Bảng 4.7. Báo cáo thu nhập theo SDĐP của từng mặt hàng trong 6 tháng đầu năm 2013.
Đơn vị tính: đồng.
Máy bàn Laptop Máy bảng Thiết bị VP Linh kiện
Tổng Đơn vị (đ/SP) % Tổng Đơn vị (đ/SP) % Tổng Đơn vị (đ/SP) % Tổng Đơn vị (đ/SP) % Tổng Đơn vị (đ/SP) % DT 865.405.313 7.230.000 100 799.908.450 10.300.000 100 558.591.112 3.990.000 100 169.345.500 4.750.000 100 97.124.625 320.000 100 CPKB 628.664.825 5.329.090 73,7 574.326.293 7.363.660 71,5 383.289.842 2.738.369 68,6 89.946.532 2.430.865 53,1 49.551.518 163.270 51 SDĐP 236.740.488 1.990.910 26,3 225.582.157 2.936.340 28,5 175.301.270 1.251.631 31,4 79.398.968 2.319.135 46,9 47.573.107 156.730 49 CPBB 80.561.733 671.348 9.3 73.826.060 946.488 9,2 49.880.038 356,286 8,9 12.646.153 341.788 6,9 7.061.016 23.227 7,3 LN 156.178.755 1.229.562 17 151.756.097 1.989.852 19,3 125.421.232 895.345 22,5 66.752.815 1.977.347 40 40.512.091 133.503 41,7
30
Qua bảng báo cáo thu nhập theo SDĐP trên, ta thấy mặt hàng máy bàn có doanh thu, chi phí khả biến, chi phí bất biến lớn nhất đồng thời nó cũng là mặt hàng có lợi nhuận được biểu hiện qua số tuyệt đối lớn nhất. Tuy là mặt hàng có lợi nhuận cao nhất nhưng câu hỏi đặc ra ở đây là mặt hàng này có phải là mặt hàng kinh doanh có hiệu quả nhất không? Những chi phí khả biến, chi phí bất biến, số dư đảm phí đóng vai trò như thế nào đối với hiệu quả kinh doanh của các loại mặt hàng? v.v… Để trả lời các câu hỏi đó ta tiến hành phân tích như sau …
SDĐP ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của công ty vì nó bù đấp chi phí bất biến và số còn lại chính là lợi nhuận có được của công ty. Thông qua bảng số liệu doanh thu 6 tháng đầu năm 2013 của 5 loại mặt hàng ta thấy được mối quan hệ trung bình trọng trong số dư đảm phí của toàn bộ các mặt hàng để hiểu một cách tổng quát hơn về SDĐP của công ty.
Bảng 4.8. Báo cáo KQKD theo SDĐP của từng mặt hàng.
Đơn vị tính: đồng
Tổng cộng Doanh thu theo từng mặt hàng Số tiền Tỷ
trọng (%)
Máy bàn Laptop Máy bảng Thiết bị VP Linh kiện
DT 2.490.375.000 100 865.405.313 799.908.450 558.591.112 169.345.500 97.124.625 CPKB 1.725.779.010 69,3 628.664.825 574.326.293 383.289.842 89.946.532 49.551.518 SDĐP 764.595.990 30,7 236.740.488 225.582.157 175.301.270 79.398.968 47.573.107 CPBB 223.975.000
LN 540.620.990
Ta thấy trong 100% doanh thu của công ty thì chi phí khả biến chiếm 69,3%, SDĐP chiếm 30,7%. Cụ thể trong 2.490.375.000đ doanh thu thì có 1.725.779.010đ là chi phí khả biến và 764.595.990đ là SDĐP. Sau đây, ta có bảng số liệu chỉ rỏ phần đóng góp của các mặt hàng vào lợi nhuận của công ty qua từng đơn vị hàng hóa.
31
Bảng 4.9. Chi tiết báo cáo thu nhập theo SDĐP của từng đơn vị hàng hóa. Đơn vị tính: đồng. Máy bàn Laptop Máy bảng Thiết bị VP Linh kiện Doanh thu 7.230.000 10.300.000 3.990.000 4.750.000 320.000 CPKB 5.239.090 7.363.660 2.738.369 2.430.865 163.270 SDĐP 1.990.910 2.936.340 1.251.631 2.319.135 156.730 CPBB 671.348 946.488 356,286 341.788 23.227 Lợi nhuận 1.229.562 1.989.852 895.345 1.977.347 133.503
Ta thấy laptop là mặt hàng có mức đống góp đơn vị cao nhất kế đến là thiết bị văn phòng, máy bàn, máy bảng và linh kiện là mặt hàng có mức đống góp đơn vị thấp nhất. Nếu xét trên cấp độ từng đơn vị hàng hóa thì laptop là mặt hàng mang lại lợi nhuận cao nhất cho công ty. Nếu ta xét trên góc độ tổng thể thì máy bàn là mặt hàng có SDĐP và lợi nhuận cao nhất nhưng khi xét trên góc độ đơn vị thì laptop mới là mặt hàng có SDĐP và lợi nhuận cao nhất trong các mặt hàng, chỉ riêng điều này đã cho thấy tuy là mặt hàng có lợi nhuận cao nhất nhưng máy bàn chưa phải là mặt hàng kinh doanh có hiệu quả nhất của công ty.
