KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VÀ THẢO LUẬN
3.1. XÁC ĐỊNH CỠ HẠT, THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ CÁC DẠNG KHOÁNG CỦA TRO BAY
KHOÁNG CỦA TRO BAY
Cỡ hạt tro bay được xác định theo phương pháp chụp ảnh hiển vi điện tử và được chỉ ra ở hình 3.1.
Thành phần hóa học của tro bay được xác định theo phương pháp đo phổ tán xạ năng lượng – đo ở Viện Kĩ thuật Vật lí, Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội.
Kết quả được chỉ ra ở hình 3.2 và bảng 3.1
Nghiên cứu chế tạo vật liệu đóng rắn từ tro bay 28
Hình 3.2. Phổ EDS của tro bay
Nguyên tố Khối lượng (%) Nguyên tử (%)
O 48,64 63,80 Mg 0,78 0,68 Al 13,28 10,33 Si 28,00 20,92 S 0,52 0,34 K 2,96 1,59 Ca 0,75 0,40 Ti 0,70 0,31 Fe 4,36 1,64 Total 100 100
Nghiên cứu chế tạo vật liệu đóng rắn từ tro bay 29
Nhận xét:
Dựa vào ảnh SEM trên hình 3.1 ta thấy tro bay chủ yếu là những hạt hình cầu, có kích thước bé hơn 10 μm. Theo kết quả EDS ta thấy thành phần của tro bay bao gồm rất nhiều nguyên tố, chủ yếu Si, O, Al, Fe, Ti và các nguyên tố khác.
Để biết các dạng khoáng có trong tro bay, mẫu tro bay được chụp giản đồ nhiễu xạ tia X ở Khoa Hóa, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học quốc gia Hà Nội. Kết quả phân tích nhiễu xạ tia X của tro bay được chỉ ra ở hình 3.3 sau:
Green: Quart, SiO2,
Blue: Mullit, 3Al2O32SiO2 Pink: Magnetit, Fe3O4
Nghiên cứu chế tạo vật liệu đóng rắn từ tro bay 30
Nhận xét:
Từ hình 3.3 ta nhận thấy thành phần khoáng chủ yếu của tro bay là mulit, quart và magnetit. SiO2 tồn tại ở hai dạng mulit và quart, nhôm oxit tồn tại dạng muli còn sắt oxit tồn tại dạng magnetit.