Xuất quy trình dạy học môn Khoa học lớp 4 bằng

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học khoa học lớp 4 (Trang 42)

dạy học theo dự án

Trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm, bản chất của PPDH theo dự án cũng như đặc điểm của môn Khoa học lớp 4; tác giả xây dựng quy trình dạy học môn Khoa học 4 bằng PPDH theo dự án gồm các bước: (1) Xác định vấn đề để xây dựng thành dự án, (2) Lập dự án, (3) Giao nhiệm vụ, (4) Thực hiện dự án, (5) Trình bày sản phẩm, (6) Tổng kết, đánh giá dự án. Dưới đây tác giả xin trình bày cụ thể các bước như sau:

Bước 1: Xác định vấn đề để xây dựng thành dự án

- GV và HS cùng nhau đề xuất, sáng kiến chủ đề của dự án. Cùng nhau đưa ra các ý tưởng về dự án thông qua việc sâu chuỗi, tổng hợp các kiến thức của môn học và các môn học liên quan để tổ chức thành một dự án phù hợp với mục tiêu của môn học, bài học. Cần tạo ra một tình huống xuất phát, chứa đựng một vấn đề hoặc một nhiệm vụ cần giải quyết, trong đó chú ý đến việc liên hệ với hoàn cảnh thực tiễn xã hội và đời sống. Cần chú ý đến hứng thú của người học cũng như ý nghĩa xã hội

43

của đề tài GV có thể giới thiệu một số hướng đề tài để HS lựa chọn và cụ thể hóa. Trong trường hợp thích hợp, sáng kiến và việc xác định đề tài có thể xuất phát từ phía HS.

- GV lựa chọn những hoạt động phù hợp với nội dung bài học và đặc điểm tâm sinh lí HS

Bước 2: Lập dự án

i) Xác định mục tiêu của dự án:

- GV phải xác định rõ HS cần đạt được những kiến thức, kĩ năng, thái độ nào qua dự án này, đặc biệt là kĩ năng tư duy bậc cao.

ii) Xây dựng bộ câu hỏi định hướng:

- Câu hỏi khái quát: Giới thiệu khái quát, đầy đủ những ý tưởng xuyên suốt các môn học. Câu hỏi này thường là những câu hỏi khái quát về thực tế đòi hỏi HS phải phân tích, tư duy, áp dụng việc giải thích những kinh nghiệm của mình.

- Câu hỏi bài học: Lôi cuốn HS vào việc khám phá những ý tưởng cụ thể đối với từng chủ đề, môn học hoặc bài học. Câu hỏi loại này kích thích HS tự kiến giải các sư kiện.

- Câu hỏi nội dung: Là những câu hỏi rõ ràng, đúng, cụ thể, chính xác… được sắp xếp theo những tiêu chuẩn về nội dung, mục tiêu dạy học hỗ trợ cho các câu hỏi khái quát và câu hỏi bài học.

iii) Thiết kế các hoạt động

- GV cần xác định các tình huống, tạo nhiều câu hỏi phong phú cho HS nhằm đạt mục đích đề ra.

- GV khuyến khích HS tìm kiếm cách giải quyết vấn đề, thực hiện các nhiệm vụ hoạt động để trả lời các câu hỏi khung, liên hệ được với cuộc sống bên ngoài lớp học và giải quyết một số vấn đề của cuộc sống thực. - Ngoài ra GV cần xác định thời gian hoàn thành công việc và các sản

phẩm.

- Tìm kiếm thêm các tài liệu bổ sung có liên quan, những thông tin cần thiết hỗ trợ cho quá trình dạy của bản thân và cho quá trình học của HS bao gồm: tài liệu viết, in ấn…

44

iv) Lập kế hoạch đánh giá

- HS hướng đến những mục tiêu học tập như thế nào? - HS sử dụng những kĩ năng tư duy nào?

- HS tích hợp và sử dụng thông tin mới hiệu quả đến đâu? - Tính hiệu quả của các hoạt động của HS.

Bước 3: Giao nhiệm vụ

- Giới thiệu tên dự án và nội dung tóm tắt của dự án. Giúp HS nắm được: (1) Các em cần làm gì?; (2) Yêu cầu cụ thể về sản phẩm sau khi thực hiện dự án là gì?

- Giới thiệu tài liệu tham khảo, cung cấp thêm các phương tiện hỗ trợ cho việc thực hiện dự án.

- Thảo luận với HS về các giai đoạn thực hiện dự án.

- Phổ biến tiêu chí đánh giá và bản hướng dẫn thực hiện tới HS.

