i) Thực trạng tổ chức dạy học Khoa học
Nhận xét qua phiếu điều tra:
- Về PPDH Khoa học 4:
Bảng 2.2: Mức độ sử dụng các PPDH trong dạy học Khoa học 4 Stt Tên phương pháp
Mức độ
Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi
SL % SL % SL % 1 Đàm thoại 85 82,6 18 17,4 0 0 2 Thuyết trình 97 94,2 6 5,8 0 0 3 Quan sát 83 80,6 17 16,5 3 2,9 4 Thảo luận nhóm 56 54,4 42 40,8 5 4,8 5 Thí nghiệm 46 44,7 51 49,5 6 5,8 6 Trò chơi học tập 37 35,9 49 47,6 17 16,5 7 Nêu vấn đề 25 24,3 38 36,9 40 38,8 8 Kiến tạo 7 6,8 27 26,2 69 67 9 Động não 11 10,7 18 17,4 72 69,9 10 Dạy học theo dự án 0 0 8 7,8 95 92,3
Nhận xét : Qua bảng cho thấy, PPDH được sử dụng thường xuyên nhất ở tiểu
30
(82,6%). Sau thuyết trình và đàm thoại thảo luận nhóm cũng được nhiều GV lựa chọn (54,4%). Xếp theo thứ tự giảm dần về mức độ sử dụng thì tiếp theo là đến nhóm các phương pháp Thí nghiệm (44,7%), trò chơi học tập (35,9%), nêu vấn đề (24,3%). Cuối cùng là nhóm các phương pháp kiến tạo (6,8%), động não (10,7%), dạy học theo dự án 7,8% thỉnh thoảng sử dụng).
Phương pháp thí nghiệm, nêu vấn đề là một trong những PPDH rất phù hợp với các nội dung môn Khoa học. Tuy nhiên, qua điều tra cho thấy, phương pháp thí nghiệm chỉ có (44,7%) và phương pháp nêu vấn đề (24,3%) sử dụng thường xuyên. Như vậy, mức độ sử dụng của GV còn rất hạn chế.
PPDH theo dự án được xem là một trong những PPDH tích cực, song điều tra cho thấy mức độ sử dụng của GV còn rất hạn chế (7,8% thỉnh thoảng sử dụng, 92,3% hiếm khi sử dụng). Ngoài ra, qua phỏng vấn, 24% GV khẳng định là mình có sử dụng PPDH này trong dạy học. Nhiều GV đã nhận thức được tác dụng của PPDH theo dự án nhưng việc sử dụng phương pháp này trong dạy học vẫn còn rất hạn chế. Nguyên nhân có thể là do điều kiện,cơ sở vật chất, điều kiện tài chính của nhà trường còn thiếu thốn. Hơn nữa, số HS trong mỗi lớp quá đông (40 - 45 HS/lớp) nên gây khó khăn cho GV. Tương tự PPDH theo dự án, các PPDH mới như động não, kiến tạo cũng ít khi sử dụng. - Về hình thức tổ chức dạy học Khoa học 4:
Bảng 2.3: Mức độ sử dụng các hình thức tổ chức dạy học
Stt Hình thức
Mức độ
Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi
SL % SL % SL % 1 Dạy học cá nhân 82 79,6 21 20,4 0 0 2 Dạy học theo nhóm 92 89,3 11 10,7 0 0 3 Dạy học cả lớp 98 95,1 5 4,9 0 0 4 Trò chơi học tập 78 75,7 20 19,5 5 4,8 5 Bài lên lớp 103 100 0 0 0 0 6 Tham quan học tập 0 0 65 63,1 38 36,9
7 Dạy học ngoài thiên nhiên 0 0 67 64,1 36 34,9
31
Bảng trên cho thấy một số hình thức tổ chức dạy học hiện nay được hầu hết các GV sử dụng thường xuyên là dạy học cả lớp (95,1%),dạy học theo nhóm (89,3%), bài lên lớp(100%). Sau đó, dạy học cá nhân (79,6%), trò chơi học tập (75,7%). Thứ tự giảm dần về mức độ sử dụng là hình thức tham quan học tập (63,1% thỉnh thoảng sử dụng). Cuối cùng, là dạy học ngoài thiên nhiên (64,1% thỉnh thoảng sử dụng). Việc sử dụng phối hợp, hợp lí các hình thức dạy học khác nhau đã giúp GV tổ chức giờ học một cách hiệu quả, giúp HS học tập hứng thú hơn.
