Các dự án mà GV tổ chức để HS thực hiện phải là một cơ hội tốt để các em được làm việc (tìm hiểu, thảo luận, tranh luận, khảo sát, thí nghiệm…) để tự mình khám phá ra tri thức. Nhưng quan trọng hơn là cơ hội để các em vận dụng ngay những tri thức các em học được vào thực tế cuộc sống. Những dự án này phải là cơ hội để các em tìm hiểu, giải quyết những vấn đề mang tính xã hội, tình thời đại ngay tại địa phương các em đang sinh sống.
Để thực hiện tốt nguyên tắc này đòi hỏi GV khi xây dựng dự án cần:
- Xác định rõ các mục tiêu, nội dung cụ thể, cốt lõi của từng bài học. Dựa trên những nội dung cốt lõi của chương trình; bám sát vào mục tiêu dạy học; liên hệ với thực tiễn cuộc sống xung quanh HS. Từ đó xây dựng những hoạt động thích hợp cho dự án.
- Lựa chọn những bài học và những tri thức cơ bản, phù hợp với điều kiện thiên nhiên, với hoàn cảnh thực tiễn xã hội, chuẩn bị cho người học thích ứng nhanh và tham gia có hiệu quả vào các hoạt động của dự án.
- Về nội dung của dự án: phải làm cho người học nắm vững lí thuyết, thấy rõ nguồn gốc của những tri thức khoa học đối với thực tiễn; phải vạch ra phương hướng ứng dụng tri thức khoa học vào hoàn cảnh cụ thể của đất nước, của địa phương; phải phản ánh tình hình thực tiễn vào nội dung dạy học. - Về phương pháp: cần khai thác vốn sống của người học để minh họa để đặt ra và giải quyết những vấn đề lí luận. Làm sao để HS vận dụng những phương pháp như: thí nghiệm, thảo luận, tranh luận, khảo sát,…để từ đó HS nắm nhanh và nắm chắc những tri thức lý thuyết và vận dụng những tri thức lý thuyết đó vào giải quyết những tình huống khác nhau trong quá trình thực hiện dự án. Thông qua đó, bước đầu giúp HS làm quen với những phương pháp nghiên cứu khoa học.
41
- Về hình thức tổ chức: dự án cần kết hợp các hình thức tổ chức khác nhau như: hình thức tham quan học tập, thực hành, thực tập ở phòng thí nghiệm,…
3.2.2. Đảm bảo vai trò chủ thể của HS trong toàn bộ quá trình thực hiện dự án
PPDH theo dự án là một trong những PPDH hiện đại, phát huy cao độ tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học trong quá trình học tập tức “người học là trung tâm của mọi quá trình”. Điều này có nghĩa là người học phải được tham gia vào mọi quá trình của dự án từ việc đưa ra ý tưởng, lập kế hoạch thực hiện dự án, tạo ra sản phẩm đến việc kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện của bản thân, của bạn… Trong quá trình HS thực hiện dự án, GV đóng vai trò là người cộng tác, hỗ trợ… và không can thiệp quá nhiều đến việc quyết định sản phẩm của các em.
Đánh giá kết quả học tập là một trong những yếu tố quan trọng để bảo đảm chất lượng và sự công bằng trong giáo dục. Nếu làm tốt khâu đánh giá sẽ tạo nên động lực thúc đẩy người học nỗ lực vươn lên và ngược lại, nếu khâu đánh giá “có vấn đề” sẽ để lại những hậu quả tai hại cho trí tuệ, nhân cách của người học.
Đảm bảo tình khách quan trong đánh giá là GV đảm bảo đánh giá công bằng, không có sự phân biệt và thiên vị khi đánh giá quá trình cũng như kết quả thực hiện dự án của HS. Hạn chế tối đa những ảnh hưởng từ bên ngoài (địa vị kinh tế - xã hội, nguồn gốc, chủng tộc, môi trường sống,…) GV cần công khai các nội dung đánh giá.
Đảm bảo tính khoa học trong quá trình đánh giá là GV phải xây dựng và tuân thủ các bước trong quy trình đánh giá. Có sổ quan sát, ghi chép cẩn thận, tỉ mỉ, rõ ràng kết quả các giai đọan thực hiện dự án của HS.
