ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI
Bên cạnh việc phát huy tối ưu khả năng các nguồn lực sẵn có, nhằm thu hút và huy động tốt nguồn vốn đầu tư, thì việc sử dụng vốn này một cách hợp lý và có hiệu quả cũng là vấn đề quan trọng trong công tác phân bổ và quản lý nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Mỗi năm phòng tài chính và kế hoạch tiến hành phân bổ vốn đầu tư vào từng lĩnh vực theo nhu cầu của toàn xã hội, sau khi nhận được quyết định chấp nhận từ UBND thì kế hoạch được triển khai thực hiện.
39
Bảng 4.7: Cơ cấu đầu tư vốn vào từng lĩnh vực cụ thể giai đoạn 2010 - 2013
ĐVT: triệu đồng
Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch
STT Lĩnh vực đầu tư 2010 2011 2012 Hết quí II 2012 Hết quí II 2013
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
1 Giao thông 37,448 41.57 35,800 29.47 29,128 19.25 24,532 28.43 10,881 12.63 2 GTNT và thủy lợi 13,810 15.33 14,577 12.00 17,358 11.47 10,543 12.22 8,764 10.17 3 Giáo dục 16,556 18.38 19,318 15.90 30,152 19.93 17,860 20.70 13,339 15.49 4 Văn hóa thông tin
- thể thao 7,710 8.56 10,145 8.35 9,865 6.52 4,263 4.94 13,974 16.22 5 Trụ sở làm việc 6,973 7.74 6,253 5.15 7,064 4.67 4,714 5.46 5,443 6.32
6 Y tế 4,596 5.10 5,963 4.91 6,855 4.53 2,721 3.15 2,812 3.26
7 Bảo vệ môi trường 3,000 3.33 3,906 3.22 6,321 4.18 3,675 4.26 2,987 3.47 8 Lĩnh vực khác 0 0.00 25,500 20.99 44,582 29.46 17,976 20.83 27,938 32.43
40
Cơ cấu đầu tư đã có sự dịch chuyển theo hướng tích cực, tập trung cho những mục tiêu quan trọng về phát triển kinh tế, xã hội: đầu tư cho lĩnh vực kinh tế chiếm gần 60% tổng vốn đầu tư trong giai đoạn 2010 – 2012. Lĩnh vực xã hội chiếm khoảng 30%. Phần còn lại là lĩnh vực môi trường và các lĩnh vực nhỏ khác.
Bảng 4.8: Tỷ trọng trung bình vốn đầu tư vào từng lĩnh vực, 2010 - 2013
STT Lĩnh vực đầu tư Tỷ trọng (%) 1 Phát triển kinh tế 1.1 Giao thông 22,60 1.2 GTNT và thủy lợi 12,61 1.3 Trụ sở làm việc 5,59 1.4 Môi trường 3,65 2 Phát triển xã hội
2.1 Giáo dục - đào tạo 18,19
2.2 Văn hóa thông tin - thể thao 7,64
2.3 Y tế 4,80
Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch
Trong cơ cấu đầu tư phát triển kinh tế của toàn thành phố, tập trung phát triển cơ sở hạ tầng cho hệ thống giao thông là lĩnh vực được phân bổ vốn nhiều nhất, chiếm khoảng 22,6% tổng vốn mỗi năm. Giao thông nông thôn và thủy lợi chiếm 12,61%, xây dựng trụ sở làm việc chiếm 5,59%, lĩnh vực bảo vệ môi trường chiếm 3,65%. Đầu tư phát triển xã hội thì ưu tiên đầu tư vốn cho phát triển giáo dục- đào tạo, chiếm 18,91%, văn hóa thông tin – thể thao chiếm 7,64%, đầu tư phát triển y tế cơ sở chiếm 4,8%.
Nguồn: UBND thành phố Vị Thanh
41
4.3.1 Tình hình đầu tư vào những lĩnh vực cụ thể
4.3.1.1. Lĩnh vực giao thông
Theo nhận định chung, thì giao thông là mạch máu của kinh tế, nó dẫn tới các thị trường và nối liền các vùng nguyên liệu lân cận. Phát triển giao thông, bao gồm cả giao thông nông thôn là điều kiện tiên quyết cho phát triển kinh tế. Do đó trong đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, hạ tầng giao thông của thành phố được ưu tiên đầu tư, cải tạo và nâng cấp.
