Thực trạng Quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện ở huyện Gia Bình

Một phần của tài liệu QUẢN lý NGÂN SÁCH NHÀ nước cấp HUYỆN ở HUYỆN GIA BÌNH, TỈNH bắc NINH (Trang 59)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Thực trạng Quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện ở huyện Gia Bình

trong những năm qua.

4.1.1.Bộ máy quản lý ngân sách nhà nước.

Bộ máy quản lý NSNN huyện Gia Bình được tổ chức như sau:

Chú giải:

- - - : Sự phối hợp giữa các cơ quan

Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Gia Bình là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, chịu sự quản lý của UBND huyện Gia Bình và sự quản lý về chuyên môn của Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh. Là cơ quan chuyên môn tham mưu trực tiếp giúp UBND huyện quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài chính ngân sách, kế hoạch và đầu tư, giúp UBND huyện xây dựng kế hoạch phát triển KT - XH, quốc phòng - an ninh hằng năm, 5 năm, 10 năm. . .

Hiện nay, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Gia Bình có 12 người, trong đó có 8 biên chế chính thức, 4 cán bộ hợp đồng, được bố trí như sau:

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN

CHI CỤC THUẾ PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ HOẠCH KHO BẠC NHÀ NƯỚC THANH TRA

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 52

Sơ đồ: Cơ cấu tổ chức bộ máy của Phòng Tài chính - kế hoạch huyện Gia Bình

* Lãnh đạo phòng gồm 03 người:

- Trưởng phòng: Có trách nhiệm điều hành chung, chịu trách nhiệm trực tiếp trước Thường trực Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh về quản lý nhà nước trên các lĩnh vực tài chính - ngân sách, kế hoạch và đầu tư của địa phương.

Trực tiếp phụ trách các bộ phận: Tổng hợp và xây dựng kế hoạch phát triển KT – XH hằng năm, 5 năm, 10 năm… Bộ phận thẩm định dự án đầu tư xây dựng cơ bản

- Phó trưởng phòng th nht:

Có nhiệm vụ tham mưu, giúp việc cho trưởng phòng. thay mặt Trưởng phòng giải quyết những công việc của Phòng và những công việc thuộc trách nhiệm của Trưởng phòng khi trưởng phòng đi vắng được sự ủy quyền.

Trực tiếp phụ trách các lĩnh vực: Tài chính, ngân sách, tài sản, xây dựng.

- Phó trưởng phòng th hai:

Tham mưu, giúp việc cho trưởng phòng và thay mặt Trưởng phòng giải quyết những công việc của Phòng và những công việc thuộc trách nhiệm của Trưởng phòng khi trưởng phòng đi vắng được sự ủy quyền.

Trực tiếp phụ trách các lĩnh vực: Công tác quản lý giá, Kế hoạch đầu tư,

TRƯỞNG PHÒNG PHÓ TRƯỞNG PHÒNG BỘ PHẬN NGÂN SÁCH HUYỆN, XÃ BỘ PHẬN HÀNH CHÍNH, GIÁ, ĐKKD THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN BỘ PHẬN KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ PHÓ TRƯỞNG PHÒNG

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 53 công tác định giá, Đăng ký kinh doanh, thống nhất QLKT hợp tác xã, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân trên địa bàn.

* Bộ phận tổng hợp và xây dựng kế hoạch phát triển KT – XH: gồm 04 người: 01 người tổng hợp kế hoạch phát triển KT - XH, 02 người thẩm định báo cáo kỹ thuật các dự án thuộc thẩm quyền của huyện, thẩm định quyết toán các dự án hoàn thành, xây dựng các kế hoạch của từng ngành, thu thập số liệu cho công tác tổng hợp kế hoạch, 01 người theo dõi cấp phép kinh doanh cho hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã.

- Bộ phận ngân sách huyện, xã gồm 03 người: 01 người kế toán tổng hợp, 02 người kế toán nội bộ kiêm chuyên quản cơ quan đơn vị, chuyên hướng dẫn cấp phát, thanh quyết toán ngân sách xã, thị trấn.

- Văn thư 01 người, tạp vụ 01 người, chịu sự chỉ đạo của Trưởng phòng, có trách nhiệm đưa, nhận công văn, vệ sinh cơ quan.

- Về trình độ chuyên môn: Đội ngũ cán bộ công chức của Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện có 04 người có trình độ thạc sỹ, 0 6 người có trình độ đại học; 01 người trình độ cao đẳng.

- Về trình độ lý luận chính trị: 02 người có trình độ cao cấp lý luận chính trị, 03 người có trình độ trung cấp lý luận chính trị.

