4.4.1.Phân tích chỉ tiêu lợi nhuận của công ty.
Trong hoạt động kinh doanh, mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp là làm sao để đạt được lợi nhuận cao nhất với mức chi phí thấp nhất có thể. Công ty TNHH Một Thành Viên Thiên Châu cũng đặt ra cho mình mục tiêu đó, công ty luôn cố gắng tìm ra cho mình các phương án kinh doanh có hiệu quả nhất, sau đây ta đưa ra và phân tích một vài phương án kinh doanh để xem tính hợp lý của các phương án đối với hoạt động kinh doanh của công ty.
45
Vì công ty kinh doanh theo hình thức mua đi bán lại nên giá cả hàng hóa ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề kinh doanh của công ty. Ở đây, ta phân tích 2 trường hợp: khi giá cả hàng hóa không ổn định và khi giá cả hàng hóa thay đổi.
Trường hợp 1: Khi giá cả hàng hóa ổn định.
*Phương án 1: Thay đổi chi phí bán hàng bất biến, doanh thu và sản lượng không đổi.
Công nghệ thông tin ngày càng phát triển làm cho ngày càng có nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực này ra đời. Do đó, tính cạnh tranh trên thị trường ngày càng cao, để tồn tại cà phát triển trên thị trường công ty cần phải mở rộng mức độ hoạt động của mình. Cụ thể công ty cần: tăng thêm chi phí quảng cáo nhằm quảng bá rộng rãi hơn các mặt hàng của mình đến với người dân trong mọi tầng lớp xã hội, tăng chi phí thuê mặt bằng để mở thêm chi nhánh nhằm mở rộng thêm thị trường, tăng nguồn nhân lực cho công ty, … Những chi phí tăng thêm đó sẽ làm cho chi phí bán hàng bất biến của từng mặt hàng tăng lên 20%, với việc mở rộng đó hy vọng là doanh thu từng mặt hàng của công ty sẽ tăng lên 10%.
Khi đó ta tính được số liệu như bảng sau:
Bảng 4.22. Chi phí bán hàng bất biến tăng 20%, doanh thu tăng 10%. Đơn vị tính: đồng. Máy bàn Laptop Máy bảng Thiết bị VP Linh kiện DT tăng thêm 86.540.845 79.990.845 55.859.111 16.934.550 9.712.462 SDĐP tăng thêm 23.674.048 22.558.215 17.530.127 7.939.896 4.757.310 Định phí tăng thêm 11.841.571 10.817.664 7.219.360 1.693.510 932.893 LN tăng thêm 11.832.477 11.740.551 10.310.767 6.246.386 3.824.417
*Phương án 2: Giảm chi phí mua hàng khả biến.
Trên thị trường ngày càng có thêm nhiều nguồn cung cấp hàng hóa, điều đó góp phần làm cho công ty có thêm nhiều sự lựa chọn về nguồn cung cấp hàng hóa. Công ty nên tìm kiếm cho mình nguồn cung cấp hàng hóa khác với chi phí mua hàng là thấp hơn các kỳ trước. Tìm được nguồn cung cấp hàng với chi phí thấp hơn 5% so với kỳ trước nhưng về chất lượng và mẫu mã thì không bằng chính vì thế khách hàng của công ty giảm sút làm cho sản lượng bán ra của từng mặt hàng giảm 10%.
46
Bảng 4.23. Giảm 5% chi phí mua hàng, sản lượng tiêu thụ giảm 10%. Đơn vị tính: đồng. Máy bàn Laptop Máy bảng Thiết bị VP Linh kiện
Sản lượng bán ra 108 70 126 33 274
Doanh thu 780.840.000 721.000.000 502.740.000 156.750.000 87.680.000 SDĐP dự tính 233.555.292 231.284.550 174.932.352 80.536.203 45.173.284 SDĐP hiện tại 236.740.488 225.582.157 175.301.270 79.398.968 47.573.107 Lợi nhuận tăng thêm -3.185.196 5.702.393 -368.918 1.137.235 -2.399.823
Qua số liệu tính toán ở 2 bảng trên, ta thấy trong phương án 1 khi chi phí bán hàng tăng lên 20% lợi nhuận từng mặt hàng của công ty tăng lên là: Mặt hàng máy bàn 11.832.477đ, mặt hàng laptop tăng 11.740.551đ, mặt hàng máy bảng tăng 10.310.767đ, mặt hàng thiết bị văn phòng tăng 6.246.386đ, mặt hàng linh kiện tăng 3.824.417đ. Ở phương án này công ty sẽ có lợi.
