Tình hìnhsử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ sử DỤNG đất NÔNG NGHIỆP xã NGHĨA AN, HUYỆN NGHĨA đàn, TỈNH NGHỆ AN (Trang 25)

2. Mục tiêu nghiên cứu

1.3.2 Tình hìnhsử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam

Đất sản xuất nông nghiệp là đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp bao gồm đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm…. Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2010, Việt Nam có diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 10.117.893 ha, dân số là 86.927 nghìn người, bình quân diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 1.164 m2/người [32].

Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nhằm thoả mãn nhu cầu cho xã hội về sản phẩm nông nghiệp đang trở thành vấn đề cấp bách luôn được các nhà quản lý và sử dụng đất quan tâm. Thực tế cho thấy, trong những năm qua do tốc độ công nghiệp hoá cũng như đô thị hoá diễn ra khá mạnh mẽ ở nhiều địa phương trên phạm vi cả nước làm cho diện tích đất nông nghiệp ở Việt Nam có nhiều biến động, theo tư liệu của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì biến động về số lượng đất nông nghiệp của nước ta trong 10 năm gần đây được thể hiện ở bảng 1.1.

Đất sản xuất nông nghiệp nước ta đang có chiều hướng tăng lên, đến năm 2010 so với năm 2000 tăng lên 1.140.393 ha. Tuy nhiên so với một số nước trên thế giới, nước ta có tỷ lệ đất dùng vào nông nghiệp còn thấp. Do đó cần có nhiều biện pháp thiết thực để khai thác diện tích đất chưa sử dụng vào các mục đích khác nhau nhằm nâng cao diện tích đất sản xuất nông nghiệp và tránh mất đất sản xuất nông nghiệp.

tài nguyên các nhóm đất của Việt Nam trình bày ở bảng 1.2. Như vậy, trong các loại đất, đất đồi núi dốc chiếm đến 70% tổng diện tích, loại đất tốt đáng kể nhất là đất đỏ bazan có diện tích 2,4 triệu ha chiếm 7,2%. Trong các loại đất vùng đồng bằng, đất phù sa có gần 3 triệu ha, chiếm 8,7% tổng diện tích. Nếu kể thêm một số loại đất tốt khác thì Việt Nam chỉ có khoảng 20% diện tích. Diện tích đất còn lại là các loại đất xấu, có nhiều trở ngại cho sản xuất nông nghiệp như quá dốc, khô hạn, úng, phèn mặn, nghèo dinh dưỡng hoặc tầng đất quá mỏng...

(Số liệu cụ thể được trình bày tại bảng 1.2)

Đầu tư và hiệu quả khai thác tài nguyên đất sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam nói chung chưa cao. Thể hiện ở tỷ lệ đất thủy lợi hóa, hệ số sử dụng đất thấp, chỉ đạt 1,6 vụ/năm; năng suất cây trồng thấp, chỉ có năng suất lúa, cà phê, ngô đã đạt và vượt mức trung bình thế giới. Năng suất trung bình thế giới đối với từng loại cây trồng này là: lúa 4 tấn/ha, ngô 5,5 tấn/ha, cà phê đạt 7 tạ nhân/ha. Bên cạnh đó, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp còn thấp, năm 2012 thu nhập bình quân của mỗi nông dân chỉ đạt khoảng 4,2 triệu đồng/năm, tức là khoảng 350 nghìn đồng/tháng [34].

Chất lượng nhu cầu quỹ đất cho phát triển để đưa vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các địa phương chưa cao. Những con số chưa được tính toán khoa học, chưa sát với phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu của thị trường bất động sản. Thực tế này đã dẫn đến hậu quả là vừa thiếu, vừa thừa quỹ đất. Hơn nữa trách nhiệm của các cấp trong việc quản lý, tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa được xác định rõ.

Tác giả Đặng Kim Sơn (2011) cho rằng: Các nhà hoạt động chính sách đang lo lắng chính đáng về viễn cảnh chuyển đổi đất lúa bừa bãi và không được giám sát đầy đủ các mục đích sử dụng. Ở ngoại ô thành phố có áp lực ngày càng lớn đối với việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang mục đích công nghiệp và đô thị. Đất lúa chuyển đổi để xây dựng một khu công nghiệp sẽ mất đi mãi mãi đối với nông nghiệp.

Báo cáo về Quy hoạch sử dụng đất năm 2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng: Sự kém hiệu quả còn thể hiện ở sự phối hợp chưa tốt giữa các bộ, ngành, các địa phương trong công tác lập và thực hiện quy hoạch, kế hoạch

sử dụng đất, nhất là quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch xây dựng, giữa quy hoạch sử dụng đất cho sản xuất nông nghiệp với quy hoạch sử dụng đất cho nuôi trồng thủy sản. Phần lớn các địa phương, nhất là các thành phố còn lúng túng trong việc gắn kết giữa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất với quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch điểm dân cư nông thôn. Nhiều quy hoạch ngành được xây dựng sau khi quy hoạch sử dụng đất được xét duyệt nên không được câp nhật đầy đủ dẫn đến vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Kết quả kiểm kê cho thấy phần lớn các chỉ tiêu đều không đạt quy hoạch sử dụng đất, hoặc là không hoàn thành, hoặc là thực hiện quá chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đã được Chính phủ xét duyệt. Trong đó, đất trồng lúa nước vượt 10,3%, đất trồng cây lâu năm vượt 10,87%, và đất ở vượt 2,0%; các loại đất không đạt chỉ tiêu quy hoạch gồm đất nuôi trồng thủy sản chỉ đạt 84,72%, đất lâm nghiệp 96,27%, đất chuyên dùng đạt 94,28%.

Vấn đề thoái hoá đất Việt Nam đang là một thách thức to lớn. Nguyên nhân thoái hoá đất bắt nguồn từ các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và hậu quả của chiến tranh. Thoái hoá đất điễn ra trên quy mô rộng lớn từ đồng bằng, ven biển đến trung du miền núi. Hậu quả thoái hoá đất rất nghiêm trọng dẫn tới sự suy thoái tài nguyên động thực vật, suy giảm và mất khả năng sản xuất của đất.

Để bảo vệ môi trường đất, cần khắc phục các tồn tại đồng thới áp dụng các biện pháp ưu tiên như:

- Nghiên cứu và phổ biến công nghệ tiến bộ trong sinh học, đầu tư thâm canh, đảm bảo sản xuất bền vững nâng cao độ phì nhiêu đất.

- Đẩy mạnh trồng cây lâu năm (cây công nghiệp, cây ăn quả, cây dược liệu, cây đặc sản) có giá trị kinh tế cao trên đất dốc, nhân rộng các mô hình trang trại. Phục hồi lớp phủ thực vật bằng trồng rừng và hệ thống nông lâm kết hợp.

Là một nước có đa phần dân số làm nghề nông thì bình quân diện tích đất canh tác trên đầu người nông dân rất thấp là một trở ngại to lớn. Để vượt qua, phát triển một nền nông nghiệp đủ sức cung cấp lương thực thực phẩm cho toàn dân và có một phần xuất khẩu cần biết cách khai thác hợp lý đất đai, cần triệt để tiết kiệm đất, sử dụng đất có hiệu quả cao trên cơ sở phát triển một nền nông nghiệp bền vững.

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ sử DỤNG đất NÔNG NGHIỆP xã NGHĨA AN, HUYỆN NGHĨA đàn, TỈNH NGHỆ AN (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w