4.1.2 Thc trng qun lý ngân sách nhà nước cp huyn huyn Gia Bình trong nhng năm qua.

4.1.2.1 Công tác lập dự toán ngân sách nhà nước cấp huyện

Huyện đã căn cứ vào chỉ thị của UBND tỉnh, hướng dẫn của Sở Tài chính tỉnh, căn cứ vào chủ trương của Ban Thường vụ Huyện ủy, Nghị quyết của HĐND huyện, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách của các đơn vị dự toán thuộc ngân sách cấp huyện và UBND các xã, thị trấn. Phòng Tài chính - Kế hoạch phối hợp với Chi cục Thuế huyện tổng hợp dự toán ngân sách huyện, trình UBND huyện báo cáo UBND tỉnh và các ngành chức năng.

Căn cứ báo cáo của huyện, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế tỉnh thảo luận dự toán ngân sách, thống nhất với UBND huyện về dự toán thu, chi ngân sách năm của huyện và thông báo số kiểm tra về dự toán ngân sách của Sở Tài chính cho UBND huyện. Đồng thời, tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh trình HĐND tỉnh phê chuẩn. Căn cứ phê chuẩn của HĐND tỉnh, UBND tỉnh quyết định

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 54 giao dự toán thu, chi ngân sách cho huyện.

Dự toán giao thu và nhiệm vụ chi cho huyện Gia Bình giai đoạn 2010- 2013 thể hiện qua bảng 4.1 và 4.2 .

Bảng 4.1: Dự toán tỉnh giao nhiệm vụ thu cho huyện Gia Bình năm 2010-2013. ĐVT: Triệu đồng

Năm Tổng số thu

Trong đó Thu NSNN

trong cân đối đối và quản lý qua NS Khoản thu không cân

2010 16.324 14.454 1.870

2011 21.544 19.644 1.900

2012 38.779 33429 5.350

2013 39.435 31.435 6.000

Nguồn: Phòng Tài chính –Kế hoạch huyện Gia Bình

Bảng 4.2: Dự toán tỉnh giao nhiệm vụ chi cho huyện Gia Bình năm 2010-2013. ĐVT: Triệu đồng

TT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tổng chi NS huyện 124.926 133.161 169.920 210.855

I Chi cân đối 117.021 125.931 137.988 160.797

1 Chi đầu tư phát triển 4.490 5.570 8.175 6.861

- Chi XDCB tập trung 4.170 4.170 5.000

- chi đầu tư từ nguồn thu tiền sử dụng đất

1.400 2.100 1.750

- Hỗ trợ hạ tầng nông thôn 1.905 111

2 Dự phòng ngân sách 2.519 3.260 3.780 4.033

3 Chi thường xuyên 110.012 117.101 126.033 149.903

Trong đó: Chi sự nghiệp Giáo dục 47.259 55.640 57.828 72.127

Chi sự nghiệp đào tạo 1.675 1.800 1.800 1.950

II Bổ sung có mục tiêu 7.035 5.330 27.582 44.058

III Các khoản không cân đối, quản lý qua ngân sách

870 1.900 4.350 6.000

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 55 Căn cứ số dự toán tỉnh giao như biểu 4.1 và 4.2, phòng Tài chính - Kế hoạch phối hợp với Chi cục thuế tham mưu cho UBND huyện lập dự toán ngân sách huyện và thẩm định, thống nhất giao dự toán ngân sách cho các xã, thị trấn, các cơ quan, đơn vị để UBND huyện tháng 12 hàng năm trình HĐND huyện quyết định phê chuẩn.

Để lập dự toán ngân sách được sát thực, UBND huyện đã chỉ đạo công tác lập dự toán ngân sách, cụ thể: Dựa trên cơ sở số thực hiện thu NSNN năm báo cáo đối với các nguồn thu được phân cấp, cùng với khả năng tăng thu theo mức tăng trưởng kinh tế của huyện được dự báo. Dự toán được đảm bảo xây dựng trên cơ sở các nguồn thu được hưởng theo phân cấp, nguồn bổ sung cân đối của tỉnh đã giao cho ngân sách huyện trong thời kỳ ổn định ngân sách

và nguồn bổ sung cho các chương trình mục tiêu, chế độ chính sách mới. Khi lập dự toán quán triệt việc tiết kiệm các khoản chi thường xuyên, ưu tiên cho chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo, chi sự nghiệp y tế, chi hỗ trợ nông nghiệp giống, cây con, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chi cho công tác xoá đói giảm nghèo… giảm chi hành chính, hạn chế mua sắm, sửa chữa trang thiết bị khi chưa cần thiết.

