Việc giảng dạy thơ Ngụ ngôn La Phôngten trong trường Tiểu học

Một phần của tài liệu Vai trò của nhân vật loài vật trong ngụ ngôn laphôngten (Trang 39)

7. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH

3.2 Việc giảng dạy thơ Ngụ ngôn La Phôngten trong trường Tiểu học

Trong chương trình Tiểu học, các bài thơ ngụ ngôn La Phôngten được

sắp xếp vào phân môn Tập đọc. Tập đọc rèn luyện kỹ năng chính là nghe và nói. Nghe để tiếp nhận, lĩnh hội, nắm được nội dung của bài; nhớ được chi tiết để sau đó hình dung, tưởng tượng ra nội dung mà mình tiếp thu được . Nói là khả năng diễn đạt trước tập thể, nói phải có ngữ điệu, giọng điệu kèm theo cử chỉ, điệu bộ .

Dạy văn qua Tập đọc là giáo viên phải biến tác phẩm của tác giả thành các tác phẩm của mỗi học sinh. Học sinh không chỉ tiếp nhận mà còn phải hiểu được ý nghĩa giá trị của mỗi tác phẩm từ đó rút ra được bài học, lời khuyên bổ ích cho bản thân. Mỗi bài Tập đọc sẽ cung cấp cho học sinh những kiến thức về cuộc sống, con người, thế giới xung quanh. Bên cạnh đó còn rèn luyện cho học sinh kỹ năng sống, kỹ năng diễn đạt trước đám đông và giúp trẻ có niềm đam mê, hứng thú đọc sách.

Giáo viên Tiểu học muốn dạyngụ ngôn La Phôngten một cách hiệu quả thì cần phải có kiến thức sâu rộng về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác, các tác phẩm và bút pháp nghệ thuật của La Phôngten, bên cạnh đó phải hiểu được tác phẩm của La Phôngten một cách toàn diện, phải khai thác được cái hay,

cái đẹp, cái độc đáo trong ngụ ngôn của ông từ đó truyền đạt đến từng em học

sinh giúp các em nhận thức và rút ra được bài học đạo đức cho riêng mình. Muốn giờ Tập đọc hấp dẫn thì trước tiên giáo viên phải có cách giới thiệu bài sáng tạo, độc đáo gây được hứng thú học tập của học sinh, sau đó giáo viên phải nắm được nội dung của bài (Bài thơ đó có những nhân vật nào? Hành

Đỗ Thị Kiều Hoa 40 Lớp K34 - GDTH

động của nhân vật ra sao? Kết quả của hành động đó? Tính cách của nhân vật như thế nào? Rút ra ý nghĩa của bài)

Trong câu chuyện Bác sĩ Sói ở lớp 2 thì Sói là một tên gian ngoan, xảo

trá còn Ngựa thì lại bình tĩnh và mưu trí. Để ăn thịt được Ngựa, Sói ta đã

“kiếm một cặp kính đeo lên mắt, một ống nghe cặp vào cổ, một áo choàng khoác lên người, một chiếc mũ thêu chữ thập đỏ chụp lên đầu”, “giả giọng hiền lành” đóng vai một ông bác sĩ đến để khám bệnh cho Ngựa và nó tưởng

rằng với tài cải trang hoàn hảo của mình nó sẽ lừa được Ngựa. Nhưng nó đã nhầm, Ngựa đã không dễ mắc lừa nó như thế. Bằng sự thông minh và lanh lợi của mình Ngựa đã bắt tên Sói gian ác đó phải trả một cái giá thật đắt. Câu chuyện khuyên chúng ta cần phải bình tĩnh, mưu mẹo trước nguy hiểm như nhân vật Ngựa, và tuyệt đối không nên độc ác và xảo trá như nhân vật Sói. Ở đời xưa nay vẫn vậy những kẻ hiểm sâu thường chịu hậu quả khôn lường, bọn thống trị dù độc ác, nham hiểm đến đâu chăng nữa vẫn phải thất bại trước sự thông minh, dũng cảm của nhân dân lao động. Lũ gian ác sẽ bị trừng trị và

chiến thắng luôn thuộc về người lương thiện đúng như câu “Ở hiền gặp lành”, “Ác giả ác báo”.

Qua bài Tập đọc Sư Tử xuất quân ở lớp 2 các em được khám phá về thế

giới loài vật ở chốn rừng xanh. Sư tử tỏ ra là một vị minh quân có tài quân sự, có tầm nhìn bao quát, biết dùng người và nó rất xứng đáng với ngôi vị chúa tể của rừng xanh. Voi được dùng vào việc vận tải quân bị vì voi là một con vật rất khỏe nó có thể kéo các vật nặng như gỗ, đá… Gấu dũng cảm được giao việc tiên phong đánh đồn địch. Cáo là một loài vật nhiều mưu cao kế sâu nên đã được Sư Tử tin cậy tính bài quân cơ, quân sư. Khỉ nhiều mẹo lại thoắt ẩn thoắt hiện được dùng vào việc lừa quân địch. Ngay cả với Thỏ một loài vật được coi là nhát gan nhất và Lừa một loài vật được coi là ngu đàn nhất trong muôn thú cũng được nhận việc giao liên và lo tiền gạo góp phần quan trọng

