C hương 2: Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
2.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh
Đối với doanh nghiệp hiệu quả không chỉ là thước đo chất lượng phản ánh trình độ tổ chức quản lý kinh doanh mà còn là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. trong điều kiện kinh tế thị trường ngày càng mở rộng, muốn tồn tại và phát triển thì đòi hỏi doanh nghiệp kinh doanh phải có hiệu quả. Hiệu quả hoạt động kinh doanh càng cao, doanh nghiệp càng có điều kiện mở rộng và phát triển kinh doanh, đối với doanh nghiệp hiệu quả hoạt động kinh tế chính là lợi nhuận thu được trên cơ sở không ngừng mở rộng sản xuất, tăng uy tín và thế lực của doanh nghiệp trên thương trường…
Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thương mại là vấn đề phức tạp và có quan hệ đến toàn bộ các yếu tố của quá trình kinh doanh. Doanh nghiệp chỉ có thể đạt được hiệu quả kinh doanh khi sử dụng các yếu tố cơ bản của quá trình kinh doanh hiệu quả.
Hiệu quả kinh doanh = kết quả thu được- chi phí bỏ ra
Cách tính này phản ánh được mặt lượng của quá trình kinh doanh mà chưa xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh.
2.1.4.1 Số vòng quay vốn chung
Số vòng quay vốn chung = doanh thu thuần/tổng tài sản
Số vòng quay vốn chung là số tổng quát về số vòng quay tổng tài sản, tức so sánh mối quan hệ giữa tổng tài sản và doanh thu hoạt động. hệ số này nói lên doanh thu được tạo ra từ tổng tài sản. hay nói cách khác 1 đồng tài sản nói chung mang lại bao nhiêu đồng doanh thu.
2.1.4.2 Số vòng quay vốn cố định
Số vòng quay vốn cố đinh = doanh thu thuần/ vốn cố định
Chỉ tiêu này đôi khi còn được gọi là số vòng quay vốn cố định, nhằm đo lường vốn cố định được sử dụng hiệu quả như thế nào. Cụ thể là 1 đồng vốn cố định đầu tư tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu.
2.1.4.3 Vòng quay vốn lưu động
Số vòng quay vốn lưu động = doanh thu thuần/ vốn lưu động
Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp, việc tăng vòng quay vốn lưu động có ý nghĩa kinh tế rất lớn đối với doanh nghiệp, có thể giúp doanh nghiệp giảm 1 lượng vốn lưu động cần thiết trong kinh doanh, giảm được vốn quay,hoặc có thể giảm quy mô kinh doanh trên cơ sở vốn hiện có.
2.1.4.4 Tỷ lệ lãi gộp
Tỷ lệ lãi gộp = (lãi gộp/ doanh thu)* 100%
Lãi gộp là khoản chênh lệch giữa giá bán và giá vốn, không tính đến chi phí kinh doanh. Hệ số lãi gộp biến động sẽ là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận. hệ số lãi gộp thể hiện khả năng trang trải chi phí đặc biệt là chi phí bất biến. để đạt lợi nhuận tùy thuộc đặc điểm từng ngành kinh doanh và tỷ lệ chi phí kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp sẽ có 1 hệ số lãi gộp thích hợp.
2.1.4.5 Hệ số lãi ròng
Tỷ lệ lãi ròng = ( lãi ròng/ doanh thu)*100%
Hệ số lãi ròng cho biết tỷ lệ lãi ròng với doanh thu, hệ số này có vai trò đặc biệt quan trọng với các giám đốc điều hành, do nó phản ánh chiến lược kinh doanh của công ty và khả năng của công ty trong việc kiểm soát các chi phí hoạt động. hệ số lãi ròng khác nhau giữa các ngành, tùy thuộc tính chất các sản phẩm kinh doanh và chiến lược cạnh tranh của công ty. Hệ số lãi ròng thể hiện 1 đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng.
2.1.4.6 Tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sỡ hữu (ROE)
ROE= ( lãi ròng/ vốn chủ sở hữu) * 100%
Tỷ số này cho biết 1 đồng vốn chủ sở hữu (VCSH) tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng cho chủ sở hữu.Vốn chủ sở hữu là một phần của tổng nguồn vốn.