Đánh giá không phải là hoạt động đơn lẻ, trái lại nó là một quá trình diễn ra liên tục trong suốt dự án. Đánh giá liên tục và định kỳ là khâu cốt yếu của dạy học theo dự án, có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp HS thể hiện được những gì đã học bằng nhiều cách khác nhau. Nhờ đánh giá định kì thông qua các hướng dẫn trong bài học, GV biết nhiều hơn về nhu cầu của các em cũng như có thể điều chỉnh việc giảng dạy nhằm giúp HS đạt kết quả tốt hơn.
42 Để thực hiện tốt nguyên tắc này, GV cần:
- Xây dựng kế hoạch đánh giá một cách chi tiết, tỉ mỉ, rõ ràng. Tất cả các tiêu chí đánh giá phải được cụ thể hóa thành từng mục xây dựng trong các phiếu phát tới tận tay HS và hướng dẫn cách sử dụng các phiếu này một cách rõ ràng.
- Hiểu, nắm rõ những mục đích và những tiêu chuẩn đánh giá.
- Đánh giá phải công bằng, phản ánh được kết quả thực của HS; không nên để những yếu tố chủ quan hay sự thiếu trung thực làm sai lệch.
- Phải thường xuyên đối chiếu kết quả thực hiên của HS với những tiêu chuẩn đánh giá đã xây dựng.
- Tiến hành đánh giá thường xuyên trong quá trình HS thực hiện dự án. - Thu thập thông tin cần diễn ra theo một quá trình để có được thông tin một cách đầy đủ đảm bảo kết quả đánh giá được chính xác.
- Lựa chọn các phương pháp đánh giá. - Hình thành cho HS kĩ năng tự đánh giá.
3.2. Đề xuất quy trình dạy học môn Khoa học lớp 4 bằng phương pháp dạy học theo dự án dạy học theo dự án
Trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm, bản chất của PPDH theo dự án cũng như đặc điểm của môn Khoa học lớp 4; tác giả xây dựng quy trình dạy học môn Khoa học 4 bằng PPDH theo dự án gồm các bước: (1) Xác định vấn đề để xây dựng thành dự án, (2) Lập dự án, (3) Giao nhiệm vụ, (4) Thực hiện dự án, (5) Trình bày sản phẩm, (6) Tổng kết, đánh giá dự án. Dưới đây tác giả xin trình bày cụ thể các bước như sau:
Bước 1: Xác định vấn đề để xây dựng thành dự án
- GV và HS cùng nhau đề xuất, sáng kiến chủ đề của dự án. Cùng nhau đưa ra các ý tưởng về dự án thông qua việc sâu chuỗi, tổng hợp các kiến thức của môn học và các môn học liên quan để tổ chức thành một dự án phù hợp với mục tiêu của môn học, bài học. Cần tạo ra một tình huống xuất phát, chứa đựng một vấn đề hoặc một nhiệm vụ cần giải quyết, trong đó chú ý đến việc liên hệ với hoàn cảnh thực tiễn xã hội và đời sống. Cần chú ý đến hứng thú của người học cũng như ý nghĩa xã hội
43
của đề tài GV có thể giới thiệu một số hướng đề tài để HS lựa chọn và cụ thể hóa. Trong trường hợp thích hợp, sáng kiến và việc xác định đề tài có thể xuất phát từ phía HS.
- GV lựa chọn những hoạt động phù hợp với nội dung bài học và đặc điểm tâm sinh lí HS
Bước 2: Lập dự án
i) Xác định mục tiêu của dự án:
- GV phải xác định rõ HS cần đạt được những kiến thức, kĩ năng, thái độ nào qua dự án này, đặc biệt là kĩ năng tư duy bậc cao.
ii) Xây dựng bộ câu hỏi định hướng:
- Câu hỏi khái quát: Giới thiệu khái quát, đầy đủ những ý tưởng xuyên suốt các môn học. Câu hỏi này thường là những câu hỏi khái quát về thực tế đòi hỏi HS phải phân tích, tư duy, áp dụng việc giải thích những kinh nghiệm của mình.
- Câu hỏi bài học: Lôi cuốn HS vào việc khám phá những ý tưởng cụ thể đối với từng chủ đề, môn học hoặc bài học. Câu hỏi loại này kích thích HS tự kiến giải các sư kiện.
- Câu hỏi nội dung: Là những câu hỏi rõ ràng, đúng, cụ thể, chính xác… được sắp xếp theo những tiêu chuẩn về nội dung, mục tiêu dạy học hỗ trợ cho các câu hỏi khái quát và câu hỏi bài học.
iii) Thiết kế các hoạt động
- GV cần xác định các tình huống, tạo nhiều câu hỏi phong phú cho HS nhằm đạt mục đích đề ra.