Phương án 2, ta có thể hiểu rằng khi công ty giảm đi 5% chi phí mua hàng để tìm mua những hàng hóa kém chất lượng hơn thì khi đó các mặt hàng của công ty sẽ bị giảm số lượng tiêu thụ do chất lượng hàng hóa không tốt, ít được khách hàng quan tâm.
Trong thực tế hoạt động kinh doanh, việc tăng chi phí bất biến cụ thể như chi phí quảng cáo sẽ giúp cho hàng hóa của công ty được phổ biến rộng hơn trên thị trường. Đặc biệt, các mặt hàng kinh doanh của công ty thuộc lĩnh vực đang phát triển trong xã hội, việc tăng chi phí quảng cáo nhằm tìm kiếm, mở rộng thêm thị trường đến vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn đây là thị trường tìm năng và đầy hứa hẹn là điều cần thiết cho công ty. Điều đó giúp cho công ty có được thêm thị trường kinh doanh và khi đã có thêm thị trường thì tất nhiên công ty sẽ tiêu thụ hàng hóa với số lượng nhiều hơn giúp cho doanh thu và lợi nhuận của công ty tăng lên.
Thông qua việc phân tích trên, ta thấy rằng trong trường hợp giá cả hàng hóa không thay đổi thì công ty nên chọn phương án 1 làm phương án kinh doanh.
Trường hợp 2: Khi giá cả hàng hóa thay đổi
Theo như giá cả thị trường, công ty dự tính chi phí mua hàng trong 6 tháng cuối năm 2013 sẽ tăng lên vì các mặt hàng sẽ ra mẫu mã mới, có thêm các chức năng mới hổ trợ. Công ty dự tính chi phí mua máy bàn sẽ tăng từ 200.000đ – 500.000đ dẫn đến giá bán ra sẽ ở mức khoảng 7.470.000đ – 7.830.000đ, chi phí mua laptop tăng từ 400.000đ – 700.000đ dẫn đến giá bán ra ở mức khoảng 10.780.000đ – 11.140.000đ, chi phí mua máy bảng tăng từ 100.000đ – 400.000đ dẫn đến giá bán ra sẽ ở mức 4.100.000đ – 4.460.000đ, chi phí mua thiết bị văn phòng tăng từ 50.000đ – 350.000đ dẫn đến giá bán ra
47
sẽ ở mức 4.800.000đ – 5.130.000đ, chi phí mua linh kiện tăng từ 20.000đ – 50.000đ dẫn đến giá bán ra ở mức 345.000đ – 375.000đ.
Công ty cũng đặt ra mức chỉ tiêu lợi nhuận mong muốn đạt được cho từng mặt hàng như sau:
Bảng 4.24. Chỉ tiêu lợi nhuận các mặt hàng trong 6 tháng cuối năm 2013. Đơn vị tính: đồng. Máy bàn Laptop Máy bảng Thiết bị VP Linh kiện LN mong muốn 179.600.000 174.520.000 144.235.000 76.765.000 46.588.000
Với mức lợi nhuận mong muốn và giá bán tăng lên theo như dự báo đề ra như trên, ta sẽ đưa ra và phân tích một vài phương án trong 6 tháng cuối năm 2013 để chọn ra phương án có hiệu quả nhất theo chỉ tiêu đã được đề ra.
*Phương án 1: Chi phí khả biến, chi phí bất biến không đổi.
Khi giá cả thị trường biến động, để thận trọng trong việc ra quyết định thì không nên thay đổi mức độ hoạt động ngay, cần phải có thời gian quan sát và nghiên cứu thật kỹ sự biến động đó, phải nắm rỏ và chủ động chứ không chạy theo thị trường một cách không kiểm soát.
Sản lượng hàng hóa cần phải tiêu thụ để đạt được lợi nhuận mục tiêu được tính như sau:
Sản lượng để đạt lợi nhuận mục tiêu = Định phí + Lợi nhuận mong muốn
SDĐP đơn vị
Ta có bảng tổng hợp chi phí theo phương án này như sau. Bảng 4.25. Tổng hợp chi phí đơn vị theo phương án 1.
Đơn vị tính: đồng. Máy bàn Laptop Máy bảng Thiết bị VP Linh kiện CPMH 5.582.784 7.905.000 2.984.415 2.627.122 199.728
CPBHKB 730.793 675.484 471.703 143.004 82.017
CPKB đơn vị 6.313.577 8.580.484 3.456.118 2.770.126 281.745 CPBB 80.561.733 73.826.060 49.880.038 12.646.153 7.061.016
Sau đây là bảng số liệu tính toán được về sản lượng và doanh thu để đạt được mức lợi nhuân mong muốn theo phương án 1.
