Việc vận dụng PPDH theo dự án trong dạy học Khoa học 4

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học khoa học lớp 4 (Trang 34)

i) Đánh giá về vai trò của PPDH theo dự án trong dạy học môn Khoa học Khảo sát qua phiếu điều tra :

Bảng 2.4. Đánh giá của GV về vai trò của PPDH theo dự án

Stt Mức độ Ý kiến SL Tỉ lệ (%) 1 Rất quan trọng 65 63,1 2 Quan trọng 12 11,7 3 Không quan trọng 3 2,9 4 Không có ý kiến gì 23 22,3 Nhận xét:

Bảng trên cho thấy có 74,8% GV cho rằng đây là một phương pháp quan trọng, cần thiết (rất quan trọng là 63,1%, quan trọng là 11,7 %). Tuy nhiên,

35

mức độ sử dụng PPDH này thì chỉ có 0% thường xuyên sử dụng, 7,8% thỉnh thoảng sử dụng (bảng 2.1). Điều này cho thấy sự mâu thuẫn giữa nhận thức của GV về vai trò của môn học với việc vận dụng môn học trong thực tiễn. Ngoài ra, khi trao đổi trực tiếp với GV, nhiều GV bày tỏ những khó khăn do hạn chế trong việc tiếp cận với các PPDH mới, trong đó có PPDH theo dự án nên nhiều khi còn lúng túng khi vận dụng phương pháp sao cho có thể phát huy được tính tích cực của HS.

Bảng 2.5. Vai trò, ý nghĩa của PPDH theo dự án trong dạy học Khoa học PPDH theo dự án

Ý kiến của thầy/cô Đồng ý Đồng ý 1

phần

Không đồng ý

SL % SL % SL %

Là PPDH trong đó gắn lí thuyết với thực hành, tư duy và hành động.

103 100 0 0 0 0

Giúp HS có điều kiện củng cố, vận dụng các kĩ năng và kiến thức của bản thân vào thực tiễn.

85 82,6 18 17,4 0 0

Giúp HS liên hệ kiến thức của nhiều lĩnh vực.

97 94,2 6 5,8 0 0

Phát huy tính chủ động, tự lực trong học tập của HS.

83 80,6 20 19,4 0 0 Rèn luyện năng lực giải quyết những

vấn đề phức hợp.

61 59,2 42 40,8 0 0 Rèn luyện năng lực cộng tác trong học

tập của HS.

98 95,1 5 4,9 0 0

Kích thích động cơ, hứng thú học tập của HS.

78 75,7 20 19,5 5 4,8 Phát triển khả năng sáng tạo của HS. 103 100 0 0 0 0 Phát triển năng lực tự đánh giá. 46 44,7 51 49,5 6 5,8 Rèn luyện tính kiên trì, bền bỉ. 37 35,9 49 47,6 17 16,5 Nhận xét :

36

Qua bảng trên cho thấy, vai trò của PPDH theo dự án trong dạy học Khoa học 4 được thầy/cô lựa chọn: đây là PPDH trong đó gắn lí thuyết với thực hành,tư duy và hành động và PPDH này phát triển khả năng sáng tạo của HS (100%). Sau đó, đến PPDH này rèn luyện năng lực cộng tác trong học tập của HS (95,1%); giúp HS liên hệ kiến thức của nhiều lĩnh vực (94,2%); giúp HS có điều kiện củng cố, vận dụng các kĩ năng và kiến thức của bản thân vào thực tiễn (82,6%); phát huy tính chủ động, tự lực trong học tập của HS (80,6%). Tiếp đó giảm dần là phương pháp này kích thích động cơ, hứng thú học tập của HS (75,7%); rèn luyện năng lực giải quyết những vấn đề phức hợp (59,2%). Cuối cùng là PPDH này phát triển năng lực tự đánh giá (44,7%) và rèn luyện tính bền bỉ (35,9%).

Như vậy, hầu hết các thầy cô đều nhận thức, hiểu đúng về vai trò, ý nghĩa của PPDH này. Hơn nữa, đây cũng là một phương pháp giúp HS phát triển năng lực tự đánh giá, khả năng của bản thân, của các bạn và rèn luyện tính kiên trì, bền bỉ cho các em trong quá trình thực hiện dự án. Như vậy, có sự mâu thuẫn giữa nhận thức với việc vận dụng phương pháp này của GV trong dạy học Khoa học 4. Ngoài ra, khi trao đổi với một số GV các cô đều cho rằng để vận dụng phương pháp này gặp khó khăn do điều kiện cơ sở của nhà trường, việc liên hệ của GV, trình độ HS còn hạn chế,… dẫn đến việc áp dụng vào khó phát huy được vai trò, ý nghĩa của PPDH này.