Bảng 4.9 Vốn đầu tư vào lĩnh vực giao thông giai đoạn 2010 – 2012
ĐVT: Triệu đồng Dự án 2010 2011 2012 Công Trình Vốn đầu tư Công Trình Vốn đầu tư Công Trình Vốn đầu tư
Xây dựng và sửa chữa 12 36,245 10 14,913 7 4,125 Hệ thống chiếu sáng 3 1,031 2 1,271 - 2,487 Chuyển tiếp vốn - - 7 19,616 6 22,454
Tổng 37,448 35,800 29,128
Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch
Bảng 4.9 cho biết tình hình đầu tư vào hệ thống giao thông trên địa bàn thành phố. Nhìn chung tổng vốn phân bổ cho lĩnh vực này giảm qua các năm. Nguyên nhân là do trong giai đoạn 2008 – 2010 số lượng công trình được triển khai thực hiện lớn nhằm đáp ứng đủ điều kiện cơ sở vật chất để đưa Vị Thanh trở thành đô thị loại III trong năm 2010. Do đó, khi cơ sở hạ tầng dần được hình thành đầy đủ thì mức độ đầu tư trong 3 năm 2010 – 2012 có dấu hiệu hạ nhiệt là điều tất nhiên. Tuy nhiên, vốn đầu tư cho lĩnh vực giao thông vẫn chiếm tỷ trọng tương đối lớn, do chi phí xây dựng lớn và giá nguyên vật liệu dùng để thi công công trình khá cao.
Trong năm 2010, có 5 tuyến đường được đầu tư xây dựng mới, trong đó có 2 tuyến đường trong nội ô thành phố, 2 tuyến đường ôtô về trung tâm 2 xã Hỏa Lựu và Hỏa Tiến, cộng thêm tuyến đường 19/8 trên địa bàn xã Vị Tân là công trình được UBND tỉnh đặc biệt chú trọng đầu tư do đây là tuyến đường giao thông dẫn đến trường Cao đẳng Cộng đồng và trường Trung cấp Kỹ thuật Hậu Giang. Bên cạnh đó thành phố cũng triển khai sửa chữa và nâng cấp 7 tuyến đường trong nội ô. Lắp đặt hệ thống chiếu sáng cho tuyến đường 3/2, công viên 1/5 và công viên Trần Hưng Đạo, với tổng vốn đầu tư trong năm là 37.448 triệu đồng. Năm 2011, triển khai xây dựng mới 2 tuyến đường trong nội ô và 3 trục đường chính cho khu tái định cư phường V. Tiếp tục phân bổ vốn cho 5 công trình xây mới được triển khai trong năm 2010. Năm 2012, không có dự án xây dựng mới, tập trung sửa chữa 7 tuyến đường và hệ thống chiếu sáng công cộng. Lượng vốn đầu tư chủ yếu tập trung phân bổ chuyển tiếp cho các công trình còn xây dựng dang dở. Trong đó chiếm lượng vốn lớn nhất là vốn phân bổ cho hai
42
tuyến đường ô tô về trung tâm 2 xã được triển khai từ năm 2010, với 17.780 triệu đồng. Điều này cho thấy tình trạng thiếu vốn đầu tư xây dựng cơ bản dẫn đến các công trình phải kéo dài từ 2 đến 3 năm ảnh hưởng lớn đến vấn đề đi lại và đời sống của người dân ở gần những công trình này. Đó vẫn là vấn đề nan giải của nhiều địa phương trong những năm qua.
Bảng 4.10 Vốn đầu tư vào lĩnh vực giao thông hai quí đầu năm 2012, 2013
ĐVT: Triệu đồng
Dự án Công Hết quí II 2012 Hết quí II 2013 Trình Vốn đầu tư Công Trình Vốn đầu tư
Xây dựng và sửa chữa 3 1,855 - -
Hệ thống chiếu sáng - 2,487 - -
Chuyển tiếp vốn 4 20,190 7 10,881
Tổng 24,532 10,881
Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch
Bảng 4.10 cho thấy vốn đầu tư vào lĩnh vực giao thông trong hai quí đầu năm 2012, 2013 chênh lệch khá lớn. Do chủ yếu vốn phân bổ trong 6 tháng đầu năm 2013 dùng để tập trung đầu tư vào các tuyến đường còn xây dựng dang dở, nhằm sớm hoàn thiện và đưa vào sử dụng. Tính đến thời điểm này, toàn thành phố cũng đã cho xây dựng mới trên 20 km đường ở những khu vực được qui hoạch mở rộng. Nâng cấp và sửa chữa gần 10 km những tuyến đường cũ có bề mặt thấp thường xuyên ngập nước do mưa lớn và triều cường. Hơn 70% các dự án xây dựng giao thông đã hoàn thành và đưa vào sử dụng. Đạt 100% trang bị hệ thống chiếu sáng trên các tuyến đường nội ô thành phố. Khoảng 80% các tuyến đường có vỉa hè và cây xanh thông thoáng góp phần đem lại vẻ mỹ quan cho đô thị.