- Nhắc nhở HS một số vấn đề khác: thời gian hoàn thành, tinh thần, thái độ làm việc.

Bước 4: Thực hiện dự án

- GV tổ chức cho nhóm thực hiện dự án. Các nhóm lập kế hoạch, phân công công việc và giải quyết các nhiệm vụ của dự án. Các thành viên thực hiện công việc theo kế hoạch đã đề ra cho nhóm và cá nhân. Trong giai đoạn này HS thực hiện các hoạt động trí tuệ và hoạt động thực tiễn, những hoạt động này xen kẽ và tác động qua lại lẫn nhau. Kiến thức lý thuyết, các phương án giải quyết vấn đề được thử nghiệm qua thực tiễn.Trong quá trình đó sản phẩm của dự án và thông tin mới được tạo ra. - GV hướng dẫn, cộng tác, thúc đẩy quá trình thực hiện dự án của HS. Trong quá trình HS làm việc GV thường xuyên đôn đốc, hướng dẫn khi HS yêu cầu.

Bước 5: Thu thập kết quả và công bố sản phẩm

- Kết quả thực hiện dự án có thể được viết dưới dạng thu hoạch, báo cáo… Trong nhiều dự án các sản phẩm vật chất được tạo ra qua hoạt động thực hành. Sản phẩm cuả dự án cũng có thể là những hành động phi vật chất,

45

chẳng hạn việc biểu diễn hoặc một vở kịch, việc tổ chức một sinh hoạt nhằm tạo ra các hoạt động xã hội.

- GV tổ chức cho từng nhóm trình bày về sản phẩm dự án của mình. Các nhóm khác theo dõi, thảo luận, trao đổi, nhận xét, đánh giá bằng điểm và

phiếu theo các tiêu chí theo thang đánh giá. Bước 6: Tổng kết, đánh giá dự án

GV tổng hợp mọi quá trình đánh giá (của nhóm tự đánh giá, đánh giá của nhóm bạn, đánh giá của GV) để đưa ra kết luận về kết quả thực hiện dự án:

- Nhận xét về cả tinh thần, thái độ, tác phong, kĩ năng làm việc của các nhóm, của cá nhân trong nhóm.

- Nhận xét chất lượng sản phẩm.

- Công bố điểm số của từng nhóm, khen thưởng khích lệ nhóm đạt kết quả cao, động viên các nhóm đạt kết quả thấp.

- Đánh giá chung về sự thành công của dự án.

3.3. Một số bài trong môn Khoa học lớp 4 sử dụng phương pháp dạy học dự án đạt hiệu quả

Từ việc tìm hiểu nội dung SGK môn Khoa học lớp 4 người nghiên cứu đã lựa chọn được một số bài vận dụng PPDH theo dự án đạt hiệu quả cao sau:

Bài 4: Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn. Vai trò của chất bột đường Bài 5: Vai trò của chất đạm và chất béo

Bài 6: Vai trò của vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ Bài 12: Phòng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng Bài 13: Phòng bệnh béo phì

Bài 14: Phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hóa Bài 24: Nước cần cho sự sống

Bài 25: Nước bị ô nhiễm

Bài 26: Nguyên nhân làm cho nước bị ô nhiễm Bài 27: Một số cách làm sạch nước

Bài 28: Bảo vệ nguồn nước Bài 29: Tiết kiệm nước Bài 53: Các nguồn nhiệt

46 Bài 54: Nhiệt cần cho sự sống

Bài 57: Thực vật cần gì để sống? Bài 58: Nhu cầu nước của thực vật

Bài 59: Nhu cầu chất khoáng của thực vật Bài 60: Nhu cầu không khí của thực vật

3.4. Minh họa thiết kế một số kế hoạch bài học trong môn Khoa học lớp 4 bằng PPDH theo dự án bằng PPDH theo dự án

Dự án 1: Dinh dưỡng cho cuộc sống

Nội dung của dự án được xây dựng từ 3 bài học thuộc chủ đề Con người và sức khỏe, gồm:

Bài 12: Phòng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng Bài 13: Phòng bệnh béo phì

Bước 1: Xác định vấn đề để xây dựng thành dự án

Trong nội dung chương trình chủ đề “Con người và sức khỏe” có một số bài có thể xây dựng thành một dự án liên quan tới việc tìm hiểu một số liên quan đến dinh dưỡng. Bên cạnh đó, hiện nay tình trạng mất cân bằng và các bệnh về dinh dưỡng đang là vấn đề thời sự thu hút nhiều sự quan tâm của các quốc gia trong đó có Việt Nam. Vậy để biết được tình trạng đó như thế nào? Nguyên nhân do đâu? Tác hại? Cách phòng tránh? Chúng ta sẽ cùng nhau thực hiện dự án: “Dinh dưỡng cho cuộc sống”

Tóm tắt dự án: Dự án này tập trung tìm hiểu về một số bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng, tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng, nguyên nhân, cách phòng tránh các bệnh về dinh dưỡng. HS sẽ vào vai các chuyên gia dinh dưỡng để tuyên truyền, phổ biến cho người dân về nguyên nhân, tác hại và cách phòng một số bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng.

