Thiết kế giáo án

Một phần của tài liệu Vai trò của nhân vật loài vật trong ngụ ngôn laphôngten (Trang 46)

7. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH

3.3 Thiết kế giáo án

Giáo án

Tên bài : Gà Trống và Cáo

Lớp : 4

Người thực hiện : Đỗ Thị Kiều Hoa I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Đọc thành tiếng

- Đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: lõi đời, từ rày, sung sướng, sống chung, chạy lại, gian dối, quắp đuôi ...

- Đọc trôi chảy được toàn bài ngắt nhịp đúng nhịp điệu của bài thơ, đoạn thơ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.

- Đọc diễn cảm toàn bài phù hợp với nội dung. 2 . Đọc - hiểu:

- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: đon đả, loan tin, dụ, hồn lạc phách, từ rày, thiệt hơn .

- Hiểu nội dung của bài thơ: khuyên con người hãy cảnh giác và thông minh như Gà Trống, chớ tin những lời mê hoặc ngọt ngào của kẻ xấu như Cáo.

3. Học thuộc lòng bài thơ II . ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.

- Tranh minh họa bài thơ trang 51,SGK (phóng to) - Bảng phụ viết sẵn các câu, đoạn thơ cần luyện đọc . III. CÁC PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC CHỦ YẾU:

- Phương pháp trực quan

- Phương pháp gợi mở - vấn đáp - Phương pháp giảng giải

Đỗ Thị Kiều Hoa 47 Lớp K34 - GDTH

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của giáo viên TG Hoạt động của học sinh

1- Kiểm tra bài cũ:

- Gọi 2HS đọc bài Những hạt thóc giống và

trả lời câu hỏi 1, 2. - GV nhận xét ghi điểm.

2 - Bài mới :

2.1. Giới thiệu bài:

- GV giới thiệu bài trực tiếp, ghi đề lên bảng

2.2. Phát triển bài:

a.Luyện đọc:

- Hướng dẫn HS chia đoạn bài thơ + Đoạn1: từ đầu …đến tình thân.

+ Đoạn 2: tiếp theo … đến loan tin này. + Đoạn 3: Còn lại.

- Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn bài thơ

+ Lượt 1:Hướng dẫn HS đọc đúng các từ khó + Lượt 2: Giúp HS hiểu nghĩa các từ khó SGK giải nghĩa thêm: từ rày, thiệt hơn

+ Lượt 3: Hướng dẫn HS ngắt nhịp thơ Nhác trông/…., Anh….Gà Trống/… - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp - Gọi 2HS đọc toàn bài

- GV đọc mẫu, chú ý giọng đọc 5’ 30’ 1’ 29’ 10’ - Lớp theo dõi, nhận xét. - HS lắng nghe. - Lắng nghe.

- Bài chia làm 3 đoạn:…

- HS đọc nối tiếp (3 lượt) + HS đọc đúng: vắt vẻo, lõi đời, đon đả…. + Hiểu nghĩa các từ khó + Luyện ngắt nghỉ hơi đúng - HS luyện đọc theo cặp. - 2 HS đọc toàn bài

Đỗ Thị Kiều Hoa 48 Lớp K34 - GDTH b.Tìm hiểu bài :

- Gọi 1HS đọc đoạn 1, lớp trả lời các câu hỏi: + Cáo đã làm gì để dụ Gà trống xuống đất?

+ Tin tức Cáo đưa ra là sự thật hay bịa đặt? Nhằm mục đích gì?

* Đoạn 1 cho em biết điều gì?

- Gọi 1 HS đọc đoạn 2 , trả lời các câu hỏi: + Vì sao Gà không nghe lời Cáo?

+ Gà tung tin có cặp chó săn đang chạy đến để làm gì?

* Đoạn 2 nói lên điều gì?

- Gọi 1 HS đọc đoạn cuối , lớp trả lời các câu hỏi:

+ Thái độ của Cáo như thế nào khi nghe lời Gà? +Theo em Gà thông minh ở điểm nào? -Gọi 1HS đọc toàn bài

Bài thơ muốn nói với chúng ta điều gì? (HS trao đổi cặp)

*Ý chính của đoạn cuối là gì?

c. Đọc diễn cảm và học thuộc lòng :

- Tổ chức cho HS luyện đọc đoạn 1, 2 theo cách phân vai.

10’

9’

- Lớp theo dõi.

- Lớp đọc thầm, trả lời: + Cáo đon đả mời Gà xuống thông báo một tin mới: từ rày muôn loài đã kết thân , Gà hãy xuống để cáo hôn Gà bày tỏ tình thân

+ Cáo đưa ra tin bịa đặt nhằm dụ Gà trống xuống đất để ăn thịt

*Ý 1:Âm mưu của cáo.

