sẵn có và tiềm ẩn ở địa phương để tăng thu và bảo đảm nguồn thu ổn định cho NS.

- Tập trung cơ cấu lại ngân sách nhà nước theo hướng phân định rõ nguồn thu và nhiệm vụ chi của NSNN cấp huyện để tăng cường tính chủ động của cấp ngân sách địa phương, xác định rõ nhiệm vụ trọng yếu như nâng cao tỷ trọng chi đầu tư phát triển trong tổng chi ngân sách nhà nước, cụ thể tập trung cho đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông, đường điện đặc biệt ưu tiên xây dựng trường học, trạm y tế theo chủ trương của tỉnh trong giai đoạn này .

- Đổi mới và nâng cao hiệu quả điều hành ngân sách trên địa bàn; Tích cực khai thác mọi nguồn thu cho ngân sách từ các khu vực kinh tế, triệt để tiết kiệm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 103 trong chi thường xuyên, ưu tiên chi đầu tư phát triển; Nâng cao hiệu quả các khoản chi ngân sách. Tổ chức tốt thực hiện dự toán thu, chi ngân sách đã được HĐND huyện, xã thông qua hàng năm. Đảm bảo chi ngân sách phục vụ cho việc hoàn thành các mục tiêu kinh tế xã hội do Đại hội Đảng bộ đề ra.

Chấp hành tốt Luật ngân sách Nhà nước; Tiết kiệm trong chi tiêu, thực hiện tốt pháp lệnh về thực hành tiết kiệm chống lãng phí; Tăng cường kiểm tra kiểm soát, đưa dần các khoản chi ngân sách trên địa bàn đi vào nề nếp theo đúng chủ trương chính sách của Đảng và Pháp luật của Nhà nước; Từng bước nâng số xã tự cân đối được ngân sách. Khai thác triệt để mọi nguồn thu ngân sách từ các khu vực kinh tế, trong đó huy động tối đa các nguồn thu trong nước để đáp ứng nhu cầu chi ngân sách

Hoàn thiện quản lý NSNN phải đi đôi với hoàn thiện bộ máy, tăng cường chức năng, quyền hạn của bộ máy quản lý NSNN. Nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý tài chính.

4.3.3. Gii pháp tăng cường qun lý ngân sách nhà nước cp huyn huyn Gia Bình, tnh Bc Ninh trong thi gian ti.

4.3.3.1. Đổi mới, nâng cao chất lượng xây dựng và lập dự toán ngân sách huyện.

Lập, chấp hành, quyết toán NSNN là 3 khâu của quy trình quản lý NSNN gắn liền với các quyền quyết định, quyền quản lý, quyền kiểm tra giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong đó, lập dự toán giữ vai trò hết sức quan trọng, không những cung cấp thông tin cần thiết nhất cho quản lý NSNN ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, mà nó còn tạo cơ sở cho việc đề xuất hay thay đổi các chính sách, chế độ tài chính hiện hành. Vì vậy nâng cao chất lượng công tác lập dự toán phải được coi là khâu quan trọng trong quy trình quản lý NSNN, khắc phục tính hành chính trong công tác lập dự toán để đơn giản hóa quy trình, vừa đảm bảo được nguyên tắc tập trung nhưng cũng vừa tôn trọng dân chủ ở cơ sở. Bên cạnh đó, lập dự toán phải phản ánh được những mối liên hệ cơ bản trong việc lựa chọn, cân đối các nguồn lực tài chính phục vụ nhu cầu đầu tư phát triển và ổn định môi trường kinh tế – tài chính.

Xây dựng dự toán NSNN cần thể hiện rõ mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững, nâng cao hiệu lực, hiệu qủa quản lý nhà nước. Thông qua thực

Một phần của tài liệu QUẢN lý NGÂN SÁCH NHÀ nước cấp HUYỆN ở HUYỆN GIA BÌNH, TỈNH bắc NINH (Trang 105)