48
Bảng 4.26. Sản lượng, doanh thu để đạt mức lợi nhuận mong muốn theo phương án 1.
Đơn vị tính: đồng. Máy bàn
Giá: 7.470.000 Giá 7.590.000 Giá 7.710.000 Giá 7.830.000
SDĐP đơn vị 1.156.423 1.276.423 1.396.423 1.516.423
Sản lượng tiêu thụ 225 204 186 172
Doanh thu 1.680.750.000 1.548.360.000 1.434.060.000 1.346.760.000 Laptop
Giá 10.780.000 Giá 10.900.000 Gia 11.020.000 Giá 11.140.000
SDĐP đơn vị 2.199.516 2.319.516 2.439.516 2.559.516
Sản lượng tiêu thụ 113 107 102 97
Doanh thu 1.218.140.000 1.166.300.000 1.124.040.000 1.080.580.000 Máy bảng
Giá 4.100.00 Giá 4.220.000 Giá 4.340.000 Giá 4.460.000
SDĐP đơn vị 643.882 763.882 883.882 1.003.882
Sản lượng tiêu thụ 301 254 220 193
Doanh thu 1.234.100.000 1.071.880.000 954.800.000 860.780.000 Thiết bị văn
phòng
Giá 4.800.000 Giá 4.910.000 Giá 5.020.000 Giá 5.130.000
SDĐP đơn vị 2.029.874 2.139.874 2.249.874 2.359.874
Sản lượng tiêu thụ 44 42 40 38
Doanh thu 211.200.000 206.220.000 200.800.000 194.940.000
Linh kiện
Giá 345.000 Giá 355.000 Giá 365.000 Giá 375.000
SDĐP đơn vị 63.255 73.255 83.255 93.255
Sản lượng tiêu thụ 848 732 644 575
Doanh thu 292.560.000 259.860.000 235.060.000 215.625.000
49
*Phương án 2: Chi phí bán hàng khả biến thay đổi, chi phí bất biến không đổi.
Khi giá cả thị trường biến động, lượng khách hàng ít hay nhiều sẽ có sự thay đổi, khi đó công ty cần tạo ra nhiều điều kiện mua hàng thuận lợi hơn cho khách hàng với mục đích làm cho lượng khách hàng của công ty không bị giảm đi trong khi thị trương đang biến động như: vận chuyển hàng hóa đến tận nhà cho người mua hàng với số lượng ít, … Với cách làm đó chi phí vận chuyển sẽ tăng lên làm cho chi phí bán hàng khả biến tăng 10%, công ty vẫn giữ nguyên mức chi phí bất biến. Khi đó, ta tính được các chỉ tiêu như sau.
Ta có bảng tập hợp chi phí theo phương án 2.
Bảng 4.27. Tập hợp chi phí theo phương án 2.
Đơn vị tính: đồng. Máy bàn Laptop Máy bảng Thiết bị VP Linh kiện CPMH 5.582.784 7.905.000 2.984.415 2.627.122 199.728
CPBHKB 803.872 743.032 518.873 157.304 90.219
CPKB đơn vị 6.386.656 8.648.032 3.503.252 2.784.426 289.947 CPBB 80.561.733 73.826.060 49.880.038 12.646.153 7.061.016
Sau đây là bảng số liệu về sản lượng và doanh thu để đạt được mức lợi nhuân mong muốn theo phương án 2.
50
Bảng 4.28. Sản lượng, doanh thu để đạt được mức lợi nhuân mong muốn theo phương án 2.
Đơn vị tính: đồng. Máy bàn
Giá: 7.470.000 Giá 7.590.000 Giá 7.710.000 Giá 7.830.000
SDĐP đơn vị 1.083.344 1.203.344 1.323.344 1.443.344
Sản lượng tiêu thụ 240 216 197 180
Doanh thu 1.792.800.000 1.639.440.000 1.518.870.000 1.409.400.000 Laptop
Giá 10.780.000 Giá 10.900.000 Gia 11.020.000 Giá 11.140.000
SDĐP đơn vị 2.131.968 2.251.968 2.371.968 2.491.968
Sản lượng tiêu thụ 116 110 105 100
Doanh thu 1.250.480.000 1.199.000.000 1.157.100.000 1.114.000.000 Máy bảng
Giá 4.100.00 Giá 4.220.000 Giá 4.340.000 Giá 4.460.000
SDĐP đơn vị 596.748 716.748 836.748 956.748
Sản lượng tiêu thụ 325 271 232 203
Doanh thu 1.332.500.000 1.143.620.000 1.006.880.000 905.380.000 Thiết bị văn
phòng
Giá 4.800.000 Giá 4.910.000 Giá 5.020.000 Giá 5.130.000
SDĐP đơn vị 2.015.574 2.125.574 2.235.574 2.345.574
Sản lượng tiêu thụ 44 42 40 38
Doanh thu 211.200.000 206.220.000 200.800.000 194.940.000
Linh kiện
Giá 345.000 Giá 355.000 Giá 365.000 Giá 375.000
SDĐP đơn vị 55.053 65.053 75.053 85.053 Sản lượng tiêu thụ 974 825 715 631 Doanh thu 336.030.000 292.875.000 260.975.000 236.625.000
51
*Phương án 3: Biến phí, định phí đều thay đổi.