Đối với các khoản chi thường xuyên, việc lập dự toán được dựa trên cơ sở các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức do Chính phủ và UBND tỉnh quy định. Các đơn vị dự toán trong toàn huyện, khi lập dự toán chi đều trích 10% tiết kiệm từ chi thường xuyên của đơn vị (trừ các khoản có tính chất lương và các khoản đóng góp theo lương) theo đúng chủ trương của Nhà nước, để bổ sung nguồn kinh phí cải cách tiền lương. Đây là một chủ trương đúng đắn và đang phát huy hiệu quả trong thực tế bởi trong tổng chi ngân sách huyện thì chi thường xuyên luôn là khoản chi lớn nhất chiếm khoảng trên 70%. Để thực hiện việc tiết kiệm 10% chi thường xuyên (không kể lương và các khoản có tính chất lương), tức là phải giảm các khoản chi khác như: Chi quản lý (chi vật tư văn phòng, hội nghị, tiền thưởng, tiếp khách, hôi nghị,chi khác ngân sách . . .) như vậy điều này đòi hỏi các đơn vị phải thực hành tiết kiệm chống lãng phí.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 56 Đối với các khoản chi đầu tư phát triển trên cơ sở bố trí kế hoạch cho các dự án có đủ điều kiện, bố trí vốn phù hợp khả năng ngân sách đồng thời ưu tiên bố trí vốn để trả nợ và đầu tư cho các dự án đang thực hiện.

Bảng 4.3 : Kết quả điều tra công tác lập dự toán thu, chi ngân sách nhà nước

ĐVT : phiếu

Đối tượng điều tra Công tác lập dự toán Khó khăn Thuận lợi

1. Lãnh đạo, kế toán các phòng ban của huyện 9 29

2. Cán bộ làm công tác thanh tra 0 4

3. Cán bộ trực tiếp làm công tác thu thuế 4 12

4. Lãnh đạo các xã, thị trấn 8 18

5. Cán bộ trực tiếp làm công tác QLNN huyện. 3 14

Tổng 24 77

Qua kết quả điều tra tại các các cơ quan, ban ngành và các xã, thị trấn ta thấy 77/101 phiếu điều tra (thể hiện trên bảng 4.3) đánh giá công tác lập dự toán tương đối thuận lợi và rất được quan tâm đặc biệt là lập dự toán chi. Việc lập dự toán đã đáp ứng được các yêu cầu cơ bản, các xã, thị trấn đã bám sát kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, nhiệm vụ chính trị của địa phương, các ban ngành đoàn thể đã bám sát vào nhiệm vụ của ngành mình để lập dự toán.

Tuy nhiên trên thực tế, việc xây dựng dự toán ngân sách huyện chủ yếu là dựa theo tính toán của cấp trên. Các đơn vị sử dụng ngân sách, các xã thường xây dựng dự toán thu thấp, chi cao đề nghị tăng chi, bổ sung cân đối. Mặt khác nguồn thu lại có hạn, tỉnh lại khống chế chi bổ sung cân đối cho ngân sách huyện bằng cách giao dự toán thu cao. Điều này làm cho dự toán ngân sách được giao chưa sát với đặc điểm tình hình của các xã, thị trấn. Năm 2013 các xã xây dựng dự toán thu không sát với thực tế nên có nơi vượt thu nhiều thì thừa cân đối ngân sách như xã Cao Đức đã vượt thu đạt 613% , Đại Lai đã vượt thu đạt 402%, Nhân Thắng đã vượt thu đạt 235%, nơi thu không đạt hụt thu thì rơi vào tình trạng lúng túng bị động trong điều hành ngân sách, dẫn đến chi sai nguồn, chi không đúng mục đích .

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 57 Năm 2013 có xã Bình Dương, Đại Bái, Lãng Ngâm, Xuân Lai đã thu không đủ so dự toán được giao.

Bảng 4.4: Dự toán thu ngân sách của các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Gia Bình năm 2013

ĐVT: Triệu đồng Stt Đơn vị Năm 2013 So sánh TH/DT ( %) D toán Thc hin 1 Bình Dương 1.748 1.612 92 2 Cao Đức 863 5.293 613 3 Đại Bái 2.248 2.147 95 4 Đại Lai 317 1.276 402 5 Đông Cứu 350 527 150 6 Giang Sơn 364 395 108 7 Lãng ngâm 1.069 935 86 8 Nhân Thắng 1.448 3.404 235 9 Quỳnh Phú 395 401 101 10 Song Giang 219 234 106 11 Thái Bảo 441 586 132 12 Vạn Ninh 568 672 118 13 Xuân Lai 873 773 88 14 Thị Trấn 2.977 3.027 101

Nguồn: Phòng Tài chính –Kế hoạch huyện Gia Bình

Đối với nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở ngành với các địa phương trong phân bổ vốn đầu tư, nên chưa phát huy hết hiệu quả của nguồn vốn đầu tư.