- Lớp đọc thầm trả lời.

+ Gà biết sau những lời ngon ngọt ấy là ý định xấu xa của cáo.

+ Cáo rất sợ chó săn …lộ âm mưu gian xảo đen tối của hắn

*Ý 2: Sự thông minh của Gà .

Đỗ Thị Kiều Hoa 49 Lớp K34 - GDTH

- Tổ chức cho HS đọc thuộc lòng khoảng 10 dòng thơ.

- Thi đọc thuộc lòng - 3 HS đọc phân vai

- Nhận xét và ghi điểm cho những HS đọc tốt.

3. Củng cố – dặn dò :

- Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?

- Nhận xét tiết học - Dặn dò HS.

4’

+ Cáo khiếp sợ, hồn bay phách lạc, quắp đuôi bỏ chạy

- HS nêu

- HS đọc toàn bài

- Bài thơ khuyên chúng ta hãy cảnh giác, chớ tin lời kẻ xấu cho dù đó là những lời nói ngọt ngào.

*Ý 3:Cáo lộ rõ bản chất gian xảo

- HS luyện đọc từng đoạn

- HS thi đọc thuộc lòng.

- HS đọc theo sự phân vai của GV.

-Khuyên chúng ta chớ tin những lời nói ngọt ngào của kẻ xấu.

Đỗ Thị Kiều Hoa 50 Lớp K34 - GDTH

KẾT LUẬN

La Phôngten với tài năng làm thơ mình, đã trở thành “cái máy làm thơ”, “nhà sản xuất ngụ ngôn” như các bạn bè ông đã gọi. Ông vượt lên trên thời đại, tồn tại với thời gian như Tennơ đánh giá ông là “biểu hiện cao nhất của thiên tài Pháp”

Cách dẫn truyện – thơ của La Phôngten rất cụ thể gần gũi với thực tế vì ông biết cách lựa chọn những chi tiết, yếu tố sinh động. Thế giới nhân vật

trong Ngụ ngôn La Phôngten vô cùng đa dạng, phong phú và độc đáo. Mỗi

tuyến nhân vật lại mang một sắc thái, ý nghĩa riêng biệt. Bằng cách mượn hình ảnh của nhân vật loài vật, La Phôngten không chỉ tạo được sự hứng thú ham thích đọc sách của các em thiếu nhi mà còn lồng ghép trong đó các bài học hữu ích giúp các em có có cái nhìn đúng đắn về thế giới xung quanh và có hành trang vững chắc để bước vào đời. Mỗi nhân vật đều mang tính cách đại diện cho các tầng lớp khác nhau trong xã hội. Thơ ông dùng là thơ mang đậm tính hiện thực chứ không phải thứ thơ lãng mạn thời bấy giờ. Từ thơ tỏa ra những cảm xúc chân thành, nảy sinh từ mối thiện cảm, tình yêu thương sâu sắc của nhà thơ đối với con người. Cũng từ thơ bật ra lời tố cáo gay gắt chế độ xã hội phong kiến độc quyền đầy rẫy những tàn ác, bất công, đã gợi lên sự căm ghét ghê tởm đối với những hành động đó.Trẻ thích thú với những bài ngụ ngôn của La Phôngten bởi các nhân vật gần gũi, cốt truyện giản đơn và

tình huống đa dạng, phong phú. Cái hay, cái độc đáo trong Ngụ ngôn La

Phôngten là đến với mỗi câu chuyện trẻ như được hòa mình vào các câu chuyện, tự mình xử lý các tình huống và rút ra các bài học bổ ích cho riêng mình.

Ngụ ngôn La Phôngten là một trong những tác phẩm mang tính giáo

dục dành cho thiếu nhi. Thơ của ông có nhiều khả năng, khi thì chế giễu, lúc lại châm biếm, cũng có khi đả kích sâu cay hoặc hài hước mua vui nhưng bao

Đỗ Thị Kiều Hoa 51 Lớp K34 - GDTH

giờ cũng vậy luôn ẩn sâu trong nó là một bài học luân lý để đời.. Các tác phẩm của ông thực sự đã để lại dấu ấn khó phai trong lòng các độc giả nhỏ

tuổi. Khi nhớ về ngụ ngôn ta sẽ nhớ đến Ngụ ngôn của La Phôngten và khi nhớ đến Ngụ ngôn của La Phôngten ta sẽ nhớ đến các con vật ngộ nghĩnh

mang trên mình các bài học giáo dục sâu sắc. Có lẽ các bài học đó sẽ đi theo ta suốt cuộc đời này và giúp ta có cái nhìn đúng đắn hơn về cuộc sống.

Đỗ Thị Kiều Hoa 52 Lớp K34 - GDTH

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lại Nguyên Ân (1984), 150 Thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia

Hà Nội.

