Sử dụng thuỷ tinh lỏng TL

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo vật liệu đóng rắn từ tro bay (Trang 31)

KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VÀ THẢO LUẬN

3.3.1.Sử dụng thuỷ tinh lỏng TL

Các mẫu được đóng rắn theo phương pháp chỉ ra ở mục 2.1.2. Khối lượng tro bay dùng cho mỗi mẫu là 10 gam. Tổng thể tích thuỷ tinh lỏng và nước dùng để phối trộn là 2 ml. Mẫu sau đóng rắn 10 ngày được mang đo khối lượng riêng và độ bền nén. Các kết quả đóng rắn tro bay khi sử dụng thuỷ tinh lỏng ban đầu chưa pha loãng kí hiệu TTL0 với các tỉ lệ pha loãng khác nhau được chỉ ra ở bảng 3.3 sau.

Bảng 3.3: Mẫu đóng rắn không nung từ tro bay và thuỷ tinh lỏng TL0

Mẫu T0.1 T0.2 T0.3

Tỉ lệ tro : TL0 : nước

(g:ml:ml) 10:2:0 10:1,5:0,5 10:1:1

Khối lượng riêng (g/cm3) 1,53 1,49 1,49

Nghiên cứu chế tạo vật liệu đóng rắn từ tro bay 32

Nhận xét:

Thủy tinh lỏng có tính kiềm nên có độ nhớt và khả năng bám dính tạo thành một khối chặt khít với tro bay khi tạo mẫu. Sự đóng rắn xảy ra là có sự tạo thành SiO2 cấu trúc polime khi đóng rắn. Có thể minh hoạ điều này dựa vào sự thuỷ phân của SiO32- có trong thuỷ tinh lỏng như sau:

SiO32- + H2O ↔ SiO2+ 2 OH- (3.1) Ion OH- có trong thuỷ tinh lỏng cũng như được tạo ra theo phản ứng (3.1) trên có khả năng tương tác với các cấu tử có trong tro bay chẳng hạn SiO2, nhôm oxit, và do vậy làm tăng độ bền đóng rắn.

Theo số liệu bảng 3.3 khối lượng riêng của mẫu khoảng 1,5 g/ cm3. Mẫu T0.1 có độ bền nén nhỏ nhất có lẽ dư nhiều kiềm. Khi giảm thể tích lỏng sử dụng, các mẫu T0.2 và T0.3 có độ bền nén tăng mạnh. Điều này la do khi thêm nước, thúc đẩy phản ứng (3.1) xảy ra tốt hơn theo chiều thuận làm tăng độ bền đóng rắn. Mẫu T0.3 với tỉ lệ phối liệu tro bay : TL0 : nước ( g:ml:ml ) khi đóng rắn là 10:1:1 có độ bền nén cao nhất đạt 163,6 kg/cm2.. Mẫu đóng rắn không nung với tỉ lệ tro bay : TL2 (g:ml) 10:2 có độ bền nén cao nhất 157,3 kg/cm2 sau 10 ngày đóng rắn.

Các mẫu đều co ngót không đáng kể sau 10 ngày dóng rắn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo vật liệu đóng rắn từ tro bay (Trang 31)