4.3.1.2. Phát triển giao thông nông thôn (GTNT) và thủy lợi
Kinh tế của thành phố Vị Thanh vẫn còn phụ thuộc nhiều vào sản xuất nông nghiệp, phần lớn dân số làm nghề nông. Để đạt được mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa thì nhất thiết phải có sự đầu tư vào nông nghiệp mà nhất là phát triển cơ sở hạ tầng và trên hết là cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn. Trong điều kiện nông nghiệp tỉnh nhà hiện nay, các cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn còn nhiều lạc hậu, một số vùng sâu chưa có đường đến trung tâm, chất lượng đường kém, chủ yếu là đường đất và đường cấp phối. Do đó, hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm mục tiêu phát triển nông thôn là một trong những công tác xây dựng cơ bản được UNBD tỉnh chú trọng đầu tư.
43
Bảng 4.11: Cơ cấu vốn đầu tư vào GTNT và thủy lợi giai đoạn 2010 -2012
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
số tiền % số tiền % số tiền %
Vốn cân đối ngân sách 1,900 13.76 300 2.06 7,008 40.37 Vốn hỗ trợ mục tiêu 2,000 14.48 4,801 32.94 0 0.00 Vốn vay ưu đãi 9,910 71.76 9,476 65.01 10,350 59.63
Tổng 13,810 100.00 14,577 100.00 17,358 100.00
Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch
Bảng 4.11 thể hiện nguồn vốn đầu tư vào hệ thống GTNT và thủy lợi luôn tăng trưởng qua các năm. Năm 2010 tổng vốn đầu tư vào GTNT và thủy lợi là 13.810 triệu đồng thì đến năm 2011 đã tăng lên 14,577 triệu đồng và năm 2012 là 17.358 triệu đồng. Trong năm 2010, công tác nạo vét kênh thủy lợi ngăn mặn trên địa bàn sử dụng đến 1.500 triệu đồng, 11.045 triệu đồng dùng để xây mới 4 cầu bê tông bắc qua sông trên địa bàn 3 xã Vị Tân, Hỏa Lựu, Hỏa Tiến và thi công làm mới hơn 25 km đường GTNT. Phần còn lại trả nợ cho các công trình ở năm 2009 và hỗ trợ cho một số xã nghèo. Năm 2011 và 2012, xây dựng mới 3 tuyến đê bao ngăn lũ và 10 km đường bê tông trên địa bàn xã Vị Tân.
Vốn phân bổ cho lĩnh vực này được tập trung từ 3 nguồn chính. Nhận thấy nguồn vốn vay ưu đãi từ NHPT là loại vốn chiếm tỷ trọng cao nhất. Năm 2010 chiếm 71,76%, năm 2011 chiếm 65,01% và năm 2012 chiếm 59,63%. Nguyên nhân trong lĩnh vực GTNT và thủy lợi sử dụng nhiều vốn vay là do chính sách cho vay với lãi suất ưu đãi của ngân hàng phát triển Việt Nam, ưu tiên cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Do đó, thành phố tận dụng vốn này nhằm tăng nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế bù đắp cho vốn ngân sách nhà nước đã bị cắt giảm đáng kể trong giai đoạn này.Bên cạnh đó, vốn hỗ trợ mục tiêu của chính phủ và vốn cân đối ngân sách của địa phương cũng góp phần không nhỏ trong tổng vốn đầu tư vào GTNT và thủy lợi. Trong năm 2011 vốn hỗ trợ mục tiêu chiếm 32,94%, vốn cân đối ngân sách chiếm 2,06%, năm 2012 thì gần 50% là vốn cân đối ngân sách. Điều đó giải thích vì sao vốn vay ưu đãi trong hai năm 2011 và 2012 lại giảm tỷ trọng.
Bảng 4.12: Cơ cấu vốn đầu tư vào GTNT và thủy lợi hai quí đầu năm 2012,2013
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu Hết quí II 2012 Hết quí II 2013
số tiền % số tiền %
Vốn cân đối ngân sách 1,585 29.00 2,031 36.44
Vốn hỗ trợ mục tiêu 0 0.00 0 0.00
Vốn vay ưu đãi 3,880 71.00 3,542 63.56
Tổng 5,465 100.00 5,573 100.00
44
So sánh vốn đầu tư GTNT và thủy lợi trong hai quí đầu năm 2012 và 2013 nhận thấy tổng vốn chênh lệch nhau rất ít. Năm 2012 là 5.465 triệu đồng, năm 2013 là 5.573 triệu đồng chỉ tăng thêm 108 triệu đồng so với hai quí đầu năm 2012. Chủ yếu là do nguồn vốn cân đối ngân sách và vốn vay đóng góp. Tuy nhiên tính đến năm 2013, cơ sở hạ tầng phát triển nông thông đã cơ bản hoàn thành và phát triển rộng khắp.
Cơ sở hạ tầng GTNT phát triển đã tác động đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế nhanh của khu vực nông thôn, tạo điều kiện cạnh tranh lành mạnh, tăng sức huy động nguồn vốn trong nước vào thị trường nông nghiệp của thành phố. Ngoài ra, GTNT hỗ trợ cơ giới hóa nông nghiệp cũng đã giúp nông dân hạ giá thành trong sản xuất và mở rộng thị trường, kích thích khả năng giao lưu hàng hoá và tăng gia sản xuất, làm thay đổi bộ mặt nông thôn, thu nhập của các hộ nông dân tăng, đời sống nông dân được nâng lên, thực hiện tốt mục tiêu xoá đói giảm nghèo ở khu vực nông thôn.
4.3.1.3. Đầu tư xây dựng trụ sở làm việc
Để bộ máy quản lý Nhà nước của thành phố được hoạt động tốt và ổn định thì cần phải có cơ sở hạ tầng đáp ứng đầy đủ nhu cầu làm việc của từng phòng, ban. Khi thành phố Vị Thanh trở thành trung tâm của tỉnh lỵ Hậu Giang từ năm 2004, các sở ban ngành được bố trí đặt tại trung tâm thành phố, tình trạng thiếu thốn cơ sở vật chất là không tránh khỏi ở những ngày đầu thành lập. Từ đó công tác qui hoạch, xây dựng khu hành chính quản lý Nhà nước được UBND tỉnh triển khai xây dựng trên khu đất mới phía tây thành phố. Tính đến năm 2010, trung tâm hành chính bao gồm các trụ sở làm việc đã cơ bản hoàn thành và đưa vào sử dụng. Tuy nhiên tại một số xã trên địa bàn vẫn chưa được trang bị trụ sở làm việc kiên cố, một số cơ sở hạ tầng của các văn phòng đã có dấu hiệu xuống cấp. Do đó, công tác xây dựng trụ sở làm việc trên địa bàn được UBND thành phố chú trọng đầu tư.
Bảng 4.13 Tình hình đầu tư xây dựng trụ sở làm việc giai đoạn 2010 – 2013
ĐVT: Triệu đồng 2010 2011 2012 Hết quí II 2012 Hết quí II 2013 Công trình Vốn
đầu tư Công Trình
Vốn
đầu tư Trình Công
Vốn
đầu tư Trình Công
Vốn
đầu tư Công Trình
Vốn đầu tư 7 6,973 6 6,253 2 7,064 2 4,714 3 5,443
Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch
Trong năm 2010, thành phố triển khai xây mới 2 trụ sở UBND tại phường III và xã Tân Tiến với lượng vốn phân bổ lần đầu là 4.850 triệu đồng. Duy tu, sửa chữa cho 5 công trình bao gồm văn phòng Thành ủy, HĐND, UBND phường VII, tòa án thành phố và trụ sở công an thành phố tổng chi phí là 2,123 triệu đồng. Năm 2011, xây dựng mới trụ sở UBND xã Hỏa Tiến với kinh phí đợt
45
1 là 3.832 triệu đồng. Trụ sở UBND là một trong những dự án lớn và tiêu hao vốn lớn nhất thời gian thi công cũng kéo dài. Do đó, phần lớn nguồn vốn năm 2012 tiếp tục phân bổ 6,699 triệu đồng để đầu tư vào 3 công trình triển khai trong năm 2010 và 2011. Trong hai năm 2012 và 2013 chủ yếu tập trung xậy dựng hoàn thành các dự án trụ sở làm việc còn xây dựng dở dang, cụ thể đã đầu tư xây dựng hàng rào cho các trụ sở UBND phường V, xã Tân Tiến và Hỏa Tiến với vốn đầu tư là 4,581 triệu đồng.
Tính đến năm 2013 toàn thành phố đã cơ bản trang bị đầy đủ các trụ sở làm việc cho các xã phường. Cơ sở hạ tầng phục vụ công tác quản lý Nhà nước đã tương đối hoàn thiện, các cơ quan văn phòng có liên quan được xây dựng liền kề nhau tập trung thành một khối quản lý hành chính. Góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ cải cách hành chính, giảm phiền hà cho người dân.
4.3.1.4. Bảo vệ môi trường
Môi trường và một trong những vấn đề được quan tâm trong công tác phát triển kinh tế bền vững. Trong bối cảnh, ô nhiễm môi trường đang là mối đe dọa ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế thì bất cứ một quốc gia hay địa phương nào cũng cần có những biện pháp bảo vệ và ngăn chặn tình trạng ô nhiễm xảy ra. Tại thành phố Vị Thanh các dự án bảo vệ môi trường được lãnh đạo UBND thành phố chú trọng phát triển. Công tác vệ sinh đô thị, thu gom và xử lý rác thải được công ty công trình đô thị thực hiện thường xuyên trên toàn