4.2.2.1. Tình hình thu ngân sách
Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản ở mỗi địa phương đều phụ thuộc rất lớn vào nguồn thu ngân sách tại địa phương đó. Thu ngân sách ở đây được mọi người biết đến là hoạt động thu thuế.Thuế là nguồn thu chủ yếu của quốc gia nói chung và mỗi tỉnh, thành nói riêng. Mỗi năm, vốn đóng góp từ thuế được phân bổ cho nhiều hoạt động khác nhau trong đó có xây dựng cơ bản.
Nguồn: Ủy ban Nhân dân thành phố Vị Thanh
35
Trong tổng thu ngân sách trên địa bàn thì nguồn thu cân đối ngân sách chiếm phần lớn nhất (từ 98% trở lên) phần nhỏ còn lại là nguồn thu để lại đơn vị chi quản lý qua ngân sách nhà nước.
Bảng 4.5: Thu ngân sách trên địa bàn thành phố Vị Thanh giai đoạn 2010 – 2012
ĐVT: triệu đồng
STT Chỉ tiêu 2010 2011 2012
1. Thu từ công thương nghiệp & dịch vụ 39,108 58,140 46,014
1.1 Trong đó: DNNN 0 804 2,178 1.2 DNTN 39,108 57,336 43,836 2. Thuế nhà đất 19,554 14,213 11,323 3. Thuế TN cá nhân 6,162 7,490 7,582 4. Thu phí, lệ phí 8,551 11,398 9,035 5. Thu khác 5,098 6,259 42,653 Tổng thu 78,473 97,500 116,607
Nguồn: Chi cục Thuế thành phố Vị Thanh
Nguồn thu cân đối ngân sách bao gồm những chỉ tiêu được thể hiện trên bảng 4.5. Thu từ khu vực công thương nghiệp và dịch vụ là những khoản thu như: thuế giá trị gia tăng; thuế thu nhập doanh nghiệp; thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nội địa; thuế tài nguyên và thuế môn bài. Khoản thu này bao gồm thu từ khu vực DNNN và DNTN. Ở khu vực DNNN nguồn thu chủ yếu là thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên, đóng góp của khu vực này chiếm tỷ lệ nhỏ không đáng kể. Thu khác bao gồm những khoản thu bất thường như: thu viện trợ không hoàn lại; thu kết dư ngân sách năm trước. Theo dõi bảng 4.4 sẽ nhận thấy tổng nguồn thu ngân sách tăng trưởng qua các năm trong giai đoạn này. Năm 2011, tổng thu tăng 19.027 triệu đồng tương ứng với mức tăng hơn 24% so với cùng kỳ năm 2010. Năm 2012 mức tổng thu lại tăng thêm 19.107 triệu đồng gần bằng với mức tăng của năm trước, tức tăng trên 19% so với năm 2011.
36
Hình 4.4 cho thấy sự sắp xếp giảm dần của những khoản thu ngân sách trên địa bàn thành phố Vị Thanh giai đoạn 2010 – 2012. Chiếm tỷ lệ cao nhất trong toàn cơ cấu là thu từ khu vực công thương nghiệp và dịch vụ, kế đến là thuế nhà đất và những khoản phí, lệ phí. Chiếm tỷ lệ thấp gồm có thuế thu nhập cá nhân và những khoản thu bất thường khác. Tuy nhiên nhìn chung hầu như phần lớn những khoản thu đều tăng trưởng đều qua các năm. Đáng lưu ý là thuế thu nhập cá nhân tăng đáng kể trong cả giai đoạn, điều này cho thấy thu nhập của người dân ngày càng phát triển, thu nhập cao sẽ kích thích tiêu dùng và đầu tư, đây là tín hiệu tốt cho kinh tế của thành phố. Bên cạnh đó cũng có một dấu hiệu bất thường là nguồn thu khác trong năm 2012 tăng đột biến, chiếm đến hơn 36% tổng thu trong cả năm. Nguyên nhân của vấn đề này là do trong năm 2012 có thu viện trợ không hoàn lại với số tiền 5.000 triệu đồng và thu kết dư ngân sách năm trước lên đến 33.324 triệu đồng.
Nhìn chung tình hình thực hiện nói chung là tốt, song thu thuế và quản lý thuế còn chưa hiệu quả. Thu nhập từ một số công cụ thuế hầu như không đáng kể chẳng hạn như thuế tài nguyên. Đây là loại thuế có tiềm năng làm tăng hiệu quả kinh tế, giảm hủy hoại môi trường và giảm ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, hằng năm chỉ thu được vài triệu đồng từ loại thuế này.