Bước 2: Lập dự án

i) Xác định mục tiêu của dự án

- Về kiến thức: Sau khi thực hiện dự án, HS biết: Kể được một số bệnh do thiếu, thừa chất dinh dưỡng; nguyên nhân; dấu hiệu; tác hại; biện pháp phòng tránh; cách chữa các bệnh do ăn thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng.

47

+ Phát triển kĩ năng quan sát phát hiện bệnh về thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng; kĩ năng phân tích trong quá trình thực hiện dự án.

+ Thu thập, xử lí được các thông tin; viết và trình bày báo cáo về một vấn đề liên quan đến phòng tránh bệnh do ăn thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng ở địa phương.

+ Cộng tác làm việc, năng lực tự đánh giá. - Về thái độ:

+ Bồi dưỡng cho HS yêu thích môn học, ham tìm tòi, khám phá.

+ Có ý thức phòng tránh bệnh béo phì và vận động mọi người cùng phòng và chữa bệnh béo phì.

+ Có ý thức ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng.

ii) Xây dựng bộ câu hỏi định hướng

- Câu hỏi khái quát: Tại sao lại có bệnh suy dinh dưỡng và bệnh béo phì? - Câu hỏi bài học: Sự nguy hiểm của bệnh thiếu chất dinh dưỡng, bệnh

béo phì?.

- Câu hỏi nội dung: Nguyên nhân, dấu hiệu, hậu quả, biện pháp phòng tránh bệnh do thiếu chất dinh dưỡng, bệnh béo phì?

iii) Thiết kế các hoạt động

Nhiệm vụ của HS trong quá trình thực hiện dự án là thiết kế một bài trình bày hoặc một báo cáo, pano, tranh…để tuyên truyền cho người dân hiểu, biết cách ăn uống đầy đủ, phòng tránh các bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng (béo phì).

iv) Lập kế hoạch đánh giá

- Đánh giá thường xuyên: đánh giá HS trong suốt quá trình thực hiện dự án. - Đánh giá sản phẩm: đánh giá sản phẩm cuối cùng của HS thông qua phiếu đánh giá.

48 Phiếu đánh giá Xuất sắc 9 - 10 điểm Khá 7- dưới 9 Trung bình 5 – dưới 7 Yếu dưới 5 Tổ chức - Bắt đầu bài thuyết trình một cách thuyết phục. - Các bước chuyển tiếp giữa các ý nhịp nhàng. - Chuẩn bị kĩ cho bài thuyết

trình. - Bắt đầu bài thuyết trình một cách khá thuyết phục. - Các bước chuyển tiếp giữa các ý nhịp nhàng và hầu như logic. - Chuẩn bị khá kĩ cho bài thuyết trình. Bắt đầu bài thuyết trình một cách tương đối thuyết phục. - Các bước chuyển tiếp giữa các ý khá logic mặc dù hơi thô và vụng. - Chưa chuẩn bị kĩ cho bài thuyết trình. - Bắt đầu bài thuyết trình không thuyết phục. - Các bước chuyển tiếp giữa các ý thô và không logic. - Không chuẩn bị. Tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng ở Việt Nam (thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng)

Thông tin đưa ra cái nhìn rất tổng quan về tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng trên cả nước.

Thông tin đưa ra cái nhìn khá tổng quan về tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng trên cả nước.

Thông tin đưa ra phần nào đó cái nhìn tổng quan về tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng trên cả nước.. Thông tin chưa đưa ra cái nhìn tổng quan về tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng trên cả nước. Đóng vai Nhập vai là chuyên gia dinh dưỡng

trong suốt bài thuyết trình. Nhập vai là các chuyên gia dinh dưỡng trong hầu hết bài thuyết trình. Nhập vai là các chuyên gia dinh dưỡng trong một số phần của bài thuyết trình. Không nhập vai là các chuyên gia dinh dưỡng

trong suốt bài thuyết trình.

