Bên cạnh việc sử dụng và kiểm soát chi phí một cách hợp lý, công ty cần có phương án giảm sản lượng và doanh thu hòa vốn nhằm bảo đảm cho sự an toàn trong kinh doanh của công ty. Để giảm doanh thu hòa vốn có 2 cách:
57 5.2.1. Giảm chi phí bất biến.
Đây là điều rất khó thực hiện và đôi khi là không thể thực hiện được, vì sử dụng chi phí bất biến là liên quan đến qui mô hoạt động kinh doanh của công ty. Giảm qui mô kinh doanh sẽ ảnh hưởng đến lợi ít của công ty trong dài hạn. Chính vì thế mà công ty không nên sử dụng phương án này.
5.2.2. Tăng tỷ lệ số dư đảm phí.
Có nghĩa là giảm chi phí khả biến. Chi phí khả biến của công ty là chi phí mua hàng và chi phí bán hàng khả biến. Để giảm chi phí mua hàng, công ty cần phải mở rộng tìm kiếm thêm các nhà cung cấp để có thể tìm được nguồn hàng có giá cả thấp hơn nhằm giảm bớt chi phí mua hàng cho công ty. Ngoài ra công ty cũng có thể tùy vào những thời điểm để mua hàng, ví dụ như có những thời điểm mà các nhà cung cấp có chính sách giảm giá hoặc các thời điểm giá cả trên thị trường của các mặt hàng xuống thấp khi đó công ty cần nắm rỏ và tính toán chính xác các lợi ít hoặc rủi ro mà nó mang lại để có chính sách mua hàng hợp lý. Đối với chi phí bán hàng khả biến công ty nên tính toán làm sao cho càng tiết kiệm càng hiệu quả thì càng tốt.
5.3. Tăng doanh thu.
Để tăng doanh thu, có thể thực hiện bằng 2 cách: tăng giá bán hoặc tăng sản lượng hàng hóa bán ra.
5.3.1. Tăng giá bán.
Tăng giá bán hàng hóa sẽ giúp cho doanh thu của công ty tăng lên nhưng điều đó có thể làm cho thị trường tiêu thụ hàng hóa của công ty bị thu hẹp. Vì lý do đó, công ty chỉ nên xem xét đến cách làm này khi đảm bảo được rằng thị trường tiêu thụ hàng hóa sẽ không bị anh hưởng.
5.3.2. Tăng sản lượng hàng hóa bán ra.
Để tăng sản lượng hàng hóa bán ra, công ty cần chú trọng sử dụng các chiến lược bán hàng, các chiến lược quảng cáo,marketing nhằm thu hút sự quan tâm của khách hàng đối với các mặt hàng kinh doanh của công ty. Khi có thêm được nhiều khách hàng tất yếu là sản lượng hàng hóa bán ra của công ty sẽ tăng lên.
5.4. Duy trì lượng hàng tồn kho hợp lý.
Hàng tồn kho là một yếu tố quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty. Việc trữ hàng tồn kho ít có thể làm cho công ty thiếu hụt sản lượng cung cấp trên thị làm cho uy tín của công ty bị suy giảm. Ngược lại, nếu dự trữ hàng tồn kho quá nhiều sẽ làm cho hàng hóa của công ty bị tồn động, khi đó vốn kinh doanh của công ty xem như đã được sử dụng không hiệu quả làm cho chi phí tăng lên dẫn đến hiệu quả kinh doanh sẽ giảm xuống. Để hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn, công ty cần có chính sách thích hợp để định mức được lượng hàng tồn kho cần dự trử trren cơ sở nắm bắt chính xác nhu cầu đầu vào, đầu ra và kết cấu các mặt hàng tiêu thụ.
58
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 6.1. Kết Luận.
Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận là một việc làm thiết thực đối với công ty bởi vì nó giúp cho nhà quản trị thấy được sự ảnh hưởng và mối quan hệ của 3 yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của công ty. Từ khối lượng sản phẩm bán ra, chi phí sản xuất kinh doanh, công ty tính được doanh thu bán hàng và mức lợi nhuận đạt được. Công ty muốn tối đa hóa lợi nhuận thì việc quan trọng công ty cần phải làn là kiểm soát được chi phí. Để kiểm soát được chi phí, công ty phải nắm rỏ kết cấu chi phí của mình, biết được ưu điểm nhược điểm của nó để có những biện pháp nhằm sử dung chi phí hợp lý nhất, thấp nhất có thể. Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận là cơ sở để các nhà quản trị đưa ra những chiến lược kinh doanh có hiệu quả trong tương lai.