4.2.2.2. Cơ cấu nguồn vốn từ ngân sách địa phương
Bên cạnh nguồn vốn được hỗ trợ từ trung ương thì nguồn vốn huy động từ địa phương cũng đóng góp một phần rất lớn cho đầu tư xây dựng cơ bản. Nguồn vốn này được trích chủ yếu từ nguồn thu cân đối ngân sách và vốn vay từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Nguồn: Chi cục thuế thành phố Vị Thanh
37
Bảng 4.6: Cơ cấu nguồn vốn ngân sách địa phương giai đoạn 2010 – 2013
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Hết quí
II 2012
Hết quí II 2013
Cân đối Ngân sách 14,893 23,974 46,997 19,980 20,773 Xổ số kiến thiết 24,800 17,162 29,715 29,612 34,210 Vay ưu đãi 9,910 10,456 12,216 5,746 10,350
Kinh phí bồi thường - 7,093 - - -
Khác 1,500 30,133 35,554 10,876 17,477
Tổng 51,103 88,818 124,482 66,214 82,810
Nguồn: Ủy ban Nhân dân thành phố Vị Thanh
Bảng 4.6 cho biết tổng nguồn vốn từ ngân sách địa phương phân bổ cho hoạt động xây dựng cơ bản tăng đều đặn qua các năm. Năm 2011 tăng 38.025 triệu đồng tương ứng với mức tăng hơn 73% so với năm 2010. Năm 2012, vốn phân bổ cũng tăng lên một mức gần bằng với năm trước đó, cụ thể là tăng thêm 37.354 triệu đồng tức tăng trên 43% so với năm 2011. Nguyên nhân để tổng nguồn vốn tăng lên ở mỗi năm là do nhu cầu đầu tư cho các công trình xây mới và sữ chữa hằng năm bên cạnh đó các chỉ tiêu vốn được huy động tốt cũng góp phần tích cực cho hoạt động xây dựng cơ bản. Cụ thể như sau:
- Vốn xổ số kiến thiết:
Thực chất nguồn thu từ xổ số kiến thiết là một phần của thu cân đối ngân sách. Nhưng do đây là nguồn thu cấp tỉnh, ở cấp thành phố không có khoản mục thu này nên được tách riêng thành một khoản mục trong cơ cấu. Đây là được xem như là nguồn vốn được huy động trong nhân dân và chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu vốn của ngân sách địa phương. Cụ thể, năm 2010 chiếm 48,5%, năm 2011 chiếm 19,23%, năm 2012 chiếm gần 20%, và chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2013 đã chiếm đến hơn 44% trong cơ cấu vốn. Theo kế hoạch phân bổ vốn, thì đến hơn 80% vốn đầu tư cho các công trình phục vụ y tế và giáo dục trên địa bàn đều được phân bổ bởi nguồn vốn này. Điều đó cho thấy lợi ích của việc phát hành xổ số kiến thiết là vô cùng to lớn.Tuy nhiên khoản thu này vẫn còn rất hạn chế do Hậu Giang là một tỉnh mới thành lập nên qui mô xổ số kiến thiết của tỉnh hầu như chỉ tập trung ở vùng ĐBSCL, chưa mở rộng ra các vùng miền khác. Do đó, nguồn thu này rất dễ huy động nhưng vẫn chưa phát huy được hết năng lực của nó.
- Vốn cân đối ngân sách và vốn vay ưu đãi:
Vốn cân đối ngân sách được phân bổ cho hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản là phần vốn được trích từ nguồn thu cân đối ngân sách của địa phương. Vốn này được trích theo nguyên tắc tổng số thu phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên và góp phần tích lũy ngày càng cao vào chi đầu tư phát triển. Nên tùy
38
theo nhu cầu về vốn nhiều hay ít mà UBND sẽ dự toán và phân bổ vốn cho hợp lý. Nếu trong trường hợp chi theo nguyên tắc trên vẫn không đáp ứng đủ cho hoạt động xây dựng cơ bản thì vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Phát triển sẽ được phân bổ thêm. Việc vay vốn để đầu tư vào các công trình mang tính chất phát triển kinh tế - xã hội là một việc làm hợp lý, tuy nhiên nếu quá lạm dụng các khoản vay nợ sẽ tạo nên gánh nặng vô hình cho Chính phủ.
Dựa vào tình hình thu ngân sách của thành phố tính được tỷ lệ phần trăm phân bổ vốn cân đối ngân sách cho hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản năm 2010 là 19%, năm 2011 phân bổ 24,6%, năm 2012 phân bổ 40,3%. Qua số liệu tính toán được và dữ liệu từ bảng 4.6 cho biết, nguồn vốn cân đối ngân sách phân bổ cho hoạt động xây dựng cơ bản luôn tăng đều qua mỗi năm trong giai đoạn 2010 – 2013. Trung bình mỗi năm tăng gần 5.000 triệu đồng. Năm 2012 tăng 10.500 triệu đồng tương đương với mức tăng khoảng 116% so với năm 2010. Điều này hoàn toàn hợp lý khi nhu cầu vốn đầu tư xây dựng cơ bản ngày càng tăng trong khi nguồn vốn từ ngân sách địa phương có đủ điều kiện để đáp ứng cho UBND thành phố thực hiện phân bổ. Đây là tín hiệu đáng mừng cho nền kinh tế khi cơ sở hạ tầng ngày càng phát triển nhờ vào nguồn vốn tự có. Mặt khác vốn vay ưu đãi trong giai đoạn ngày cũng tăng nhẹ qua mỗi năm
Trong 3 năm (2009 – 2012) thành phố thực hiện mở rộng qui hoạch về phía đông bắc và tây nam, phát triển hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng là những vấn đề quan trọng cần giải quyết do đó nhu cầu về vốn xây dựng cơ bản là rất lớn. Ngoài ra, sau việc ảnh hưởng nặng nề của việc xâm nhập mặn vào mùa khô năm 2008 thì công tác xây dựng thủy lợi như nạo vét kênh mương phục vụ cho nông nghiệp và xây dựng đập nước để ngăn chặn nước biển lấn sâu được triển khai thực hiện rộng rãi ở nơi có nguy cơ xâm nhập mạnh. Bên cạnh đó, giai đoạn 2011 – 2012 có những công trình lớn như trường mầm non và trụ sở UBND ở hai xã Vị Tân và Hỏa Tiến; hoàn thành công trình nhà thiếu nhi thành phố; duy tu sữa chữa hơn 10 km công viên dọc bờ song Xà No cũng được triển khai thực hiện. Đó là những nguyên nhân ảnh hưởng đến tỷ lệ vốn cân đối ngân sách và vốn vay ưu đãi luôn tăng trưởng ở mỗi năm trong giai đoạn này.