- GV khuyến khích HS tìm kiếm cách giải quyết vấn đề, thực hiện các nhiệm vụ hoạt động để trả lời các câu hỏi khung, liên hệ được với cuộc sống bên ngoài lớp học và giải quyết một số vấn đề của cuộc sống thực. - Ngoài ra GV cần xác định thời gian hoàn thành công việc và các sản
phẩm.
- Tìm kiếm thêm các tài liệu bổ sung có liên quan, những thông tin cần thiết hỗ trợ cho quá trình dạy của bản thân và cho quá trình học của HS bao gồm: tài liệu viết, in ấn…
44
iv) Lập kế hoạch đánh giá
- HS hướng đến những mục tiêu học tập như thế nào? - HS sử dụng những kĩ năng tư duy nào?
- HS tích hợp và sử dụng thông tin mới hiệu quả đến đâu? - Tính hiệu quả của các hoạt động của HS.
Bước 3: Giao nhiệm vụ
- Giới thiệu tên dự án và nội dung tóm tắt của dự án. Giúp HS nắm được: (1) Các em cần làm gì?; (2) Yêu cầu cụ thể về sản phẩm sau khi thực hiện dự án là gì?
- Giới thiệu tài liệu tham khảo, cung cấp thêm các phương tiện hỗ trợ cho việc thực hiện dự án.
- Thảo luận với HS về các giai đoạn thực hiện dự án.
- Phổ biến tiêu chí đánh giá và bản hướng dẫn thực hiện tới HS.
- Nhắc nhở HS một số vấn đề khác: thời gian hoàn thành, tinh thần, thái độ làm việc.
Bước 4: Thực hiện dự án
- GV tổ chức cho nhóm thực hiện dự án. Các nhóm lập kế hoạch, phân công công việc và giải quyết các nhiệm vụ của dự án. Các thành viên thực hiện công việc theo kế hoạch đã đề ra cho nhóm và cá nhân. Trong giai đoạn này HS thực hiện các hoạt động trí tuệ và hoạt động thực tiễn, những hoạt động này xen kẽ và tác động qua lại lẫn nhau. Kiến thức lý thuyết, các phương án giải quyết vấn đề được thử nghiệm qua thực tiễn.Trong quá trình đó sản phẩm của dự án và thông tin mới được tạo ra. - GV hướng dẫn, cộng tác, thúc đẩy quá trình thực hiện dự án của HS. Trong quá trình HS làm việc GV thường xuyên đôn đốc, hướng dẫn khi HS yêu cầu.
Bước 5: Thu thập kết quả và công bố sản phẩm
- Kết quả thực hiện dự án có thể được viết dưới dạng thu hoạch, báo cáo… Trong nhiều dự án các sản phẩm vật chất được tạo ra qua hoạt động thực hành. Sản phẩm cuả dự án cũng có thể là những hành động phi vật chất,
45
chẳng hạn việc biểu diễn hoặc một vở kịch, việc tổ chức một sinh hoạt nhằm tạo ra các hoạt động xã hội.
- GV tổ chức cho từng nhóm trình bày về sản phẩm dự án của mình. Các nhóm khác theo dõi, thảo luận, trao đổi, nhận xét, đánh giá bằng điểm và
phiếu theo các tiêu chí theo thang đánh giá. Bước 6: Tổng kết, đánh giá dự án
GV tổng hợp mọi quá trình đánh giá (của nhóm tự đánh giá, đánh giá của nhóm bạn, đánh giá của GV) để đưa ra kết luận về kết quả thực hiện dự án:
- Nhận xét về cả tinh thần, thái độ, tác phong, kĩ năng làm việc của các nhóm, của cá nhân trong nhóm.
- Nhận xét chất lượng sản phẩm.
- Công bố điểm số của từng nhóm, khen thưởng khích lệ nhóm đạt kết quả cao, động viên các nhóm đạt kết quả thấp.
- Đánh giá chung về sự thành công của dự án.
