7. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
2.3 Bằng cách mượn hình ảnh của nhân vật loài vật La Phôngten
các em thiếu nhi lĩnh hội, ghi nhớ, khắc sâu các bài học đạo đức một cách tự nhiên, không gò ép
Những câu chuyện ngụ ngôn của La Phôngten đưa ra cùng bài học triết lý của nó là cả một tập hợp những giá trị đời thường được La Phôngten thu gọn trong những sáng tác của mình. Trong diễn văn đọc nhân dịp trao tặng giải thưởng Anđecxen năm 1971, Rôrađi đã phát biểu “Tôi tin rằng tất cả ngụ ngôn đều góp phần giáo dục tinh thần. Ngụ ngôn là nơi gặp gỡ của một giả thuyết. Nó có thể là chìa khóa để đi vào thực tại những con đường mới. Ngụ ngôn có thể giúp đứa bé hiểu hết thế giới. Nó có thể cung cấp cho đứa trẻ những hình ảnh phê phán thế giới”. La Phôngten đã là một nhà giáo dục tích
cực, chủ động, biết nhìn xa trông rộng. Ông viết: “Phải làm sao cho hành vi của chúng ta trở nên tốt ngay từ khi chưa ảnh hưởng của cái tốt hoặc cái xấu, còn hơn bị buộc phải sửa chữa chúng”. Phương châm giáo dục của ông là: “Phải giáo dục đồng thời phải làm cho người ta vui” và để thực hiện điều đó,
nghệ sĩ đã chọn một phương thức thích hợp đó là thơ ngụ ngôn. La Phôngten
giải thích “ta sẽ thấy chân lý nói với mọi người bằng lối nói bóng gió và lối nói bóng gió phải chăng lại không phải là thơ ngụ ngôn, tức là một ví dụ hài hước, nó thấm sâu và có hiệu quả đến mức phổ biến hơn và thân thiết hơn ”. Ngụ ngôn La Phôngten có tinh giáo huấn trực tiếp, bộc lộ chủ đề và không cò
hàm ý gián tiếp nào. Với ngụ ngôn các bài học triết lý được nêu lên rất hiệu quả và thường ở cuối bài thơ. Tính triết lý của tác phẩm tác động đến tính
Đỗ Thị Kiều Hoa 36 Lớp K34 - GDTH
năng cần thiết cho sự phát triển không ngừng cả về mặt vật chất, tinh thần và trí tuệ của con người đặc biệt là trẻ em.
Mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người là nét độc đáo của Ngụ ngôn La Phôngten. Qua các câu chuyện của loài vật tác giả đã giáo dục một
cách nhẹ nhàng, có tình, có lý đối với mọi người. Nếu như những bài học ở
trường nặng về tri thức, sách vở thì khi đến với Ngụ ngôn La Phôngten những
bài học đạo đức được lồng ghép một cách nhẹ nhàng, tự nhiên nhất.Nó không phải là những trang sách lý luận dày cộp, các bài học giáo lý dài dằng dặc mà nó là những câu chuyện được kể bằng thơ với cách gieo vần dễ nhớ, dễ thuộc, với những nhân vật là loài vật thân quen, gần gũi với thiếu nhi. Nó không bắt các em phải thế này, thế khác mà thông qua một câu chuyện các em tự rút ra bài học cho bản thân, hiểu được cái gì đúng, cái gì sai, điều gì nên làm và điều gì không nên làm…Bài học đi vào tâm hồn trẻ một cách đơn giản, cụ thể ở các trường hợp thường gặp trong cuộc sống hằng ngày.
Quay lại với câu chuyện Rùa và Thỏ La Phôngten không bắt trẻ phải chăm chỉ, cần mẫn, khiêm tốn, nhún nhường mà chỉ đơn giản bằng hai câu thơ đã thâu tóm được toàn bộ nội dung giáo dục, răn dạy của bài:
“Chạy nhanh cũng chẳng làm gì Chỉ cần gắng sức mà đi hết mình”
Vì nhân vật trong Ngụ ngôn La Phôngten chủ yếu là loài vật gần gũi với
cuộc sống đời thường của các em thiếu nhi nên các em sẽ nhớ rất lâu những câu chuyện xung quanh nó và từ đó cũng khắc sâu hơn bài học đạo đức vào tâm trí của các em. Khi nhìn thấy các con vật xung quanh mình trẻ sẽ nhớ đến từng câu chuyện đã được đọc và bài học xung quanh nó. Mỗi lần nhìn thấy
con Gà Trống trẻ lại nhớ đến sự thông minh, nhạy bén của nó trong “Gà Trống và Cáo” kèm theo đó là bài học không nên tin vào lời nịnh nọt của kẻ
Đỗ Thị Kiều Hoa 37 Lớp K34 - GDTH khác mà thiệt thân. Hay không nên quá tham lam như anh chàng trong Con gà đẻ trứng vàng để cuối cùng mất cả chì lẫn chài.
Ngụ ngôn La Phôngten là một trong những tác phẩm mang tính giáo
dục dành cho thiếu nhi hiện nay được các bậc phụ huynh tin tưởng và lựa chọn. Nó không chỉ mang lại tiếng cười cho trẻ thơ mà còn góp phần rất lớn trong việc giáo dục nhận thức, tình cảm cho trẻ. Việc giáo dục nhận thức, tình cảm cho các em không chỉ thực hiện trong ngày một, ngày hai mà nó là cả một quá trình lâu dài trong học tập và thực tiễn của mỗi con người. Bằng cách
mượn hình ảnh của các loài vật Ngụ ngôn La Phôngten thực sự mang lại các
bài học đạo đức có giá trị giáo dục sâu sắc, mỗi ngày qua đi ta lại có một cảm nhận khác về những bài ngụ ngôn đó, nó thôi thúc ta tìm hiểu và ghi nhớ nó một cách bền vững hơn.
Đỗ Thị Kiều Hoa 38 Lớp K34 - GDTH
CHƯƠNG 3: VIỆC GIẢNG DẠY THƠ NGỤ NGÔN LA
PHÔNGTEN TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC