Tình hình phát triển xây dựng cơ bản

Một phần của tài liệu phân tích tình hình đầu tư xây dựng cơ bản tại thành phố vị thanh tỉnh hậu giang 2010 – 2013 (Trang 26)

Là một thành phố trực thuộc tỉnh còn khá non trẻ cả về tiềm năng kinh tế lẫn cơ sở hạ tầng nên công tác đầu tư xây dựng, sữa chữa những công trình công cộng và làm đẹp cảnh quan là công tác được các cấp lãnh đạo thành phố quan tâm hàng đầu. Thêm vào đó, chăm lo cho đời sống của nhân dân cũng là vấn đề quan trọng không kém. Trong những năm gần đây, tỉnh Hậu Giang nói chung và thành phố Vị Thanh nói riêng đang thực sự chuyển mình với bộ mặt được thay đổi ngày càng khang trang, cơ sở hạ tầng phục vụ cho giáo dục, y tế và sinh hoạt vui chơi giải trí được sữa chữa và xây mới. Bên cạnh đó, những vùng xã nghèo và vùng sinh sống của đồng bào dân tộc Khơ-me cũng được quan tâm đầu tư nhiều hơn.

Công tác quản lý quy hoạch và chỉnh trang đô thị chuyển biến tích cực, nhất là các khu trung tâm thương mại – dịch vụ, các công trình công ích, phúc lợi xã hội được đầu tư, nâng cấp. Đặc biệt hình thành được 3 khu đô thị mới cho người có thu nhập thấp, đó là: khu dân cư 586 và khu tái định cư phường III, thành phố Vị Thanh. Rà soát, điều chỉnh quy hoạch các vùng dân cư kết hợp với việc chỉnh trang nâng cấp, cải tạo hạ tầng cơ sở các trung tâm và các cụm dân cư tập trung; thực hiện chính sách hỗ trợ cải thiện nhà ở cho nhân dân, nhất là đối với nhân dân vùng ngập lũ, vùng đồng bào dân tộc Khmer. Toàn thành phố đã xây dựng được 417 căn nhà ở cho người nghèo, với tổng kinh phí là 8,6 tỷ đồng. Tiếp tục phát triển đường dây hạ thế kết hợp cải tạo lưới điện không an toàn, kéo nhánh rẽ và lắp đặt điện kế. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được tập trung chỉ đạo rất tích cực

Hạ tầng giao thông được ưu tiên cải tạo, nâng cấp. Đã khánh thành đưa vào sử dụng nhiều công trình quan trọng phục vụ giao thương và phát triển kinh tế - xã hội như: đường nối Vị Thanh – Cần Thơ, Đại lộ Hậu Giang với qui mô 2 chiều xe, 6 làn đường. Đặc biệt, nhiều công trình giao thông ở đô thị được nâng cấp mở rộng, có vỉa hè, cây xanh và điện chiếu sáng đã tạo ra không gian đô thị thông thoáng.

Hạ tầng cung cấp điện tiếp tục phát triển, đã đầu tư xây dựng 12 trạm biến áp, trên 7 km trung thế và 26 km hạ thế, tiếp tục lắp điện kế cho dân ở các huyện, thị xã, thành phố; tỷ lệ hộ sử dụng điện toàn thành phố là 97,8%, trong đó: tỷ lệ hộ sử dụng điện ở nông thôn là 94,5%. Đang phối hợp với EVN triển khai lập đề án “ Phát triển lưới điện cung cấp điện các trạm bơm điện quy mô

27

vừa và nhỏ cho khu vực ĐBSCL đến năm 2020 ”, sử dụng vốn khuyến khích đầu tư phát triển để đầu tư phát triển điện tại xã Vị Tân, các tuyến điện đứt khúc, đứt quãng bức xúc trên địa bàn tỉnh. Chương trình cung cấp nước sạch, đến cuối năm 2012 toàn thành phố đạt 91%; trong đó: tỷ lệ hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh nông thôn đạt 83%. Đã thực hiện 10 công trình mở rộng mạng lưới cấp nước, phục vụ 3.500 hộ dân.

