Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu

Một phần của tài liệu QUẢN lý NGÂN SÁCH NHÀ nước cấp HUYỆN ở HUYỆN GIA BÌNH, TỈNH bắc NINH (Trang 54)

3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu

3.2.1.1 Thu thập thông tin thứ cấp

- Nguồn số liệu thứ cấp về Những vấn đề lý luận cơ bản về NSNN nói chung và quản lý NSNN cấp huyện nói riêng được thu thập và hệ thống hóa từ các tài liệu, giáo trình, sách báo, tạp chí chuyên ngành, văn bản pháp luật có liên quan của Chính Phủ, Bộ, của UBND tỉnh Bắc Ninh liên quan đến ngân sách nhà nước các báo cáo liên quan đến ngân sách nhà nước của phòng Tài chính kế hoạch, Chi cục Thuế huyện.

- Thu thập từ Internet để có các thông tin về tình hình Quản lý Ngân sách nhà nước của một số nước trên thế, về tình hình Quản lý Ngân sách nhà nước của nước ta và những tư liệu liên quan đến đề tài. Tài liệu thu thập được gồm:

- Các tài liệu thống kê về tình hình dân số, lao động, kinh tế, xã hội trên địa bàn Huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh từ Niên giám Thống kê qua các năm (do Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh phát hành).

- Báo cáo công tác quản lý ngân sách cấp huyện trên địa bàn từ năm 2010 đến 2013.

- Các bài báo khoa học tại các tạp chí khoa học chuyên ngành kinh tế.

- Các công trình nghiên cứu, dự án của các cơ quan, ban, ngành huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Các tài liệu liên quan khác.

Nguồn gốc của các tài liệu này đều được chú thích rõ ràng khi sử dụng trong luận văn và được liệt kê trong danh mục tài liệu tham khảo

3.2.1.2 Thu thập số liệu sơ cấp

- Phương pháp phỏng vấn cá nhân trực tiếp

- Tác giả gặp trực tiếp đối tượng được điều tra để phỏng vấn theo một số nội dung được chuẩn bị từ trước về tình hình kinh tế - xã hội, quản lý ngân sách cấp huyện và kết quả thực hiện ngân sách cấp huyện qua Kho bạc Nhà nước Gia Bình tỉnh Bắc Ninh. Đối tượng điều tra là cán bộ Lãnh đạo quản lý, các đồng chí chuyên viên thuộc huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Từ các cơ quan như: Ủy Ban Nhân Dân Huyện, Kho Bạc Nhà nước, Phòng Tài chính, Chi cục Thuế, Chi cục Thống Kê, các xã, thị trấn… Các cơ quan, tổ chức, các đơn vị và cá nhân là những người làm trong

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 47 các cơ quan chức năng của huyện, các đơn vị tổ chức, trong huyện được hưởng ngân sách hoạt động từ nguồn ngân sách Nhà nước và một số hộ kinh doanh và hộ dân trên địa bàn.

Để tiến hành điều tra, phỏng vấn, tác giả xây dựng bảng câu hỏi cho các đối tượng trong công tác thu, chi ngân sách.

Các hình thức thu thập thông tin, số liệu sử dụng trong nghiên cứu bao gồm: Phỏng vấn trực tiếp bằng phiếu điều tra và thảo luận tham gia của các nhóm đối tượng khác nhau.

Bảng 3.1 Số phiếu điều tra ở các nhóm đối tượng

Đối tượng điều tra Số phiếu

1. Lãnh đạo các phòng ban của huyện 38

2. Cán bộ làm công tác thanh tra 4

3. Cán bộ trực tiếp làm công tác thu thuế 16

4. Lãnh đạo các xã, thị trấn 26

5. Cán bộ trực tiếp làm công tác QLNN huyện, xã 17

Tổng 101

Mẫu nghiên cứu đảm bảo tính đa dạng và tính đại diện cho các đối tượng liên qun đến quản lý ngân sách.

Ngoài ra tài liệu, thông tin thu thập còn gồm: Tình hình lập dự toán ngân sách huyện (căn cứ, yêu cầu, nội dung, phương pháp lập, quy trình lập, biểu dự toán, báo cáo thuyết minh dự toán) tình hình chấp hành dự toán ngân sách, quyết toán ngân sách hàng năm (Báo cáo quyết toán NSNN năm 2010 -2013, Bảng Đối chiếu kho bạc…).

- Phương pháp chuyên khảo

Phương pháp thu thập thông tin dựa trên việc tham khảo ý kiến của các nhà quản lý có uy tín về lĩnh vực liên quan QLNS, Lãnh đạo quản lý, các chuyên viên thuộc huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Từ các cơ quan như: Ủy Ban Nhân Dân Huyện, Kho Bạc Nhà nước, Phòng Tài chính, Chi cục Thuế, Chi cục Thống Kê …Để làm rõ hơn về đối tượng nghiên cứu.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 48

Một phần của tài liệu QUẢN lý NGÂN SÁCH NHÀ nước cấp HUYỆN ở HUYỆN GIA BÌNH, TỈNH bắc NINH (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)