- GV dự kiến chia nhóm để HS làm việc theo nhóm (4 – 6 HS/nhóm, trình độ giữa các nhóm đồng đều).

- GV xác định thời gian hoàn thành công việc và sản phẩm của HS là 2 tuần.

49

- GV tìm kiếm, thu thập các tài liệu, thông tin cần thiết liên quan đến các bệnh do thiếu dinh dưỡng bệnh béo phì, vấn đề mất cân bằng dinh dưỡng.

Bước 3: Giao nhiệm vụ

- Trước khi giới thiệu dự án tới HS, GV tổ chức cho HS thảo luận câu hỏi khái quát: “Tại sao lại có bệnh suy dinh dưỡng và bệnh béo phì?" để HS chia sẻ ý kiến của mình. Trong quá trình thảo luận nêu bật được sự nguy hiểm, tác hại của các bệnh này. Sau đó GV nêu vấn đề: Trung tâm Y tế dự phòng của huyện đề nghị lớp chúng ta hợp tác với họ để xây dựng các tài liệu, panno – apphich, tranh cổ động nhằm tuyên truyền, giáo dục người dân để người dân có hiểu biết về bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng (béo phì), đồng thời biết cách phòng tránh các bệnh trên thông qua dự án “Dinh dưỡng cho cuộc sống”. Nhiệm vụ của chúng ta là sắm vai các cán chuyên gia dinh dưỡng viết một bài trình bày, một bản báo cáo về tình trạng các bệnh do thiếu chất dinh dưỡng, bệnh béo phì (mất cân bằng dinh dưỡng) hiện nay.

- Sản phẩm của các nhóm sau khi thực hiện dự án phải có tính thực tiễn và đảm bảo sử dụng tốt, góp phần tuyên truyền giáo dục người dân cách ăn uống để phòng các bệnh về dinh dưỡng.

- Tranh cổ động phải đảm bảo tính mĩ thuật, ý tưởng độc đáo, bố cục và màu vẽ thích hợp.

- GV cung cấp thêm một số tài liệu tham khảo, các phương tiện cần thiết (giấy khổ to, bút dạ, bút màu) hỗ trợ việc thực hiện dự án.

- GV phổ biến các tiêu chí đánh giá qua quá trình thực hiện sản phẩm: Điểm của bài sẽ là điểm của 3 phần đánh giá (nhóm tự đánh giá, nhóm khác đánh giá, GV đánh giá) chia cho 3.

Xếp loại: Giỏi 90 – 100 điểm Khá: 70 – 90 điểm

Trung bình: 50 – 70 điểm Yếu: dưới 50 điểm

- Nhắc nhở HS về thời gian hoàn thành sản phẩm, tinh thần và thái độ làm việc trong quá trình thực hiện dự án.

50

Bước 4: Tổ chức thực hiện dự án

Sau khi đã nắm được nội dung của dự án, các nhiệm vụ cụ thể cần thực hiện các nhóm HS thảo luận để lập kế hoạch thực hiện dự án, phân công công việc tới từng thành viên trong nhóm và độc lập giải quyết từng nhiệm vụ trong dự án.

- GV cung cấp các tài liệu bổ sung có liên quan, những thông tin cần thiết (như các trang web, bài báo, tạp chí giới thiệu một số quy định về chế độ dinh dưỡng cho bữa ăn, các bệnh do mất cân bằng dinh dưỡng, thống kê số người bị bệnh do thiếu chất dinh dưỡng hay bệnh béo phì,…).

- GV hướng dẫn, cộng tác, thúc đẩy quá trình thực hiện dự án của HS. Trong quá trình HS làm việc, GV thường xuyên đôn đốc, hướng dẫn và giúp đỡ khi HS yêu cầu. GV gặp gỡ HS để xem xét các kế hoạch hành động và đảm bảo là các em đi đúng hướng, yêu cầu các nhóm thường xuyên xem lại kế hoạch dự án.

Bước 5: Trình bày sản phẩm

- Hết thời hạn thực hiện sản phẩm GV tổ chức cho đại diện các nhóm trình bày sản phẩm về dự án của mình. Các nhóm khác theo dõi và nhận xét, đánh giá bằng điểm vào phiếu. Phần trình bày của HS phải nêu được các nội dung chính sau:

- Các bệnh do thiếu chất dinh dưỡng: + Thiếu đạm: suy dinh dưỡng

+ Thiếu I-ốt: bệnh bướu cổ, đần độn

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học khoa học lớp 4 (Trang 42)