4.1.1. Tình hình phát triển hệ thống giao thông thông thôn (GTNT) và thủy lợi

Tuy là một trung tâm kinh tế - văn hóa của toàn tỉnh Hậu Giang nhưng thành phố Vị Thanh vẫn gắn bó với truyền thống làm nông nghiệp từ bao đời nay. Diện tích đất nông nghiệp lớn, người dân sống ở những vùng nông thôn vẫn động đúc. Cộng thêm mỗi năm vào mùa khô, tình trạng nước mặn xâm nhập sâu vào vùng canh tác lúa nước của bà con nông dân làm thiệt hại mùa màng và ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt của người dân trên toàn địa bàn thành phố. Do đó, xây dựng giao thông nông thông và làm thủy lợi phục vụ cho canh tác nông nghiệp là một trong những nhiệm vụ chính của công tác xây dựng cơ bản trên địa bàn.

Bảng 4.1: Tình hình xây dựng GTNT và thủy lợi giai đoạn 2010 - 2013

Công trình 2010 2011 2012 Hết quí II 2013 Hết quí II 2013 2013/2010 Tuyệt đối % GTNT

Đường bê tông (km) 130 195 210 200 250 120 92,4

Đường đất đá (km) 80 43 30 25 15 (65) (81,3)

Cầu kiên cố (cây) 93 147 180 181 183 90 96,8

Thủy lợi (công trình)

Nạo vét kênh mương 8 1 1 1 0 - -

Đê bao ngăn mặn - ngăn lũ 2 0 3 2 0 - -

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch

Bảng 4.1 cho biết tổng số đường giao thông nông thôn được xây dựng tính đến năm 2010 là 130 km làm giảm những tuyến đường đất, đá xuống con khoảng 80km. Hiện nay thu nhập của người nông dân cũng được cải thiện và nâng cao, cộng thêm chi phí để có được phương tiện di chuyển lại cũng tương đối rẻ nên hầu hết mỗi gia đình ở vùng nông thôn đều trang bị được cho mình ít nhất từ 1 đến 2 xe máy. Do đó nhu cầu đi lại của người dân vùng nông thôn khá cao. Những tuyến đường đất, đá do người dân tự qui hoạch và thi công ngày càng gia tăng mặc dù hằng năm đã nâng cấp thành đường bê tông rất nhiều tuyến. Số lượng cầu bê tông bắc qua sông phục vụ nhu cầu đi lại của người dân là 93 cây. Đang triển khai nạo vét 8 con kênh thủy lợi phục vụ cho canh tác lúa trên địa bàn 4 xã của thành phố. Với mục tiêu bê tông hóa những tuyến đường

28

giao thông nông thôn và xóa bỏ cầu ngang tạm bợ, Đảng bộ và nhân dân ở các xã đã chung tay góp vốn và hiến đất thực hiện theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cung làm” để những tuyến đường nông thôn bằng phẳng, đảm bảo mỹ quan và phục vụ phát triển kinh tế địa phương.

Tính đến hết quí II năm 2013, đường bê tông nhựa được xây dựng thêm 120 km tức tăng thêm khoảng 92,4% so với năm 2010. Số lượng cầu kiên cố cũng tăng thêm 90 cây, làm giảm số lượng đường đất, đá xuống còn khoảng 15 km tính tổng số ở các xã.

Bên cạnh đó, UBND thành phố đã cho xây dựng 5 dự án ưu tiên về ứng phó với biến đổi khí hậu được triển khai thực hiện 2 dự án trong năm 2010, 3 dự án trong năm 2013. Tính đến thời điểm này công trình kè chống sạt lở kênh xáng Xà No giai đoạn 2 đã thực hiện khoảng 80%; hệ thống đê bao ngăn mặn đã thực hiện khoảng 40%; hệ thống đê bao vùng nguyên liệu mía đã thực hiện khoảng 70%, đã khép kín 6.000 ha thủy lợi.