ii) Khả năng vận dụng PPDH theo dự án trong dạy học các nội dung Khoa học ở lớp 4

Nhận xét qua phỏng vấn GV :

Khi được hỏi, hầu hết các GV đều cho rằng PPDH theo dự án có khả năng vận dụng cao trong môn Khoa học lớp 4. Như vậy, các GV cũng nhận thức được rằng đây là một phương thích hợp để dạy các nội dung trong môn Khoa học lớp 4. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như đã đề cập ở phần trên, chương trình môn Khoa học lớp 4 được xây dựng trên cơ sở tiếp nối những kiến thức về tự nhiên của môn TN và XH các lớp 1,2,3. Nội dung chương trình mang tính tổng hợp, được cấu trúc đồng tâm, mở rộng, nâng cao và gắn bó với thực tiễn cuộc sống hàng ngày của HS

37

theo 3 chủ đề lớn: Con người và sức khỏe, Vật chất và năng lượng, Thực vật và động vật. Hơn nữa, nó còn là sự tích hợp của nội dung Khoa học tự nhiên (vật lý, hóa học, sinh học) với Khoa học về sức khỏe. Những nội dung này gắn bó chặt chẽ với nhau trên cơ sở mối quan hệ tác động qua lại với nhau giữa các thành phần kiến thức giúp các em có được cái nhìn tổng thể. HS dễ thấy được mối quan hệ biện chứng giữa các yếu tố trong tự nhiên. Đó là điều kiện thuận lợi cho HS tìm hiểu các vấn đề mang tính liên ngành, đa ngành, tạo cơ hội cho HS vận dụng lí thuyết vào thực tế. Đây cũng chính là ưu điểm của dạy học theo dự án.

iii) Tiến trình vận dụng PPDH theo dự án trong dạy học Khoa học 4 Nhận xét qua NCTL:

Nghiên cứu giáo án giảng dạy của GV cho thấy tổ chức dạy học Khoa học hiện nay được hầu hết GV thiết kế và vận dụng theo tiến trình gợi ý trong SGV và sách thiết kế môn học. Hiệu quả dạy học của việc vận dụng PPDH dạy học theo dự án là chưa cao chủ yếu là do hạn chế ở cách dạy của GV và cách học của HS. Kết hợp nghiên cứu giáo trình, tài liệu có liên quan đề tài khái quát một số hạn chế khi vận dụng PPDH theo dự án trong môn Khoa học đó là PPDH này vẫn mang tính áp đặt, HS học tập một cách thụ động. GV thường xuyên truyền đạt, giảng giải phụ thuộc vào tài liệu có sẵn. HS chỉ tập trung vào ghi nhớ những điều GV đã nói và SGK viết, các em ít được mở rộng, liên hệ những hiểu biết của bản thân với thực tiễn cuộc sống. Khả năng tư duy, cộng tác làm việc, tự mình giải quyết những vấn đề hạn chế. Những hạn chế, tồn tại trên đặt ra yêu cầ cần thiết phải đổi mới dạy học để từ đó khả năng vận dụng PPDH theo dự án không chỉ có thể vận dụng vào môn Khoa học một cách cần thiết mà còn là vấn đề cần được đưa vào trong tất cả các môn học ở tiểu học hiện nay.

Nhận xét qua phỏng vấn:

Phần lớn GV được phỏng vấn đều cho rằng việc áp dụng PPDH theo dự án vào dạy học môn Khoa học là rất cần thiết. Tiến trình dạy học theo dự án được hầu hết GV vận dụng theo 5 bước: (1) Quyết định chủ thể ; (2) Xây dựng kế hoạch, (3) Thực hiện dự án; (4) Giới thiệu sản phẩm; (5) Đánh giá dự

38

án. Tuy nhiên, việc vận dụng vào thực tế giảng dạy còn gặp nhiều hạn chế. Vấn đề khó khăn với nhều GV là từ nội dung bài học để xây dựng nên các dự án cho phù hợp với khả năng của HS; hay khó khăn trong khi tổ chức cho HS thực hiện các dự án có nhiều tình huống diễn biến ngoài dự kiến của GV.

iv) Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả việc sử dụng PPDH theo dự án Khảo sát qua phiếu điều tra:

Bảng 2.6. Yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng PPDH theo dự án Nguyên nhân