- Về sự cần thiết phải đổi mới dạy học : Kết quả điều tra (câu hỏi 3) cho thấy 100% GV đồng ý rằng việc đổi mới PPDH trong môn Khoa học là rất cần thiết. Như vậy, hầu hết GV đều nhận thức được sự cần thiết phải đổi mới về PPDH.
Nhận xét qua quan sát, dự giờ kết hợp phỏng vấn GV:
Nghiên cứu giáo án và thông qua quan sát các giờ dạy của GV cho thấy giáo án của GV 100% đã được soạn trước khi đến lớp. Tuy nhiên, nội dung các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học thường được GV chuẩn bị và tiến hành theo đúng gợi ý trong SGV. Khi rút ra những thông tin qua nội dung bài học, GV ít suy nghĩ xem những thông tin đó liên hệ gì với kinh nghiệm của HS và các em có thể áp dụng chúng như thế nào trong cuộc sống hàng ngày.
Nhiều GV đã phối hợp sử dụng các phương pháp và hình thức dạy học theo hướng tích cực vào trong giờ dạy của mình như: trò chơi học tập, hoạt động nhóm. Tuy nhiên, một số GV do nhận thức và chưa nắm vững quy trình nên dẫn tới những hạn chế khi vận dụng. Hầu hết, các tiết dạy của GV đều chia nhóm song hoạt động nhóm của HS trong các giờ học thường mang tính hình thức và chưa đạt được hiệu quả học tập. GV có sử dụng hoạt động nhóm trong dạy học Khoa học nhưng GV chưa khai thác được hết ưu điểm của PPDH này do cách tổ chức hoạt động nhóm còn chưa hợp lí, cách phân công nhiệm vụ chưa phù hợp… dẫn tới hiệu quả sử dụng chưa cao.
Quan tâm đến hứng thú của HS, trong một số giờ dạy, GV đã đưa trò chơi vào nhằm kích thích hứng thú học tập của HS tuy nhiên hiệu quả không cao.
32
Nhiều khi sau khi kết thúc trò chơi GV phải mất rất nhiều thời gian ổn định trật tự lớp để tiếp tục giờ học, nhiều HS rất thờ ơ không quan tâm.
Qua quan sát, người nghiên cứu cũng nhận thấy GV ít đầu tư nghiên cứu nội dung bài học để thu hút HS tích cực học tập, mở rộng hay liên hệ bài học với đời sống hàng ngày của HS, GV thường chỉ chú ý đến trình độ chung của cả lớp mà không chú ý phân hóa đối tượng HS. Đây cũng là hạn chế chung thường thấy trong các lớp học truyền thống: GV chỉ hướng tới một bộ phận HS chứ không phải tất cả HS trong lớp.
ii) Dạy học Khoa học với việc đáp ứng yêu cầu đổi mới (theo quan điểm dạy học tích cực)
Nhận xét qua phỏng vấn GV :
Đa số GV đều cho rằng đổi mới PPDH là rất cần thiết. Tuy nhiên, nhận thức của GV về đổi mới phương pháp còn rất hạn chế. Theo định hướng đổi mới PPDH, đổi mới PPDH được thực hiện theo hướng phát huy tính tích cực học tập của HS. PPDH tích cực là thuật ngữ dùng để chỉ việc áp dụng các PPDH theo phương châm lấy HS làm trung tâm hay phương pháp dạy và học tích cực. Phương pháp này nhấn mạnh tới sự tham gia tích cực của từng cá nhân HS vào giờ học để hiểu sâu những kiến thức mới. Nó quan tâm nhiều hơn tới hứng thú và những kinh nghiệm hàng ngày của HS và coi đó như là nền tảng cơ bản của việc học và tiếp thu kiến thức mới. Điều này được đề cập rất rõ trong chương trình mới "phương pháp giáo dục Tiểu học là phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động và sáng tạo của HS". Tuy nhiên, hầu hết GV đều hiểu không đúng khái niệm giáo dục lấy HS làm trung tâm hay phương pháp dạy học tích cực. Hầu hết GV đều hiểu nhầm về phương pháp mới dẫn tới áp dụng chưa đúng trong thực tế lớp học.