4.1.2. Tình hình phát triển cơ sở hạ tầng giáo dục – đào tạo và y tế

4.1.2.1. Lĩnh vực giáo dục

Tính đến năm 2010 ngành giáo dục thành phố Vị Thanh đã huy động hơn 15.000 học sinh đến lớp, tiếp tục được công nhận hoàn thành công tác phổ cập giáo dục. Cơ sở vật chất, trường lớp, học ngày càng được quan tâm đầu tư, cơ bản đáp ứng được nhu cầu học tập. Toàn thành phố có: 30 trường; 10 điểm trường, trên 1000 phòng học. Cụ thể có:

+ Mầm non 7 trường, 10 điểm trường. + Tiểu học 14 trường.

+ Trung học cơ sở 6 trường. + Trung học phổ thông 3 trường.

Khoảng 80% trường, lớp đều đã được kiên cố hóa và đầu tư trang thiết bị dạy và học hiện đại. Trong đó có 4 trường mầm non, 7 trường tiểu học và 2 trường THCS đạt chuẩn quốc gia.

Bảng 4.2: Công trình xây dựng và nâng cấp cho lĩnh vực giáo dục – đào tạo

ĐVT: công trình

Dự án 2010 2011 2012 Hết quí II (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2013

Nâng cấp và sửa chữa 6 5 4 2

Xây dựng mới 4 3 4 1

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch

Bảng 4.2 thể hiện số lượng công trình được xây mới và nâng cấp, sữa chữa được triển khai qua từng năm trong giai đoạn 2010 – 2013. Năm 2010,

29

thành phố đã qui hoạch xây dựng mới 3 trường mầm non trên địa bàn phường III, IV, V và trường tiểu học phường V với tổng mức đầu tư được duyệt gần 30.000 triệu đồng. Năm 2011, có 3 dự án trường học được triển khai xây mới, gồm: trường mẫu giáo Hoa Hồng trên địa bàn phường I, xây dựng mới 10 phòng học trường TH Kim Đồng, và xây mới hoàn toàn trường THCS Phan Văn Trị. Trong năm 2012 có triển khai dự án xây mới 4 phòng học, 1 phòng đa năng và 4 nhà vệ sinh mới cho 4 trường tiểu học còn khó khăn về mặt cơ sở vật chất trên địa bàn thành phố. Năm 2013, tiếp tục triển khai xây dựng thêm 1 điểm trường tiểu học Chùa Khmer phục vụ cho công tác xóa mù chữ cho đồng bào dân tộc với kinh phí gần 3.500 triệu đồng. Bên cạnh đó dự án xây mới mở rộng trường THPT Chuyên Vị Thanh cũng được triển khai thực hiện từ năm 2011 với 100% vốn tài trợ từ mạnh thường quân trong và ngoài tỉnh đóng góp. Trường THPT Vị Thanh cũng đã nâng cấp các phòng học xuống cấp, nâng cao mặt bằng và xây mới một dãy phòng học 2 tầng dựa trên vốn đầu tư trực tiếp từ cấp tỉnh.

Do nhu cầu về giáo dục – đào tạo ngày càng tăng cao về chất lượng cơ sở vật chất và giảng dạy nên đầu tư vào giáo dục là vấn đề được ưu tiên hàng đầu của lãnh đạo thành phố. Để khắc phục tình trạng lớp học 3 ca và phòng học tre lá, thành phố đã cho xây dựng mới và nâng cấp nhiều điểm trường tiểu học tại các xã nghèo, vùng sâu những nơi mà giao thông đi lại khó khăn, các em học sinh phải di chuyển hơn 10 km để đến trường. Tạo điều kiện tốt nhất để các em có cơ hội học tập vui chơi, khuyến khích động viên 100% trẻ em đến trường đúng với độ tuổi. Xóa mù chữ, hoàn thành tốt công tác phổ cập giáo dục tiểu học. Đồng thời, mở rộng cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng giảng dạy cho cấp bậc THPT, thu hút học sinh trong toàn tỉnh và những vùng lân cận đến học tập tại thành phố.

