Hiệu quả kinh tế các cây trồng chính

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ sử DỤNG đất NÔNG NGHIỆP xã NGHĨA AN, HUYỆN NGHĨA đàn, TỈNH NGHỆ AN (Trang 44)

2. Mục tiêu nghiên cứu

3.4.1.1 Hiệu quả kinh tế các cây trồng chính

Vật tư đầu vào cho các loại cây trồng chủ yếu là giống, phân bón, thuốc trừ sâu, công lao động và các chi phí khác. Tùy thuộc vào từng loại cây trồng, cách thức canh tác mà mức độ đầu tư khác nhau. Qua điều tra thực tế các hộ sản xuất nông nghiệp, tổng hợp từ số liệu điều tra 48 nông hộ, tổng hợp mức độ chi phí đầu tư trên 1 ha để đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng, các loại hình sử dụng đất và các kiểu sử dụng đất.

cây và giống cây được trồng trên đất. Vì thế, qua số liệu thống kê, các số liệu phỏng vấn nông hộ, tác giả tiến hành tính toán hiệu quả kinh tế của một số cây trồng chính và hiệu quả kinh tế của một số kiểu sử dụng đất chính trên 3 tiểu vùng thông qua các chỉ tiêu kinh tế: Tổng giá trị sản xuất, chi phí trung gian, giá trị gia tăng. Các kết quả nghiên cứu về hiệu quả kinh tế một số loại cây trồng chính trên từng vùng được thể hiện tại bảng 3.9, 3.10.

* Tiểu vùng 1

Bảng 3.9 Hiệu quả kinh tế một số cây trồng chính tiểu vùng 1

TT CÂY TRỒNG GTSX (triệu đồng) CPTG (triệu đồng) GTGT (triệu đồng) 1 Lúa Xuân 26,60 12,54 14,06 2 Lúa Mùa 19,40 10,23 9,17 3 Ngô xuân 14,96 6,54 8,42 4 Ngô đông 15,84 7,22 8,62

6 Rau muống - cảicác loại 31,13 20,85 10,28

7 Sắn 31,35 14,54 16,81

8 Mía 35,51 20,91 14,60

10 Đậu 27,61 10,85 16,76

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Từ các kết quả điều tra, tính toán và xét hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích cho ta thấy rằng một số loại cây trồng có hiệu của kinh tế khá cao như: nhóm cây công nghiệp ngắn ngày: cây mía có GTSX/ha là 35,51 triệu đồng, GTGT/ha là 14,60 triệu đồng, cây sắn có GTSX/ha là 31,35 triệu đồng, GTGT/ha là 16,81 triệu đồng; cây đậu có GTSX/ha là 27,61 triệu đồng, GTGT/ha là 16,76 triệu đồng; lúa xuân có GTSX/ha là 26,60 triệu đồng, GTGT/ha là 14,06 triệu đồng. Nhóm cây lương thực có hiệu quả kinh tế thấp, như lúa mùa với GTSX/ha là 19,40 triệu đồng, GTGT/ha là 9,17 triệu đồng.

Từ các kết quả trên, có thể thấy có sự chênh lệch về hiệu quả kinh tế giữa các loại hình sử dụng đất, do đặc điểm địa hình của tiểu vùng là tương đối cao, thích hợp với các loại cây trồng công nghiệp ngắn ngày và một số loại hoa màu.

* Tiểu vùng 2

Bảng 3.10. Hiệu quả kinh tế một số cây trồng chính tiểu vùng 2 TT CÂY TRỒNG (triệu đồng)GTSX (triệu đồng)CPTG (triệu đồng)GTGT

1 Lúa Xuân 29,40 13,04 16,36

2 Lúa Mùa 22,20 9,76 12,44

3 Ngô xuân 16,25 6,55 9,70

4 Ngô đông 18,26 7,31 10,95

6 Rau muống -cải các loại 31,13 19,75 11,38

7 Sắn 30,80 14,63 16,17

8 Mía 41,73 20,60 21,13

9 Đậu 27,92 10,87 17,05

10 Cá 257,25 109,4 147,85

(Nguồn: tổng hợp từ kết quả điều tra)

Qua điều tra cho thấy tại tiểu vùng này nuôi cá vẫn cho GTSX/ha cao nhất là 257,25 triệu đồng và GTGT/ha là 147,85 triệu đồng. Tiếp đến là cây mía cho GTSX/ha là 41,73 triệu đồng và GTGT/ha là 21,13 triệu đồng, cây sắn cho GTSX/ha là 30,80 triệu đồng và GTGT/ha là 16,17 triệu đồng, rau các loại cho GTSX/ha là 31,13 triệu đồng và GTGT/ha là 11,38 triệu đồng.

Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, đối với vùng có địa hình bằng phẳng của xã Nghĩa An, các loại cây trồng công nghiệp ngắn ngày vẫn cho hiệu quả kinh tế cao hơn các loại khác do sự phù hợp với điều kiện địa hình, tưới tiêu của các loại cây trồng đối với địa hình của tiểu vùng.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ sử DỤNG đất NÔNG NGHIỆP xã NGHĨA AN, HUYỆN NGHĨA đàn, TỈNH NGHỆ AN (Trang 44)