Nhận xét qua nghiên cứu tài liệu:
Tổng hợp các tài liệu nghiên cứu cho thấy, đa số GV đều nhận thức được sự cần thiết phải đổi mới PPDH. Nhưng trên thực tế, GV gặp phải rất nhiều khó khăn bởi đã quá quen thuộc với PPDH truyền thống. Trong một giờ học (35 phút), GV hầu như chỉ tập trung vào mục đích duy nhất là làm thế nào để truyền đạt những thông tin khác nhau trong SGK cho HS một cách chính xác
33
và hiệu quả. Khi chuẩn bị giáo án, GV chẳng bao giờ nghĩ tới sự quan tâm và hứng thú của HS. Khi giảng bài, GV cũng không bao giờ suy nghĩ những thông tin đó có liên hệ như thế nào với kinh nghiệm hàng ngày của HS và áp dụng chúng như thế nào trong cuộc sống hàng ngày. Từ đây dẫn tới những hiểu nhầm như: áp dụng không đúng các hoạt động học tập trên lớp; áp dụng không đúng các hoạt động nhóm trên lớp và hiểu nhầm ý nghĩa của từ "hứng thú". Hiểu nhầm này thường thấy trong các môn Tự nhiên và Xã hội, Địa lí, Lịch sử và Khoa học. Từ những hiểu nhầm như thế dẫn tới việc mới dạy học môn Khoa học và các môn học khác ở Tiểu học gặp nhiều khó khăn.
Nhận xét qua phỏng vấn:
Hầu hết GV được phỏng vấn đều nhận thức chưa đúng về việc thiết kế và tổ chức các hoạt động học tập của HS trong dạy học tích cực. Hoạt động học tập cần thiết được thiết kế nhằm đưa HS vào thế giới của tri thức và hướng các em tìm ra khái niệm của bài học. GV là người tổ chức hướng dẫn HS tham gia các hoạt động, qua đó khám phá những kiến thức, kĩ năng mới cần thiết theo mục tiêu môn học. Tuy nhiên, trong nhiều bài học Khoa học, các hoạt động học tập được áp dụng chỉ là những hoạt động đơn giản như là chép lại các câu trong SGK, trả lời các câu hỏi của GV, đóng vai…theo hướng dẫn trong SGV hay sách thiết kế môn học.
Trong tiến trình dạy học của mình, phần lớn GV có sử dụng đa dạng các PPDH như quan sát, trò chơi học tập ,thí nghiệm,…nhìn chung GV sử dụng chưa hợp lí. Nhiều GV tin rằng làm việc theo nhóm cũng được yêu cầu như một công cụ học tập và theo chương trình mới, giờ học mà không có hoạt động nhóm thì vẫn chưa thực sự là tốt. Do đó, các nhóm HS được thành lập trong giờ dạy.Trên thực tế, phần lớn các hoạt động nhóm chưa được tiến hành theo đúng chức năng của nó do GV thiếu cân nhắc kỹ lưỡng khi thiết kế bài học. Một số GV tổ chức trò chơi học tập cho HS chưa kích thích được hứng thú cho các em, chưa phù hợp với hoạt động trong lớp học. Chúng thường kết thúc bằng những hoạt động hời hợt, không thật, trong đó các em chỉ chơi mà không học được gì mới. Nội dung các thí nghiệm trong dạy học Khoa học ở mức độ đơn giản, vấn đề là các thí nghiệm đó cần được tổ chức sao cho HS có
34
cơ hội trực tiếp thực hành, trải nghiệm; được tạo cơ hội đưa ra các phán đoán nhận xét và giải thích các kết quả quan sát được qua thí nghiệm. Đa phần GV coi sau thí nghiệm, HS ghi nhớ được nội dung nhận xét, kết luận rút ra từ thí nghiệm là thành công; ít GV quan tâm, khuyến khích đưa ra những lí do giải thích cho những nhận xét, kết luận đó.
Dạy học Khoa học không chỉ đơn giản là cung cấp những kiến thức cơ bản mà còn bước đầu phát triển tư duy, năng lực suy nghĩ và giải quyết vấn đề cho HS. Mục đích hướng tới là giúp HS có khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học về tự nhiên và xã hội vào giải quyết những nhiệm vụ, những vấn đề đơn giản trong thực tiễn. Tuy nhiên, trên thực tế GV còn hạn chế trong việc tiếp cận với các PPDH tích cực. Ngoài ra, do thiếu lòng tin vào khả năng học tập của HS (GV thường giảng bài, giải thích cặn kẽ vì sợ HS không hiểu bài) nên hầu như GV là người đưa ra và giải thích cho mọi vấn đề.
Nhìn chung, GV đều nhận thấy sự cần thiết phải đổi mới dạy học sao cho đạt hiệu quả, phát huy tính tích cực và sáng tạo của HS. Tuy nhiên, vấn đề là GV quan niệm như thế nào về một tiết học theo định hướng đổi mới? Khi tổ chức dạy học, điều quan trọng với GV là những đích trước mắt, là mục tiêu cụ thể của bài học, tiết học.