Đỗ Thị Kiều Hoa 41 Lớp K34 - GDTH trong trận chiến. Sư tử phán “ Trẫm dùng cả chứ ! Loại họ ra đội ngũ không yên !” nó đã thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của mình, hiểu được sức mạnh

của đoàn kết, của ý chí toàn dân. Có thể nói rằng Sư tử rất tinh mắt khi nhìn người giao việc, tài điều binh, khiển tướng đáng được mọi người khâm phục. Bài học trực tiếp mà học sinh Tiểu học có thể rút ra được là bài học về sự thông minh, biết nhìn xa trông rộng, đoàn kết, suy xét vấn đề ở mọi khía cạnh rồi mới kết luận có vậy mới đạt được thành công.

Đến bài thơ Gà trống và Cáo ở lớp 4 kể về chuyện một con Cáo nọ

nhìn thấy một con Gà Trống trên cành cao thì thèm rỏ rãi, liền tính mưu kế lừa Gà Trống. Nó rêu rao từ nay muôn loài kết nghĩa anh em. Cáo kia gian ngoan, xảo quyệt nghĩ tưởng sẽ thực hiện được âm mưu, đạt được ý đồ độc ác của mình nhưng nó đã bị Gà Trống lừa lại. Chú Gà Trống thông minh đã cho

Cáo ta nếm mùi “gậy ông đập lưng ông” như con Sói trong bài Bác sĩ Sói đã

từng bị. Kết cục là nhờ trí thông minh Gà Trống đã thoát nạn và dạy cho con

Cáo gian xảo một bài học khiến nó phải khiếp vía mất hồn “quắp đuôi, co cẳng chạy ngay tức thời”. Câu chuyện ca ngợi trí thông minh sắc sảo của chú

Gà Trống cũng chính là của nhân dân lao động. Bài thơ là bài học giáo dục nhận thức đối với học sinh Tiểu học.

Thế đấy, Ngụ ngôn La Phôngten đối với học sinh Tiểu học là rất cần

thiết. Với mỗi câu chuyện học sinh có thể rút ra bài học theo cách riêng của mình để từ đó nhân cách học sinh được hoàn thiện nhằm thực hiện mục đích

giáo dục Tiểu học đề ra. Những bài ngụ ngôn của La Phôngten đều tràn đầy

tình yêu đối với cuộc sống, với con người, với quê hương, với đất nước. Ông chỉ trích, phê phán, châm biếm, giễu cợt những cái xấu xa, những thói hư tật xấu nhằm hướng tới xây dựng cuộc sống mới tốt đẹp hơn .

Khi nắm vững nội dung giáo viên sẽ đọc đúng hơn, truyền đạt được thần thái của bài đến với học sinh. Trong tiết Tập đọc, giáo viên có thể sử

Đỗ Thị Kiều Hoa 42 Lớp K34 - GDTH

dụng đồ dùng trực quan đó là tranh ảnh hoặc vật thật. Việc sử dụng đồ dùng trực quan sẽ kích thích chú ý, tri giác và tư duy của học sinh đồng thời làm cho tiết dậy thu hút và hấp dẫn hơn. Các bức tranh thâu tóm được nội dung chính của bài do vậy đây là điểm tựa tri thức để học sinh nắm được ý nghĩa của bài. Khi treo bức tranh lên bảng giáo viên có thể hỏi học sinh: Nhân vật này đang làm gì? Như vậy sẽ kích thích trí tưởng tượng của các em giúp các em tích cực, tự lực học tập.

* Quy trình dạy tiết Tập đọc

+ Quy trình dạy tập đọc ở khối lớp 2, 3

1.Kiểm tra bài cũ .

- Giáo viên kiểm tra HS đọc bài Tập đọc hoặc đọc thuộc lòng bài thơ vừa học theo yêu cầu trong tiết trước.

- Giáo viên nhận xét và hỏi thêm về nội dung bài đọc để kiểm tra kỹ năng đọc hiểu của các em.

2. Dạy - học bài mới: 2.1. Giới thiệu bài:

GV có thể giới thiệu bài theo nhiều cách khác nhau; - Cách 1: Sử dụng tranh minh họa rồi dẫn vào bài. - Cách 2: Giới thiệu nội dung chính của bài đọc.

- Cách 3: Nhắc lại vấn đề đặt ra trong bài cũ rồi dẫn vào bài mới .

2.2. Luyện đọc :

a, GV đọc mẫu toàn bài nhằm khơi gợi hứng thú và tưởng tượng của học sinh.

b, Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ: - Luyện đọc câu :

Đỗ Thị Kiều Hoa 43 Lớp K34 - GDTH

GV theo dõi giúp sửa lỗi phát âm cho HS và giúp các em luyện đọc từ khó - Luyện đọc đoạn:

+ GV chia đoạn, HS nối tiếp đọc từng đoạn trước lớp . GV kết hợp hướng dẫn các em tìm hiểu nghĩa của các từ mới.

