KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VÀ THẢO LUẬN
3.3.2. Sử dụng thuỷ tinh lỏng TL1, TL2, TL
Như đã chỉ ra ở mục 3.2.2 các mẫu thuỷ tinh lỏng từ TL1 đến TL3 được điều chế khi lấy 50 ml TL0 và bổ sung 50 ml nước và một lượng silic đioxit cần thiết. Các kết quả về việc sử dụngTL1 đến TL3 với các mức độ pha loảng khác nhau khi đóng rắn đươc chỉ ra lần lượt ở bảng 3.4, 3.5 và 3.6 sau:
Nghiên cứu chế tạo vật liệu đóng rắn từ tro bay 33
Bảng 3.4: Mẫu đóng rắn không nung từ tro bay và thuỷ tinh lỏng TL1
Mẫu T1.1 T1.2 T1.3
Tỉ lệ tro:TL: nước
(g:ml:ml) 10:2:0 10:1,5:0,5 10:1:1
Khối lượng riêng (g/cm3) 1,50 1,44 1,39 Độ bền nén (kg/cm2) 160,2 109,8 102,5
Bảng 3.5: Mẫu đóng rắn không nung từ tro bay và thuỷ tinh lỏng TL2
Mẫu T2.1 T2.2 T2.3
Tỉ lệ tro: TL2.: nước
(g:ml:ml) 10:2:0 10:1,5:0,5 10:1:1
Khối lượng riêng (g/cm3) 1,45 1,41 1,38
Độ bền nén (kg /cm2) 157,3 97,4 57,9
Bảng 3.6: Mẫu đóng rắn không nung từ tro bay và thuỷ tinh lỏng TL3
Mẫu T3.1 T3.2 T3.3
Tỉ lệ tro: TL3: nước
(g:ml:ml) 10:2:0 10:1,5:0,5 10:1:1
Khối lượng riêng (g/cm3) 1,42 1,37 1,44
Độ bền nén (kg /cm2) 67,5 61,6 56,0
Nhận xét:
Từ bảng 3.4 đến bảng 3.6 các mẫu T1.1 , T2.1 và T3.1 có thành phần tương tự mẫu T0.3 tuy nhiên có mođun silica tăng dần. Khối lượng riêng của các mẫu nhìn chung giảm khi mođun silica tăng dao động trong khoảng 1,4 đến 1,5.
Nghiên cứu chế tạo vật liệu đóng rắn từ tro bay 34
Khác với dự kiến, độ bền nén ở đây không tăng mà giảm. Điều này có lẽ do sự tăng mođun silica đã làm giảm khả năng tương tác của kiềm tự do có trong thuỷ tinh lỏng và cấu tử SiO2 có trong tro bay và do vậy làm giảm độ bền đóng rắn.
Trong từng bảng khi giảm hàm lượng thuỷ tinh lỏng độ bền nén của mẫu giảm.
Tóm lại các mẫu T0.3 ,T1.1 đến T2.1 có độ bền nén cao nhất và thay đổi từ 163 đến 157 kg/cm2. Khi pha loãng thuỷ tinh theo tỉ lệ 1:1, mẫu đóng rắn với tỉ lệ tro bay : thuỷ tinh lỏng (g:ml) 10:2 có độ bền nén cao nhất 163 kg/cm2 sau 10 ngày đóng rắn.