3.3. Một số bài trong môn Khoa học lớp 4 sử dụng phương pháp dạy học dự án đạt hiệu quả
Từ việc tìm hiểu nội dung SGK môn Khoa học lớp 4 người nghiên cứu đã lựa chọn được một số bài vận dụng PPDH theo dự án đạt hiệu quả cao sau:
Bài 4: Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn. Vai trò của chất bột đường Bài 5: Vai trò của chất đạm và chất béo
Bài 6: Vai trò của vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ Bài 12: Phòng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng Bài 13: Phòng bệnh béo phì
Bài 14: Phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hóa Bài 24: Nước cần cho sự sống
Bài 25: Nước bị ô nhiễm
Bài 26: Nguyên nhân làm cho nước bị ô nhiễm Bài 27: Một số cách làm sạch nước
Bài 28: Bảo vệ nguồn nước Bài 29: Tiết kiệm nước Bài 53: Các nguồn nhiệt
46 Bài 54: Nhiệt cần cho sự sống
Bài 57: Thực vật cần gì để sống? Bài 58: Nhu cầu nước của thực vật
Bài 59: Nhu cầu chất khoáng của thực vật Bài 60: Nhu cầu không khí của thực vật
3.4. Minh họa thiết kế một số kế hoạch bài học trong môn Khoa học lớp 4 bằng PPDH theo dự án bằng PPDH theo dự án
Dự án 1: Dinh dưỡng cho cuộc sống
Nội dung của dự án được xây dựng từ 3 bài học thuộc chủ đề Con người và sức khỏe, gồm:
Bài 12: Phòng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng Bài 13: Phòng bệnh béo phì
Bước 1: Xác định vấn đề để xây dựng thành dự án
Trong nội dung chương trình chủ đề “Con người và sức khỏe” có một số bài có thể xây dựng thành một dự án liên quan tới việc tìm hiểu một số liên quan đến dinh dưỡng. Bên cạnh đó, hiện nay tình trạng mất cân bằng và các bệnh về dinh dưỡng đang là vấn đề thời sự thu hút nhiều sự quan tâm của các quốc gia trong đó có Việt Nam. Vậy để biết được tình trạng đó như thế nào? Nguyên nhân do đâu? Tác hại? Cách phòng tránh? Chúng ta sẽ cùng nhau thực hiện dự án: “Dinh dưỡng cho cuộc sống”
Tóm tắt dự án: Dự án này tập trung tìm hiểu về một số bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng, tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng, nguyên nhân, cách phòng tránh các bệnh về dinh dưỡng. HS sẽ vào vai các chuyên gia dinh dưỡng để tuyên truyền, phổ biến cho người dân về nguyên nhân, tác hại và cách phòng một số bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng.
Bước 2: Lập dự án
i) Xác định mục tiêu của dự án
- Về kiến thức: Sau khi thực hiện dự án, HS biết: Kể được một số bệnh do thiếu, thừa chất dinh dưỡng; nguyên nhân; dấu hiệu; tác hại; biện pháp phòng tránh; cách chữa các bệnh do ăn thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng.
47
+ Phát triển kĩ năng quan sát phát hiện bệnh về thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng; kĩ năng phân tích trong quá trình thực hiện dự án.
+ Thu thập, xử lí được các thông tin; viết và trình bày báo cáo về một vấn đề liên quan đến phòng tránh bệnh do ăn thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng ở địa phương.
+ Cộng tác làm việc, năng lực tự đánh giá. - Về thái độ:
+ Bồi dưỡng cho HS yêu thích môn học, ham tìm tòi, khám phá.
+ Có ý thức phòng tránh bệnh béo phì và vận động mọi người cùng phòng và chữa bệnh béo phì.
+ Có ý thức ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng.
ii) Xây dựng bộ câu hỏi định hướng
- Câu hỏi khái quát: Tại sao lại có bệnh suy dinh dưỡng và bệnh béo phì? - Câu hỏi bài học: Sự nguy hiểm của bệnh thiếu chất dinh dưỡng, bệnh
béo phì?.
- Câu hỏi nội dung: Nguyên nhân, dấu hiệu, hậu quả, biện pháp phòng tránh bệnh do thiếu chất dinh dưỡng, bệnh béo phì?
iii) Thiết kế các hoạt động
Nhiệm vụ của HS trong quá trình thực hiện dự án là thiết kế một bài trình bày hoặc một báo cáo, pano, tranh…để tuyên truyền cho người dân hiểu, biết cách ăn uống đầy đủ, phòng tránh các bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng (béo phì).
iv) Lập kế hoạch đánh giá
- Đánh giá thường xuyên: đánh giá HS trong suốt quá trình thực hiện dự án.