Phương pháp xử lý phân tích số liệu, thông tin

Một phần của tài liệu QUẢN lý NGÂN SÁCH NHÀ nước cấp HUYỆN ở HUYỆN GIA BÌNH, TỈNH bắc NINH (Trang 56)

3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP

3.2.2.Phương pháp xử lý phân tích số liệu, thông tin

3.2.2.1 Phương pháp xử lý

Các thông tin và số liệu sau khi thu thập được sẽ được tác giả cập nhật và tính toán tùy theo mục đích nghiên cứu, phân tích của đề tài trên sử dụng chương trình phần mềm Excel của Microsoft Office, để tổng hợp, tính toán và hệ thống hoá lại những tiêu thức cần thiết, thể hiện bằng đồ thị, bảng biểu.

*. Phương pháp bảng thống kê

Bảng thống kê là hình thức biểu hiện các số liệu thống kê một cách có hệ thống, logic nhằm mô tả cụ thể, rõ ràng các đặc trưng về mặt lượng của hiện tượng nghiên cứu. Một số loại bảng thống kê được sử dụng trong luận văn là: bảng giản đơn, bảng phân tổ, bảng kết hợp.

*. Phương pháp đồ thị

Đồ thị là phương pháp chuyển hoá thông tin từ dạng số sang dạng đồ thị. Trong đề tài, tác giả sử dụng nhiều loại đồ thị khác nhau như: đồ thị hình cột, đồ thị đường gấp khúc, đồ thị mạng nhện… nhằm biểu thị một cách rõ nét các chỉ tiêu nghiên cứu. Đồ thị sẽ giúp cho người đọc dễ dàng trong tiếp cận, so sánh và phân tích thông tin.

3.2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu.

Để đạt được các nội dung của đề tài, chúng tôi sử dụng các phương pháp phân tích sau đây:

- Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này được sử dụng để mô tả thực trạng tình hình quản lý thu - chi NSNN cấp huyện trên địa bàn huyện Gia Bình. Các chỉ tiêu của phương pháp này được đưa vào phân tích bao gồm: Số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân, cơ cấu, tỷ trọng…Phương pháp này dùng để phân tích tình hình quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện giai đoạn 2010-2013.

- Phương pháp thống kê so sánh: Phương pháp so sánh được sử dụng trong đề tài để đánh giá sự biến động các chỉ tiêu kinh tế trong quản lý ngân sách huyện trên địa bàn qua 03 năm 2010 - 2013, phương pháp so sánh dùng để so sánh số liệu theo chuỗi thời gian và tại một thời điểm để so sánh các tiêu thức với nhau, so sánh chéo giữa các chỉ tiêu thu, chi ngân sách cấp huyện năm này với các chỉ tiêu thu, chi

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 49 ngân sách của huyện năm sau. Các chi tiêu thống kê mô tả như tỷ trọng, số bình quân, tốc độ tăng trưởng, số tuyệt đối, số tương đối. Qua đó, thấy được kết quả đạt được qua các năm, từ đó phát huy mặt tích cực và hạn chế tiêu cực về vấn đề được nghiên cứu.

- Phương pháp Hạch toán - Kế toán: Đối chiếu giữa các nguyên tắc của hạch toán kế toán với thực tế hạch toán của phòng để thấy được những gì phù hợp và chưa phù hợp trong quá trình thực hiện công tác kế toán thu, chi NSNN.

- Phương pháp phân tích - tổng hợp: Phân tích, tổng hợp và đánh giá thông qua việc sử dụng các sơ đồ, biểu đồ và đồ thị để minh họa bằng số lượng các kết quả nghiên cứu để hoàn thành những mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu đề ra.

Một phần của tài liệu QUẢN lý NGÂN SÁCH NHÀ nước cấp HUYỆN ở HUYỆN GIA BÌNH, TỈNH bắc NINH (Trang 56)