Trong giai đoạn 2010 – 2012 tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp trung bình trên toàn thành phố là 97%, trường THPT chuyên Vị Thanh dẫn đầu trong ba năm liền có tỷ lệ 100% học sinh đỗ tốt nghiệp. Phấn đấu trở thành trường THPT đạt chuẩn Quốc gia.

Tính đến năm 2013, toàn thành phố đã bổ sung thêm 3 tường mầm non nâng tổng số trường trên toàn địa bàn lên 33 trường. Xóa bỏ 100% lớp học 3 ca và phòng học tre lá. Đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Phấn đấu đến năm 2020 đạt 100% số trường học có hàng rào, nhà vệ sinh và sân chơi. Nâng mức trường đạt chuẩn quốc gia lên 60%; 100% xã, phường có trung tâm học tập, hoạt động cộng đồng.

4.1.2.2. Lĩnh vực y tế

Từ những ngày đầu thành lập, Đảng bộ Hậu Giang đã qui hoạch và đầu tư cho hệ thống cơ sở hạ tầng y tế trung tâm được đặt tại thành phố Vị Thanh. Với phương châm “chăm sóc sức khỏe cho toàn dân, giảm tỷ lệ mắc bệnh, đáp ứng

30

nhu cầu khám chữa bệnh tại chỗ và kịp thời”.Trong những năm qua, ngành y tế thành phố cũng đã cho xây dựng các công trình y tế cơ sở ở mỗi xã phường, góp phần giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên. Qui cách của mỗi trạm y tế được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn của bộ y tế bao gồm: mỗi trạm y tế phải đảm bảo diện tích tối thiểu là 500 m2, có nhà ở của cán bộ y tế, nhà để xe và hàng rào bảo vệ. Các trạm y tế này phải đảm bảo được bố trí nằm gần trục giao thông trung tâm của mỗi xã phường để người dân dễ tiếp cận. Chất lượng phục vụ y tế từng bước được cải thiện, 100% các xã, phường có trạm y tế, gần 80% trạm y tế có bác sĩ. Bên cạnh đó đầu năm 2013 bệnh viện đa khoa tỉnh tọa lạc tại phường III thành phố Vị Thanh với qui mô 500 giường đã được khánh thành và đưa vào sử dụng phục vụ cho nhu cầu khám chữa bệnh của người dân toàn tỉnh và những vùng lân cận như Giồng Riềng, Gò Quao (Kiên Giang), Hồng Dân (Bạc Liêu). Ngoài ra bệnh viện trung tâm thành phố Vị Thanh được duy tu bão dưỡng, trang bị máy móc hiện đại phục vụ cho người dân trên địa bàn cũng đã đi vào hoạt động cùng thời điểm với bệnh viện đa khoa tỉnh, nhằm tránh tình trạng quá tải.

Ngành y tế toàn tỉnh tiếp tục tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức y tế trong và ngoài nước để tạo thêm nguồn lực cho hoạt động chăm sóc bảo vệ sức khỏe của nhân dân. Tuy nhiên hệ thống y tế của tỉnh nói chung và thành phố nói riêng vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Vẫn còn thiếu lực lượng bác sĩ, y tá có trình độ và kinh nghiệm lâu năm. Máy móc trang thiết bị chưa hiện đại tối tân để phục vụ chuẩn đoán cho người bệnh, đa số bệnh nhân vẫn tìm đến những bệnh viện lớn ở thành phố Hồ Chí Minh. Cơ sở hạ tầng tương đối lớn nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu điều trị bệnh của người dân.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình đầu tư xây dựng cơ bản tại thành phố vị thanh tỉnh hậu giang 2010 – 2013 (Trang 26)