Yêu cầu riêng đối với từng dạng

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan trong dạy học chủ đề con người và sức khoẻ trong môn tự nhiên và xã hội lớp 3 (Trang 29)

1.5.2.1. Trắc nghiệm đúng - sai

- Phần đề các câu hỏi hoặc những lời phát biểu phải đ-ợc đ-a ra một cách rõ ràng, đầy đủ về nội dung.

- Các ph-ơng án trả lời tính đúng - sai phải rõ ràng, không mơ hồ. - Không nên bố trí các ph-ơng án đúng bằng các ph-ơng án sai.

- Các ph-ơng án trả lời nên sắp xếp theo ngẫu nhiên không nên theo một trật tự hay quy luật nào đó (tránh đoán mò).

1.5.2.2. Trắc nghiệm nhiều lựa chọn

- Phần đề đ-a ra câu hỏi, phát biểu một cách rõ ràng, các dữ kiện phải đầy đủ để học sinh phân tích tìm ra ph-ơng án tối -u nhất.

- Th-ờng có 4 ph-ơng án lựa chọn, trong đó có một ph-ơng án đúng. - Các ph-ơng án nhiễu (mồi nhử) phải có vẻ hợp lý và hấp dẫn.

- Hạn chế dùng ph-ơng án "tất cả các câu trên đều đúng" hoặc "tất cả các câu trên đều sai".

- Sắp xếp các ph-ơng án lựa chọn theo trật tự ngẫu nhiên, tránh thể hiện một -u tiên nào đối với vị trí của ph-ơng án đúng.

1.5.2.3. Trắc nghiệm ghép đôi

- Phần đề phải nêu rõ tiêu chuẩn ghép phần tử của bảng truy với phần tử ở bảng chọn và nêu rõ mỗi phần tử ở bảng truy chỉ đ-ợc dùng một lần hay nhiều lần. Thông th-ờng đối với học sinh đầu cấp Tiểu học th-ờng yêu cầu học sinh nối một phần tử ở bảng truy với một phần tử ở bảng chọn.

- Thông tin ở hai bảng nên thống nhất đặt trong các hình nh-:

1.5.2.4. Trắc nghiệm điền khuyết

- Phần đề phải diễn tả rõ ràng, rành mạch, đầy đủ các dữ kiện để học sinh biết điền cái gì vào chỗ chấm.

- Đảm bảo mỗi chỗ trống chỉ nên có một từ hoặc một cụm từ. - Tránh dùng những câu trích nguyên văn trong sách giáo khoa. - Các khoảng trống nên có độ dài bằng nhau.

1.5.2.5. Dạng trắc nghiệm bằng hình vẽ

- Hình vẽ phải đúng với sách giáo khoa.

- Câu trả lời không nên viết vào hình vẽ mà nối bộ phận cần trả lời với thích hợp ngoài hình vẽ.

- Câu lệnh phải yêu cầu rõ ràng, đảm bảo cho học sinh trình bày đáp án khoa học, hợp lý.

Ví dụ:

Không nên đ-a ra câu hỏi không rõ ràng. Điền tên các bộ phận của cơ quan hô hấp.

Khi đó học sinh sẽ điền tên các bộ phận của cơ quan hô hấp: mũi, khí quản, lá phổi phải, lá phổi trái, phế quản vào sơ đồ nh- hình vẽ:

Câu hỏi trắc nghiệm bằng hình vẽ cần phải rõ ràng nh- sau: Viết vào tên các bộ phận của cơ quan hô hấp

Khi đó học sinh sẽ viết tên vào các bộ phận của cơ quan hô hấp. Mũi Khí quản Lá phổi phải Lá phổi trái Phế quản

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan trong dạy học chủ đề con người và sức khoẻ trong môn tự nhiên và xã hội lớp 3 (Trang 29)