4.1.2.2 Công tác chấp hành dựtoán ngân sách nhà nước cấp huyện

Tất cả các khoản thu, chi ngân sách nhà nước đều được thực hiện trong dự toán được phân bổ và giao dự toán. Trực tiếp được kiểm soát qua kho bạc nhà nước huyện, công tác tổ chức thực hiện chấp hành dự toán đã được thực hiện theo các nội dung sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 58

* Việc phân bổ và giao dự toán

UBND huyện đã căn cứ vào dự toán ngân sách nhà nước được HĐND phê chuẩn, UBND huyện tổ chức thực hiện ngân sách, tiến hành ra quyết định phân bổ và giao dự toán chi tiết cho các cơ quan, ban ngành đoàn thể, đơn vị, các xã, thị trấn.

Các đơn vị dự toán cấp I, UBND các xã, thị trấn tiến hành phân bổ dự toán ngân sách cho các đơn vị trực thuộc của mình và có trách nhiệm báo cáo HĐND cùng cấp và cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp kết quả phân bổ và giao dự toán ngân sách địa phương.

* Tổ chức quản lý nguồn thu.

Căn cứ Quyết định của UBND huyện về giao các chỉ tiêu thu, chi NSNN cho các xã, thị trấn. UBND huyện giao cho cơ quan thuế lập kế hoạch thu ngân sách theo từng quí và chịu trách nhiệm trong việc tổ chức việc tập trung các nguồn thu, các biện pháp chống thất thu. Chi cục Thuế huyện phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong huyện và các xã, thị trấn sử dụng các biện pháp thích hợp để đảm bảo thu đúng, thu đủ và kịp thời, nộp kịp thời các khoản phải thu vào NSNN. Các cơ quan, đơn vị và các xã, thị trấn có giao nhiệm vụ thu ngoài các khoản thuế quản lý tổ chức thực hiện thu, nộp theo đúng quy định. Các khoản thu phát sinh trên địa bàn đối với các doanh nghiệp do cục thuế quản lý tiến hành thu và chuyển về. KBNN huyện căn cứ phân cấp nguồn thu giữa các cấp ngân sách và tỷ lệ điều tiết đã đươc quy định trên địa bàn để hạch toán vào NSNN các cấp được hưởng theo đúng chế độ quy định. Qua điều tra cho thấy gần 90% các ý kiến cho rằng các biện pháp thu đã được áp dụng một cách linh hoạt và mềm dẻo phù hợp với diễn biến khách quan của quá trình sản xuất kinh doanh ở từng doanh nghiệp tại địa bàn và luôn tuân thủ các Luật thuế đã ban hành.

Qua điều tra ta thấy 14/14 xã thị trấn trên địa bàn huyện đã đánh giá công tác thu ngân sách của địa phương hiện nay thuận lợi. Tình trạng nợ đọng thuế vẫn còn nhưng không nhiều nợ chủ yếu nợ thuế của các doanh nghiệp. Bộ máy quản lý thu ngân sách hiện nay hoạt động nhiệt tình, sát sao có hiệu quả. Việc xây dựng kế hoạch thu thuế đã dựa trên các văn bản Pháp luật hiện hành về thuế, kế hoạch phát

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 59 triển kinh tế nói chung và kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh ở từng cơ sở nộp thuế, các chính sách, chế độ, quản lý kinh tế của Nhà nước đã ban hành, tình hình tài chính ngân sách của Nhà nước trong năm kế hoạch, đặc biệt là yêu cầu động viên nguồn thu vào NSNN kịp thời, đảm bảo nguồn để cân đối nhiệm vụ chi của địa phương.

Trong những năm qua, tình hình thực hiện dự toán thu ngân sách đều tăng so với dự toán UBND tỉnh và HĐND huyện giao, thu ngân sách giai đoạn 2010-2013 tăng 49.127 triệu đồng, tỷ lệ tăng 50% so với dự toán tỉnh giao; so với dự toán

Một phần của tài liệu QUẢN lý NGÂN SÁCH NHÀ nước cấp HUYỆN ở HUYỆN GIA BÌNH, TỈNH bắc NINH (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)