2. Trần Duy Châu…(1979), Lịch sử văn học phương Tây (tập 1), Nxb

Giáo dục, Hà Nội.

3. Đặng Anh Đào… (1997), Văn học phương Tây, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

4. Hà Minh Đức (chủ biên)… (1993), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà

Nội.

5. Lê Bá Hán (chủ biên)… (1999), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại

học Quốc gia Hà Nội.

6. Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu (tổng chủ biên),

(1984), Từ điển văn học (tập 2), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

7. Phương Lựu, Trần Đình Sử…(2002), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục,

Hà Nội.

8. Hồng Mai (tuyển chọn), (2009), Truyện Ngụ ngôn La Fontaine, Nxb

Văn hóa thông tin, Hà Nội.

9. Tú Mỡ, Nguyễn Văn Vĩnh, Nguyễn Đình, Huỳnh Lý dịch (1985), Ngụ ngôn chọn lọc, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

10.Hữu Ngọc (chủ biên), (1982), Từ điển tác gia văn học và sân khấu nước ngoài, Nxb Văn hóa, Hà Nội.

11.Trần Đức Ngôn, Dương Thu Hương (2001), Giáo trình văn học thiếu nhi Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

12.Nguyễn Văn Qua (dịch), (2005), Truyện Ngụ ngôn La Phôngten, Nxb

Văn hóa thông tin, Hà Nội.

13. Lương Duy Trung…(1990), Văn học phương Tây (tập 1), Nxb Giáo

Đỗ Thị Kiều Hoa 53 Lớp K34 - GDTH 14. Lưu Đức Trung … (chủ biên), (1999), Tác gia, tác phẩm văn học

nước ngoài trong nhà trường, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

15. Sách giáo khoa Tiếng Việt 1, 2, 3, 4, 5.

16. Truyện ngụ ngôn (2000), Nxb Hội nhà văn.

Đỗ Thị Kiều Hoa 54 Lớp K34 - GDTH

LỜI CẢM ƠN

Tác giả khóa luận xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy, cô giáo trong khoa Giáo dục Tiểu học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 và đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo: Ths – GVC Nguyễn Ngọc Thi. Thầy đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình để tôi hoàn thành khóa luận này.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 5 năm 2012 Sinh viên

Đỗ Thị Kiều Hoa 55 Lớp K34 - GDTH

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu đề tài: “Vai trò của nhân vật loài vật

trong Ngụ ngôn La Phôngten” hoàn toàn do chính bản thân tôi nghiên cứu.

Kết quả này hoàn toàn không trùng với kết quả của tác giả nào.

Hà Nội, tháng 5 năm 2012 Sinh viên

Đỗ Thị Kiều Hoa 56 Lớp K34 - GDTH MỤC LỤC MỞ ĐẦU ... 1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ... 1 1.1 Lý do khoa học ... 1 1.2 Lý do sư phạm ... 2 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ... 3

3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ... 3

4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ... 3

5. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ ... 4

6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ... 10

6.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu... 10

6.2 Giới hạn phạm vi khảo sát ... 10

7. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH ... 10

NỘI DUNG ... 12

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ... 12

1.1. Khái niệm nhân vật ... 12

1.2. Phân loại nhân vật ... 14

1.2.1 Nhân vật chính, nhân vật phụ ... 14

1.2.2. Nhân vật chính diện, nhân vật phản diện. ... 15

CHƯƠNG 2: VAI TRÒ CỦA NHÂN VẬT LOÀI VẬT TRONG NGỤ NGÔN LA PHÔNGTEN ... 17

2.1 Thông qua nhân vật loài vật La Phôngten đã lồng ghép vào đó những bài học đạo đức để răn đời ... 24

2.2 Nhân vật loài vật trong Ngụ ngôn La Phôngten tạo được sự hứng thú, ham thích đọc sách của các em thiếu nhi ... 32

Đỗ Thị Kiều Hoa 57 Lớp K34 - GDTH

2.3 Bằng cách mượn hình ảnh của nhân vật loài vật La Phôngten đã giúp các em thiếu nhi lĩnh hội, ghi nhớ, khắc sâu các bài học đạo đức một cách tự nhiên, không gò ép... 35

CHƯƠNG 3: VIỆC GIẢNG DẠY THƠ NGỤ NGÔN LA PHÔNGTEN TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC ... 38

3.1 Tác phẩm Ngụ ngôn La Phôngten trong trường Tiểu học ... 38

3.2 Việc giảng dạy thơ Ngụ ngôn La Phôngten trong trường Tiểu học ... 39

3.3 Thiết kế giáo án ... 46

KẾT LUẬN ... 50

Một phần của tài liệu Vai trò của nhân vật loài vật trong ngụ ngôn laphôngten (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)