+ Cả lớp chia thành các nhóm nhỏ, luyện đọc từng đoạn trong nhóm (với giọng đọc vừa phải để không ảnh hưởng đến nhóm khác)

- Thi đọc

+ GV tổ chức cho các nhóm thi đọc (đọc từng đoạn hay cả bài, đồng thanh hoặc cá nhân)

- Cả lớp đọc đồng thanh .

2.3. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài.

- GV hướng dẫn HS đọc (chủ yếu là đọc thầm) và tìm hiểu bài dựa theo các câu hỏi, bài tập trong SGK.

- Để dẫn dắt gợi mở,GV có thể bổ sung câu hỏi phụ cho sát với đối tượng HS lớp mình .

- GV có thể tổ chức cho HS trao đổi tìm hiểu bài theo nhóm đối với những câu hỏi tương đối trừu tượng hoăc yêu cầu sự khái quát cao .

2.4. Luyện đọc lại (hoặc học thuộc lòng)

- GV đọc diễn cảm toàn bài hoặc cả đoạn.

GV lưu ý HS về giọng điệu riêng của đoạn, giọng điệu chung của đoạn hoặc cả bài, những câu cần chú ý .

- Từng HS hoặc nhóm HS thi đọc, GV uốn nắn cách đọc .

- Hướng dẫn HS học thuộc lòng (nếu SGK yêu cầu) theo các bước : GV cho HS đọc bài một lượt .

Xóa dần các chữ

Đỗ Thị Kiều Hoa 44 Lớp K34 - GDTH 3. Củng cố dặn dò:

GV lưu ý HS về nội dung bài, cách đọc; nhận xét giờ học và dặn HS những việc cần làm ở nhà.

+ Quy trình dạy bài Tập đọc ở khối 4,5

1. Kiểm tra bài cũ :

- GV kiểm tra 2,3 HS đọc thành tiếng (hoặc đọc thuộc lòng) bài tập đọc trước đó. Sau đó GV đặt câu hỏi cho HS trả lời về nội dung đoạn vừa đọc để củng cố kỹ năng đọc hiểu.

2. Dạy – học bài mới : 2.1 Giới thiệu bài :

- GV có thể lựa chọn biện pháp và hình thức dẫn dắt HS vào bài mới tương tự như dậy Tập đọc ở lớp dưới : Gợi mở bằng câu hỏi hoặc tranh ảnh trong SGK, tranh ảnh phóng to, dùng vật thật (nếu cần) diễn giải bằng lời... lời giới thiệu cần ngắn gọn, nhẹ nhàng, gây hứng thú cho HS; tránh rườm rà, cầu kì, làm mất thời gian.

2.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu .

A, Luyện đọc.

- Một hoặc hai HS đọc toàn bài .

- HS đọc thành tiếng từng đoạn văn (khổ thơ) theo cách chia đoạn đọc do GV hướng dẫn (luyện đọc từ 2 – 3 vòng hoặc 4 – 5 vòng)

- GV hướng dẫn cách ngắt nhịp, ngắt giọng của đoạn. - Giải nghĩa từ mới .

- HS luyện tập theo cặp theo nhóm. - GV đọc mẫu toàn bài.

Đỗ Thị Kiều Hoa 45 Lớp K34 - GDTH

- GV hướng dẫn HS luyện đọc – hiểu: đọc và trả lời câu hỏi trong SGK theo các hình thức tổ chức dậy học thích hợp (làm việc cá nhân, trao đổi nhóm, tham gia trò chơi học tập...)

Sau khi HS nêu ý kiến , GV cần chốt lại ý chính để ghi bảng ngắn gọn, giúp HS ghi nhớ.

2.3. Đọc diễn cảm

- Hướng dẫn HS đọc từng đoạn văn, khổ thơ theo trình tự. Một số HS đọc (mỗi HS đọc một đoạn).

GV hướng dẫn, điều chỉnh cách đọc cho các em sau mỗi đoạn. HS đọc đoạn văn đã được GV hướng dẫn cách đọc.

- HS thi đọc diễn cảm trước lớp

- Đối với bài tập có yêu cầu học thuộc lòng, sau khi hướng dẫn HS đọc diễn cảm, GV dành thời gian cho HS tự học thuộc 1 đoạn hoặc cả bài sau đó thì đọc thuộc và diễn cảm trước lớp.

3. Củng cố, dặn dò .

- GV hướng dẫn HS chốt lại ý chính (hoặc đọc lại bài tập đọc, nêu ý nghĩa...) để HS ghi nhớ nội dung bài .

- GV nhận xét tiết học

Đỗ Thị Kiều Hoa 46 Lớp K34 - GDTH

Một phần của tài liệu Vai trò của nhân vật loài vật trong ngụ ngôn laphôngten (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)