Mức độ

Thứ tự

SL %

HS vẫn còn thói quen học tập thụ động 31 30,1 1

GV còn lúng túng chưa có điều kiện để tiếp cận với các PPDH

35 34 4

Kiểm tra, đánh giá còn nặng nề, chưa khuyến khích HS cách học sáng tạo

24 23,3 3

Phương tiện, thiết bị dạy học còn nghèo nàn 13 12,6 2 Nhận xét:

Kết quả thống kê ở bảng trên cho thấy thứ tự các nguyên nhân theo mức độ ảnh hưởng giảm dần như sau: Nguyên nhân chủ yếu đầu tiên được kể đến là do thói quen học tập thụ động của HS, tiếp theo là điều kiện dạy học (cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị dạy học) còn nghèo nàn. Nhiều GV còn cho rằng việc kiểm tra, đánh giá còn nặng nề, chưa khuyến khích HS cách học sáng tạo cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng. Cuối cùng là nguyên nhân từ phía GV còn lúng túng chưa có điều kiện để tiếp cận với các PPDH tích cực. Phần lớn GV cho rằng nguyên nhân số 1 ảnh hưởng đến chất lượng dạy học Khoa học hiện nay là sự thụ động của HS. Điều này cho thấy rằng về nhận thức, GV đã xác định được HS có vai trò rất lớn quyết định đến kết quả trong quá trình dạy học. Sau đó là nguyên nhân khách quan khách quan khác như việc kiểm tra, đánh giá, điều kiện, cơ sở vật chất … sau cùng mới đến nguyên nhân từ phía GV. Phân tích bản chất quá trình dạy học cho thấy hoạt động dạy và hoạt động học thống nhất chặt chẽ với nhau. Dạy học lấy HS làm trung tâm

39

nhấn mạnh đến vai trò chủ thể của HS song vai trò tổ chức, hướng dẫn của GV cũng rất quan trọng. Ngoài ra, nhiều GV còn chia sẻ thêm những khó khăn là do HS lớp quá đông, trình độ HS trong lớp là không đồng đều nên việc thiết kế, xây dựng các dự án phù hợp với HS còn gặp khó khăn.

Như vậy khi xem xét hạn chế trong dạy học môn Khoa học, những nguyên nhân khách quan thường được kể đến hơn là những nguyên nhân chủ quan do người thực hiện. Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến việc xác định các biện pháp để khắc phục những hạn chế đó.

Nhận xét qua NCTL:

Tổng hợp qua NCTL, cho thấy hiệu quả dạy học khi áp dụng PPDH theo dự án còn chưa cao. Nguyên nhân chủ yếu là do thói quen học tập thụ động của HS; GV chưa nhận thức đầy đủ về quy trình cũng như cách thức vận dụng PPDH này vào trong dạy học; trong quá trình tổ chức cho HS thực hiện các dự án có nhiều tình huống ngoài dự kiến của GV khiến GV lúng túng khi giải quyết; chương trình đào tạo còn nặng về lí thuyết cả người dạy và người học đều tải một lượng kiến thức lớn. Một số nguyên nhân khác được kể đến là GV còn lúng túng trong việc tiếp cận các PPDH tích cực, phương tiện thiết bị dạy học còn nghèo nàn,… Những nguyên nhân này ảnh hưởng không nhỏ đến động cơ và sự tích cực học tập của HS. Việc tổ chức dạy học chưa được chú trọng đúng mức, GV có sử dụng các PPDH tích cực nhưng chưa thực sự đem lại hiệu quả, vẫn còn một số GV sử dụng PPDH truyền thống, hiểu nhầm về hứng thú học tập của HS, ít liên hệ thực tiễn dẫn đến HS còn thụ động trong quá trình học tập, điều đó ảnh hưởng đến cách học của HS.

40

CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG QUY TRÌNH DẠY HỌC THEO DỰ ÁN TRONG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC LỚP 4 3.1. Nguyên tắc xây dựng quy trình dạy học theo dự án trong dạy học Khoa học lớp 4

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo sự phù hợp giữa lí luận và thực tiễn

Các dự án mà GV tổ chức để HS thực hiện phải là một cơ hội tốt để các em được làm việc (tìm hiểu, thảo luận, tranh luận, khảo sát, thí nghiệm…) để tự mình khám phá ra tri thức. Nhưng quan trọng hơn là cơ hội để các em vận dụng ngay những tri thức các em học được vào thực tế cuộc sống. Những dự án này phải là cơ hội để các em tìm hiểu, giải quyết những vấn đề mang tính xã hội, tình thời đại ngay tại địa phương các em đang sinh sống. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để thực hiện tốt nguyên tắc này đòi hỏi GV khi xây dựng dự án cần:

- Xác định rõ các mục tiêu, nội dung cụ thể, cốt lõi của từng bài học. Dựa trên những nội dung cốt lõi của chương trình; bám sát vào mục tiêu dạy học; liên hệ với thực tiễn cuộc sống xung quanh HS. Từ đó xây dựng những hoạt động thích hợp cho dự án.

