Ảnh hiển vi điện tử quét (SEM)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình tổng hợp và khảo sát một số đặc trưng của vật liệu phức hợp sắt polymaltose (IPC) từ muối sắt Fe(NO3)3 9h2o (Trang 43)

Hình 20 là Ảnh SEM của phức IPC phóng đại 1000 lần (a) và 80.000 lần (b).

Kết quả cho thấy, mẫu IPC có kích thước trung bình khoảng 10-40m, đồng đều và sắc cạnh. Trên ảnh phóng đại 80.000 của phức IPC ta có thể quansát được điểm sáng của nhân sắt với kích thước khoảng 100-300nm.

Hình 20: Ảnh SEM của phức IPC phóng đại 1000 lần (a) và 80.000 lần (b)

Từ các kết quả tổng hợp IPC từ muối FeCl3 cho thấy, các tinh thể β- FeOOH tồn tại trong phức IPC có hàm lượng và độ tinh thể cao hơn. Phức IPC hoàn toàn phù hợp với các yêu cầu đã đặt ta.

Quá trình hình thành phức IPC diễn ra như sau:

Ở điều kiện phản ứng thích hợp (nhiệt độ, pH,… ), các tinh thể β- FeOOH được tạo thành. Các tinh thể này có dạng hình ống với kích thước phụ thuộc vào các điều kiện phản ứng. Sau khi bổ sung maltodextrin vào dung dịch phản ứng và kết tinh bằng etanol, maltodextrin kết tinh và bao bọc lấy nhân β-FeOOH. Quá trình kết tinh và bao bọc này làm tăng độ bền và giảm

kích thước của tinh thể β-FeOOH. Có thể giải thích rằng, đường kính của ống β-FeOOH tồn tại trong quá trình tổng hợp IPC từ muối FeCl3 cókích thước đủ lớn để các ion Cl- chui vào bên trong ống. Các ion Cl- này có tác dụng làm cho các tinh thể β-FeOOH bền hơn và tồn tại trong phức IPC. Trong quá trình tổng hợp IPC từ muối Fe(NO3)3 ở cùng điều kiện, các ion NO3- có kích thước lớn hơn kích thước của Cl- vàcủa đường kính bên trong của ống, vì vậy chúng không chui được vào bên trong ống β-FeOOH. Kết quả là, β-FeOOH tạo thành sẽ bị phân hủy thành các hợp chất khác của sắt hoặc các hạt β-FeOOH vô định hình.

Từ các kết quả trên có thể kết luận, muối Fe(NO3)3 không phù hợp cho mục đích tổng hợp phức IPC.

KẾT LUẬN

1. Đã tiến hành nghiên cứu tổng hợp và khảo sát các ảnh hưởng của nhiệt độ và pH đến quá trình tổng hợp phức IPC từ muối Fe(NO3)3 và maltodextrin.

2. Sử dụng các phương pháp phân tích hóa lý hiện đại như pháp phổ hồng ngoại (FT-IR), phương pháp nhiễu xạ tia (XRD) và phương pháp hiển vi điện tử quét (SEM), để phân tích và đặc trưng mẫu đã tổng hợp.

3. Đã tiến hành tổng hợp và khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ đến quá trình tạo phức IPC từ muối FeCl3 và maltodextrin.

4. Từ các kết quả trên có thể kết luận, muối Fe(NO3)3 không phù hợp cho mục đích tổng hợp phức sắt-polymatose (IPC).

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

1. Trương Thị Minh Hạnh. Nghiên cứu sản xuất maltodextrin có DE<10 bằng phương pháp axit ở nhiệt độ thấp (nhiệt độ phòng). Tạp chí Khoa học và Công nghệ, ĐH Đà Nẵng. Số 3(26) (2008)

2. Nguyễn Thị Hạnh. Nghiên cứu tổng hợp phức hợp sắt polymaltose (IPC) định hướng dùng làm thực phẩm chức năng và nguyên liệu bào chế thuốc chống thiếu máu. Đề tài cơ sở, Viện Hóa học, Viện KH&CN Việt Nam (2009).

3. Vũ Đăng Độ (2004). Các phương pháp vật lý trong hóa học. Nhà xuất bản ĐHQG – Hà Nội.

4. Nguyễn Đình Triệu (2007). Các phương pháp phổ trong hóa học hữu cơ và hóa sinh. Nhà xuất bản ĐHQG – Hà Nội.

Tài liệu tiếng Anh

5. A. Al-Momen, A. Al-Meshari et al. Intravenous iron sucrose complex in the treatment of iron deficiency anemia during pregnancy. European Journal of Obstetrics & Gynecology and Reproductive Biology 69, 121-124 (1996)`

6. A. Mueller, H. Schwarz, and T. Bersin. Process for preparing a ferric hydroxide polymaltose complex. United States Patents 3.076.798 (1963).

7. Bo G. Danielson. Structure, chemistry and pharmacokinetics of intravenous iron agents. J. Am. Soc. Nephrol 15, S93-S98 (2004)

8. Burckhardt-Herold Susanna et al., Interactions between iron (III)- hydroxide polymaltose complex and commonly used drug/ simulations and in vitro studies. Arzneimittel- Forschung 57 (6A), 360-369 (2007)

9. Garry J. Handelman, and Nathan W. Levin. Iron and anemia in human biology: A review of mechanisms. Heart Fail Rev 13, 393-404 (2008)

10. Guido Busca and Pier Francesco Rossi. FT-IR spectroscopic and calorimetric charaterization of the adsorbed forms of water on α-Fe2O3

obtained by thermal decomposition of α-FeOOH. Materials Chemistry and Physics 9, 561-570 (1983)

11. Etelka Farkas, Eva A Enyedy et al., Interaction between Fe (II) and hydroxamic acids: oxidation of iron (II) to iron (III) by desferrioxamine B under anaerobic conditions. J. Inorganic Biochemistry 83, 107-114 (2001).

12. Felix Funk, Gary J. Long, Dimitri Hautot et al., Physical and chemical characterization of therapeutic iron containing materials: a study of several superparamagnetic drug formulations with the β-FeOOH or ferrihydrite

13. Jessica T. Baumgartner, Ranjeet Chandra, and Peter Geisser. Use of iron (III) complex compounds. US Patent 20080214496 (2008)

14. http://www.vitusapotek.no/Products/NMD+default+Catalog/PID- 595520.aspx

15. http://www.camnangthuoc.vn/news/medicine.php?id=858&cid=40 16.Wiester et al. "Phân vùng của Benzen trong máu: Ảnh hưởng của loại hemoglobin ở người và động vật." Triển vọng môi trường Y tế 110,3 (2002): p255-261. EBSCO. Web. 01 Tháng Mười Một 2009.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình tổng hợp và khảo sát một số đặc trưng của vật liệu phức hợp sắt polymaltose (IPC) từ muối sắt Fe(NO3)3 9h2o (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)