Thị trường cạnh tranh ngày càng cao, công ty cần phải mở rộng mức độ hoạt động nhằm tạo ra uy tín, vị thế và tăng tính cạnh tranh trên thị trường. Mở rộng mức độ hoạt động, quảng bá các mặt hàng đến những thị trường xa hơn nhằm tìm kiếm thêm nguồn tiêu thụ hàng hóa sẽ làm cho chi phí khả biến và chi phí bất biến của công ty tăng lên 10%.
Ta có bảng tập hợp chi phí cho phương án 3 như sau.
Bảng 4.29. Bảng tập hợp chi phí theo phương án 3.
Đơn vị tính: đồng. Máy bàn Laptop Máy bảng Thiết bị VP Linh kiện CPMH 6.141.062 8.695.500 3.282.857 2.889.834 219.701
CPBHKB 803.872 743.032 518.873 157.304 90.219
CPKB đơn vị 6.944.934 9.438.532 3.801.730 3.047.138 309.920 CPBB 88.617.906 81.208.666 54.868.042 13.910.768 7.767.118
Sau đây là bảng số liệu về sản lượng và doanh thu để đạt được mức lợi nhuân mong muốn theo phương án 3.
52
Bảng 4.30. Sản lượng, doanh thu để đạt được mức lợi nhuân mong muốn theo phương án 3.
Đơn vị tính: đồng. Máy bàn
Giá: 7.470.000 Giá 7.590.000 Giá 7.710.000 Giá 7.830.000
SDĐP đơn vị 525.066 645.066 765.066 885.066
Sản lượng tiêu thụ 511 416 351 303
Doanh thu 3.817.170.000 3.157.440.000 2.706.210.000 2.372.490.000 Laptop
Giá 10.780.000 Giá 10.900.000 Gia 11.020.000 Giá 11.140.000
SDĐP đơn vị 1.341.468 1.461.468 1.581.468 1.701.468
Sản lượng tiêu thụ 191 175 162 150
Doanh thu 2.058.980.000 1.907.500.000 1.785.240.000 1.671.000.000 Máy bảng
Giá 4.100.00 Giá 4.220.000 Giá 4.340.000 Giá 4.460.000
SDĐP đơn vị 298.270 418.270 538.270 658.270
Sản lượng tiêu thụ 668 476 370 302
Doanh thu 2.738.800.000 2.008.720.000 1.605.800.000 1.346.920.000 Thiết bị văn
phòng
Giá 4.800.000 Giá 4.910.000 Giá 5.020.000 Giá 5.130.000
SDĐP đơn vị 1.752.862 1.862.862 1.972.862 2.082.862
Sản lượng tiêu thụ 52 49 46 44
Doanh thu 249.600.000 240.590.000 230.920.000 225.720.000
Linh kiện
Giá 345.000 Giá 355.000 Giá 365.000 Giá 375.000
SDĐP đơn vị 35.080 45.080 55.080 65.080
Sản lượng tiêu thụ 1.549 1.206 987 835
Doanh thu 534.405.000 428.130.000 360.255.000 313.125.000
Để thấy được hiệu quả của từng phương án, ta phải xem xét trên khía cạnh toàn công ty. Sau đây ta có bảng số liệu tổng hợp sản lượng, doanh thu của cả công ty theo từng mặt hàng.
53
Bảng 4.31. Tổng hợp sản lượng, doanh thu từng mặt hàng qua 3 phương án. Đơn vị tính: Sản lượng (sp), Doanh thu (đồng).