- Lựa chọn những bài học và những tri thức cơ bản, phù hợp với điều kiện thiên nhiên, với hoàn cảnh thực tiễn xã hội, chuẩn bị cho người học thích ứng nhanh và tham gia có hiệu quả vào các hoạt động của dự án.

- Về nội dung của dự án: phải làm cho người học nắm vững lí thuyết, thấy rõ nguồn gốc của những tri thức khoa học đối với thực tiễn; phải vạch ra phương hướng ứng dụng tri thức khoa học vào hoàn cảnh cụ thể của đất nước, của địa phương; phải phản ánh tình hình thực tiễn vào nội dung dạy học. - Về phương pháp: cần khai thác vốn sống của người học để minh họa để đặt ra và giải quyết những vấn đề lí luận. Làm sao để HS vận dụng những phương pháp như: thí nghiệm, thảo luận, tranh luận, khảo sát,…để từ đó HS nắm nhanh và nắm chắc những tri thức lý thuyết và vận dụng những tri thức lý thuyết đó vào giải quyết những tình huống khác nhau trong quá trình thực hiện dự án. Thông qua đó, bước đầu giúp HS làm quen với những phương pháp nghiên cứu khoa học.

41

- Về hình thức tổ chức: dự án cần kết hợp các hình thức tổ chức khác nhau như: hình thức tham quan học tập, thực hành, thực tập ở phòng thí nghiệm,…

3.2.2. Đảm bảo vai trò chủ thể của HS trong toàn bộ quá trình thực hiện dự án

PPDH theo dự án là một trong những PPDH hiện đại, phát huy cao độ tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học trong quá trình học tập tức “người học là trung tâm của mọi quá trình”. Điều này có nghĩa là người học phải được tham gia vào mọi quá trình của dự án từ việc đưa ra ý tưởng, lập kế hoạch thực hiện dự án, tạo ra sản phẩm đến việc kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện của bản thân, của bạn… Trong quá trình HS thực hiện dự án, GV đóng vai trò là người cộng tác, hỗ trợ… và không can thiệp quá nhiều đến việc quyết định sản phẩm của các em.

Đánh giá kết quả học tập là một trong những yếu tố quan trọng để bảo đảm chất lượng và sự công bằng trong giáo dục. Nếu làm tốt khâu đánh giá sẽ tạo nên động lực thúc đẩy người học nỗ lực vươn lên và ngược lại, nếu khâu đánh giá “có vấn đề” sẽ để lại những hậu quả tai hại cho trí tuệ, nhân cách của người học.

Đảm bảo tình khách quan trong đánh giá là GV đảm bảo đánh giá công bằng, không có sự phân biệt và thiên vị khi đánh giá quá trình cũng như kết quả thực hiện dự án của HS. Hạn chế tối đa những ảnh hưởng từ bên ngoài (địa vị kinh tế - xã hội, nguồn gốc, chủng tộc, môi trường sống,…) GV cần công khai các nội dung đánh giá.

Đảm bảo tính khoa học trong quá trình đánh giá là GV phải xây dựng và tuân thủ các bước trong quy trình đánh giá. Có sổ quan sát, ghi chép cẩn thận, tỉ mỉ, rõ ràng kết quả các giai đọan thực hiện dự án của HS.

Đánh giá không phải là hoạt động đơn lẻ, trái lại nó là một quá trình diễn ra liên tục trong suốt dự án. Đánh giá liên tục và định kỳ là khâu cốt yếu của dạy học theo dự án, có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp HS thể hiện được những gì đã học bằng nhiều cách khác nhau. Nhờ đánh giá định kì thông qua các hướng dẫn trong bài học, GV biết nhiều hơn về nhu cầu của các em cũng như có thể điều chỉnh việc giảng dạy nhằm giúp HS đạt kết quả tốt hơn.

42 Để thực hiện tốt nguyên tắc này, GV cần:

- Xây dựng kế hoạch đánh giá một cách chi tiết, tỉ mỉ, rõ ràng. Tất cả các tiêu chí đánh giá phải được cụ thể hóa thành từng mục xây dựng trong các phiếu phát tới tận tay HS và hướng dẫn cách sử dụng các phiếu này một cách rõ ràng.

- Hiểu, nắm rõ những mục đích và những tiêu chuẩn đánh giá.

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học khoa học lớp 4 (Trang 34)