Phụ gia Na2SiF

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo vật liệu đóng rắn từ tro bay (Trang 37)

KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VÀ THẢO LUẬN

3.4.3. Phụ gia Na2SiF

Ảnh hưởng của phụ gia Na2SiF6 đến độ bền nén của các mẫu vật liệu đóng rắn không nung và mẫu có nung được chỉ ra ở bảng 3.9a và 3.9b dưới đây.

Bảng 3.9a: Khảo sát ảnh hưởng của phụ gia Na2SiF6 – mẫu không nung

Mẫu T.N.1 T.N.2 T.N.3 T.N.4 T.N.5

Tỉ lệ tro:Na2SiF6:TL2

(g:g:ml) 10:0,2:2 10:0,15:2 10:0,1:2 10:0,05:2 10:0,03:2 Khối lượng riêng

(g/cm3) 1,43 1,43 1,45 1,47 1,47

Độ xốp (%V) 2,76 2,83 2,17 2,17 2,46

Độ bền nén (kg/cm2) 45,8 53,5 82,2 148,2 156,4

Nhận xét:

Các mẫu có khối lượng riêng khoảng 1,5 g/cm3. Sự có mặt của Na2SiF6 làm giảm độ xốp và độ bền nén của mẫu.

Mẫu T.N.5 với tỉ lệ tro bay: Na2SiF6:TL2, (g:g:ml) là 10:0,05:2 có độ bền nén cao nhất đạt 156.4 kg/cm2.

Nghiên cứu chế tạo vật liệu đóng rắn từ tro bay 38

Bảng 3.9b: Khảo sát ảnh hưởng của phụ gia Na2SiF6 – mẫu có nung

Mẫu S.N.1 S.N.2 S.N.3 S.N.4 S.N.5

Tỉ lệ tro:Na2SiF6:TL2

(g:g:ml) 10:0,2:2 10:0,15:2 10:0,1:2 10:0,05:2 10:0,03:2 Khối lượng riêng

(g/cm3) 1,225 1,287 1,278 1,203 1,355 Độ xốp (%V) 29,67 29,71 29,97 29,93 30,24

Độ bền nén (kg/cm2) 65 85 154 182 295

Nhận xét:

Tương tự các mẫu sau nung có khối lượng riêng nhỏ hơn và độ xốp cao hơn mẫu không nung do sự nung làm mất nước của mẫu.

Các mẫu sau nung đều có độ bền nén cao hơn các mẫu không nung, do tương tác giữa Na2O có trong thuỷlỏng và SiO2 trong tro bay xảy ra triệt để hơn khi nung.

Độ bền nén của các mẫu nung giảm khi giảm hàm lượng Na2SiF6. Điều này là do khi tăng Na2SiF6 làm tăng lượng pha thuỷ tinh có trong mẫu. Sự có mặt pha thuỷ tinh lỏng thúc đẩy phản ứng pha rắn trong mẫu. Hàm lượng Na2SiF6 thích hợp ứng với mẫu đóng rắn S.N.5 với tỉ lệ phối liệu tro bay: Na2SiF6:TTL2 (g:g:ml) là 10:0,03:2 có độ xốp 30,24 % và độ bền nén cao nhất đạt 295 kg/cm2.

Nghiên cứu chế tạo vật liệu đóng rắn từ tro bay 39

KẾT LUẬN

Từ kết quả thu được có thể rút ra một số kết luận sau:

Tro bay chủ yếu là những hạt hình cầu, có kích thước bé hơn 10 μm, gồm các khoáng chính mulit, quart và magnetit. Thành phần của tro bay tính theo % khối lượng Si - 28,0; Al - 13,28; Fe - 4,36, và các một số nguyên tố khác.

Đã xác định được mođun silica của thuỷ tinh lỏng TL0 là 2,92 và đã điều chế được thuỷ tinh lỏng TL2 có modun silica là 3,12.

Mẫu đóng rắn không nung với tỉ lệ tro bay : TL2 (g:ml)là 10:2 có độ bền nén cao nhất 157,3 kg/cm2 sau 10 ngày đóng rắn, độ co ngót của mẫu không đáng kể.

Các mẫu đóng rắn 10 ngày sau nung co ngót không đáng kể, đều có độ bền nén cao hơn các mẫu không nung. Cụ thể:

 Mẫu có tỉ lệ phối liệu tro bay: sét:TL2 (g:g:ml) là 10:0,3:2 cho mẫu sau nung có độ xốp 21% và độ bền nén 248 kg/cm2.

 Mẫu có tỉ lệ phối liệu tro bay: ZnO:TTL2 (g:g:ml) là 10:0,03:2 có độ xốp 24,6 % và độ bền nén cao nhất 287 kg/cm2.

 Mẫu có tỉ lệ phối liệu tro bay: Na2SiF6:TTL2 (g:g:ml) là 10:0,03:2 có độ xốp 30,24 % và độ bền nén cao nhất 295 kg/cm2.

Nghiên cứu chế tạo vật liệu đóng rắn từ tro bay 40

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo vật liệu đóng rắn từ tro bay (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)