Mặt hàng máy bàn
Sản lượng Doanh thu
Giá bán SP ( đ/sp) PA1 PA2 PA3 PA1 PA2 PA3
7.470.000 225 240 511 1.680.750.000 1.792.800.000 3.817.170.000
7.590.000 204 216 416 1.548.360.000 1.639.440.000 3.157.440.000
7.710.000 186 197 351 1.434.060.000 1.518.870.000 2.706.210.000
7.830.000 172 180 303 1.346.760.000 1.409.400.000 2.372.490.000
Mặt hàng laptop
Sản lượng Doanh thu
Giá bán SP ( đ/sp) PA1 PA2 PA3 PA1 PA2 PA3
10.780.000 113 116 191 1.218.140.000 1.250.480.000 2.058.980.000
10.900.000 107 110 175 1.166.300.000 1.199.000.000 1.907.500.000
11.020.000 102 105 162 1.124.040.000 1.157.100.000 1.785.240.000
11.140.000 97 100 150 1.080.580.000 1.114.000.000 1.671.000.000
Mặt hàng máy bảng
Sản lượng Doanh thu
Giá bán SP ( đ/sp) PA1 PA2 PA3 PA1 PA2 PA3
4.100.000 301 325 668 1.234.100.000 1.332.500.000 2.738.800.000
4.220.000 254 271 476 1.071.880.000 1.143.620.000 2.008.720.000
4.340.000 220 232 370 954.800.000 1.006.880.000 1.605.800.000
4.460.000 193 203 302 860.780.000 905.380.000 1.346.920.000
Mặt hàng thiết bị văn phòng
Sản lượng Doanh thu
Giá bán SP ( đ/sp) PA1 PA2 PA3 PA1 PA2 PA3
4.800.000 44 44 52 211.200.000 211.200.000 249.600.000
4.910.000 42 42 49 206.220.000 206.220.000 240.590.000
5.020.000 40 40 46 200.800.000 200.800.000 230.920.000
5.130.000 38 38 44 194.940.000 194.940.000 225.720.000
Mặt hàng linh kiện
Sản lượng Doanh thu
Giá bán SP ( đ/sp) PA1 PA2 PA3 PA1 PA2 PA3
345.000 848 974 1.549 292.560.000 336.030.000 534.405.000
355.000 732 825 1.206 259.860.000 292.875.000 428.130.000
365.000 644 715 987 235.060.000 260.975.000 360.255.000
375.000 575 631 835 215.625.000 236.625.000 313.125.000
54
Qua bảng số liệu trên, ta thấy tuy cùng đạt được mức lợi nhuận như nhau nhưng mỗi phương án đều có mức sản lượng và doanh thu khác nhau. Ta biết rằng, khi kinh doanh lợi nhuận thu được cùng một mức như nhau thì phương án kinh doanh nào có số lượng hàng hóa tiêu thụ thấp nhất sẽ có hiệu quả nhất.
Qua bảng trên, ta thấy ở các mức giá: 7.830.000 đ/sp đối với máy bàn, 11.140.000 đ/sp đối với laptop, 4.460.000 đ/sp đối với máy bảng, 5.130.000 đ/sp đối với thiết bị văn phòng, 375.000 đ/sp đối với linh kiện trong phương án 1 là có sản lượng hàng hóa tiêu thụ là 1.075 sp thấp nhất so với 2 phương án còn lại. Ở cùng một mức giá và cùng một mức lợi nhuận nhưng phương án 2 cần phải tiêu thụ được 1.152 sp, con số đó ở phương án 3 là 1.634 sp.
Thông qua bảng số liệu trên ta còn thấy được khi giá bán tăng lên thì số lượng hàng hóa cần bán ra để đạt mức lợi nhuận mong muốn càng giảm dẫn đến doanh thu cũng giảm dần.
Nếu không xét đến các yếu tố thị trường khác thì ta có thể dễ dàng chon phương án 1 làm phương án kinh doanh cho công ty trong 6 tháng cuối năm 2013, theo phương án này với giá bán hàng hóa tăng lên theo giá cả của thị trường thì công ty không nên thay đổi mức độ hoạt động của mình sẽ dễ đạt được mức lợi nhuận mong muốn hơn. Tuy nhiên, việc lựa chọn phương án nào còn tùy thuộc vào điều kiện kinh doanh của công ty và tình hình thị trường trong thời điểm đó. Có thể các phương án khi tính toán thì đem lại hiệu quả rất cao nhưng khi áp dụng vào thực tế thì hiệu quả lại không như mong muốn.
4.4.2. Mối quan hệ giữa điểm hòa vốn và giá bán.
Trong những phân tích ở các phàn trước, ta chỉ xét đến các trường hợp giá bán không thay đổi, trong phần này ta sẽ xét trường hợp giá bán thay đổi