Qua bảng báo cáo thu nhập theo SDĐP (bảng 4.7), ta thấy mỗi mặt hàng đều có SDĐP khác nhau. Mặt hàng laptop là mặt hàng có SDĐP lớn nhất, để thấy rỏ hơn SDĐP đơn vị của từng mặt hàng ta minh họa bằng đồ thị sau.
Hình 4.1. Đồ thị số dư đảm phí đơn vị từng mặt hàng.
Như ta đã biết, SDĐP đơn vị là phần chênh lệch giữa giá bán và chi phí khả biến đơn vị, SDĐP được dùng trước hết là bù đấp chi phí bất biến và sau đó còn lại là lợi nhuận.
32
Đồ thị cho ta thấy mặt hàng laptop là mặt hàng có SDĐP đơn vị lớn nhất: 2.936.340đ, bao gồm 946.488đ là bù đấp cho chi phí bất biến và 1.989.852đ là lợi nhuận. Khi vượt qua được điểm hòa vốn, tức là đã bù đấp hết chi phí bất biến thì mỗi hàng hóa bán thêm của nặt hàng laptop sẽ thu được lợi nhuận là 2.936.340đ tức là bằng với toàn bộ SDĐP đơn vị. Tương tự như vậy, nếu vượt qua được điểm hòa vốn thì mỗi hàng hóa bán ra của các mặt hàng khác sẽ có lợi nhuận bằng với chính SDĐP đơn vị của mỗi mặt hàng.
Laptop là mặt hàng có SDĐP đơn vị cao nhất, kế đến là thiết bị văn phòng, máy bàn, máy bảng và cuối cùng là mặt hàng linh kiện.
Với cánh tính như trên, chúng ta có thể tính nhanh lợi nhuận tăng thêm bằng cách lấy SDĐP đơn vị nhân với lượng tiêu thụ vượt qua điểm hòa vốn. Cách tính này thể hiện rỏ mối quan hệ giữa SDĐP và lợi nhuận.
Ta có bảng ví dụ sau để cho thấy rỏ mối quan hệ giữa SDĐP và lợi nhuận.
Bảng 4.10. Ví dụ về quan hệ giữa SDĐP và lợi nhuận.
Đơn vị tính: đồng. Lợi nhuận tăng thêm
Máy bàn Laptop Máy bảng Thiết bị VP Linh kiện
SDĐP 1.990.910 2.936.340 1.251.631 2.319.135 156.730
Lượng vượt mức hòa vốn
1SP 1.990.910 2.936.340 1.251.631 2.319.135 156.730
10SP 19.909.100 29.363.400 12.516.310 23.191.350 1.567.300
100SP 199.091.000 293.634.000 125.163.100 231.913.500 15.673.000
Nhìn vào bảng ví dụ trên, ta thấy cùng một mức sản lượng vượt qua mức sản lượng hòa vốn như nhau thì mặt hàng nào có SDĐP lớn hơn sẽ có lợi nhuận tăng thêm lớn hơn. Ở ví dụ trên, laptop là mặt hàng có SDĐP lớn nhất nên khi tăng cùng một mức sản lượng vượt qua mức sản lượng hòa vốn thì lợi nhuận của mặt hàng này tăng nhiều nhất, linh kiện có SDĐP thấp nhất nên lợi nhuận cũng tăng thấp nhất.
Qua khái niệm SDĐP, chúng ta có thể tính được độ chênh lệch lợi nhuận của các mặt hàng khi đã vượt qua điểm hòa vốn bằng cách lấy cùng một lượng tiêu thụ tăng thêm của các mặt hàng nhân với độ lệch của SDĐP.
Phân tích SDĐP rất có ý nghĩa với các nhà quản trị trong việc quyết định kinh doanh mặt hàng nào nhiều hơn để đạt được lợi nhuận cao hơn. Tuy nhiên, nếu chỉ thông qua việc phân tích chỉ tiêu SDĐP mà đã đưa ra quyết định kinh doanh mặt hàng nào nhiều hơn hoặc cắt giảm mặt hàng khác thì đó là quyết định vội vàng, bởi vì các yếu tố khác như chi phí mua hàng, giá cả hàng bán, chi phí bán hàng không cố định mà luôn có sự thay đổi. Để có được các quyết
33
định, các kế hoạch kinh doanh đúng đắn chúng ta cần phải phân tích kết hợp với các chỉ tiêu khác được trình bày ở các phần sau.