6.2. Kiến Nghị.
Qua thời gian thực tập ngắn ngủi, được tiếp xúc thực tế với tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, sau khi phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, em xin phép có một số kiến nghị như sau:
Công ty cần lập ra một bộ phận chuyên tìm hiểu và phân tích thị trường để kịp thời đưa ra các dự báo về biến động của giá cả cũng như về nhu cầu của thi trường để công ty có thể đưa ra các phương án kinh doanh kịp thời và có hiệu quả nhất. Tăng cường các hoạt động quảng cáo, tìm hiểu sâu về nhu cầu sử dụng các mặt hàng công nghệ thông tin của các người dân vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa vì đây là thị trường tìm năng đối với các mặt hàng đang kinh doanh của công ty.
Nâng cao trình độ chuyên môn và tay nghề cho các nhân viên, đặc biệt là nhân viên thuộc bộ phận kỹ thuật của công ty. Đây là bộ phận chuyên lắp ráp, cài đặt và sửa chửa các mặt hàng theo yêu cầu của khách hàng, nếu nhân viên ở bộ phận này làm việc tốt và có hiệu quả cao thì khách hàng sẽ cảm thấy yên tâm và có cảm tình với công ty, từ đó công ty có thể tạo được niềm tin nơi khách hàng và tất nhiên khách hàng của công ty sẽ ngày càng nhiều thêm.
Tạo điều kiện thuận lợi và môi trường lao động an toàn để nhân viên có thể yên tâm làm việc nhằm đem lại hiệu quả làm việc cao nhất và nhân viên gắng bó lâu dài với công ty. Công ty cần chú ý đến chế độ tiền lương, tiền thưởng, chế độ nghỉ phép của các nhân viên, làm sao để cho các nhân viên cảm thấy hài lòng với thu nhập của mình, từ đó họ sẽ không còn bận tâm đến thu nhập và sẽ chuyên tâm cống hiến hết mình cho công ty.
Giữa các bộ phận của công ty phải có được sự phối hợp nhịp nhàng, thống nhất với nhau vì mục tiêu chung của công ty để công ty có thể phát triển đi lên và ngày càng có được chổ đứng trên thị trường.
Tích cực tìm kiếm thêm các nhà cung cấp hàng hóa để có thể lựa chọn cho mình những nguồn hàng chất lượng với giá cả thấp nhất có thể. Đồng thời
59
tích cực duy trì mối quan hệ với các khách hàng cũng như các nhà cung cấp cũ để củng cố vững chắc các mối quan hệ làm ăn với công ty từ đó tạo tiền đề cho việc mở rộng qui mô hoạt động kinh doanh của công ty sau này.
60
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Huỳnh Lợi và Nguyễn Khắc Tâm, 2002. Kế toán chi phí. Nhà xuất bản Thống kê.
Phạm Uyên và cộng sự, 1991. Kế toán chi phí. Nhà xuất bản tài chính. Phan Đình Ngân và Hồ Phan Minh Đức, 2005. Kế toán quản trị. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
Bùi Văn Trường, 2005. Kế toán chi phí. Nhà xuất bản Thống kê. Phạm Văn Dược, 2006 . Kế toán quản trị. Nhà xuất bản Thống kê. Huỳnh Lợi, 2012. Kế toán quản trị. Nhà xuất bản Phương Đông.
Nguyễn Tấn Bình, 2004. Phân tích hoạt dộng doanh nghiệp. Nhà xuất bản Thống kê.
Nguyễn Thị My và Phan Đức Lộng, 2006. Phân tích hoạt động kinh
doanh. Nhà xuất bản Thống kê.
Nguyễn Đình Đỗ và cộng sự, 2006. Kế toán và phân tích chi phí – Giá
thành trong doanh nghiệp. Nhà xuất bản tài chính.
Lê Phước Hương, 2011. Giáo trình kế toán quản trị phần 1. Đại học Cần Thơ.
61
PHỤ LỤC 1