Vệ sinh công nghiệp

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy sản xuất dầu đậu tương tinh luyện, năng suất 70 tấn hạt ngày ( full bản vẽ ) (Trang 120)

AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH CÔNG NGHIỆP 10.1 An toàn lao động

10.2 Vệ sinh công nghiệp

Vệ sinh công nghiệp đúng cách sẽ kiểm soát được mối nguy vi sinh vật, đảm bảo chất lượng sản phẩm, tạo môi trường lao động an toàn vệ sinh đảm bảo sức khỏe cho người sản xuất. An toàn cho người tiêu dùng.

Vệ sinh trong nhà máy bao gồm các vấn đề vệ sinh cá nhân, vệ sinh máy móc, thiết bị, vệ sinh phân xưởng sản xuất, thông gió, hút bụi, cung cấp nhiệt, cung cấp nước và thoát nước.

Vệ sinh trong nhà máy bao gồm các vấn đề vệ sinh cá nhân, vệ sinh máy móc, thiết bị, vệ sinh phân xưởng sản xuất, thông gió, hút bụi, cung cấp nhiệt, cung cấp nước và thoát nước.

10.2.1 Vệ sinh cá nhân

Công nhân phải ăn mặc áo quần sạch sẽ, không ăn uống trong phân xưởng sản xuất, thực hiện tốt chế độ chăm sóc sức khỏe cho công nhân theo định kỳ.

10.2.2 Vệ sinh máy móc thiết bị

Các máy móc thiết bị trong thời gian ngừng hoạt động cần phải được vệ sinh sát trùng. Trong một năm có một lần đại tu sửa chữa và vệ sinh thiết bị.

10.2.3 Vệ sinh nhà máy

Thường xuyên kiểm tra vệ sinh trong và ngoài phân xưởng sản xuất. Sau mỗi ca cần phải vệ sinh nơi làm việc. Hàng năm tường nhà phải được quét vôi sạch sẽ, các phòng thí nghiệm, nhà ăn, nhà kho, nhà sản xuất phải lau chùi.

10.2.4 Xử lý phế liệu

Nhà máy sản có nhiều phế liệu như khô dầu, bã hấp phụ... là những phế liệu dễ gây nhiễm bẩn. Do đó sau mỗi mẻ sản xuất cần phải bỏ chúng nơi quy định.

10.2.5 Cung cấp nước

Nước đưa vào sản xuất phải đạt được các tiêu chuẩn nước dùng trong sản xuất thực phẩm. Không chứa cặn cơ học, không độc, không chứa các chất gây ăn

mòn, không chứa các ion kim loại nặng NH3, NO3, không chứa các vi sinh vật có hại, nước phải có độ cứng thấp và trung tính.

10.2.6 Xử lý nước thải

Nước thải nhà máy bao gồm nước thải ra từ các quá trình sản xuất, sinh hoạt vệ sinh ... Trong nước thải sản xuất có chứa NaOH, NaCl, dầu và các tạp chất khác. Các tạp chất này có tính ăn mòn đặc biệt NaOH còn có tính độc. Vì vậy việc thoát nước phải đảm bảo thực hiện tốt, nếu nước thoát không kịp sẽ gây mùi bốc lên làm ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân, chất lượng sản phẩm .

Việc thoát nước ra khỏi nhà máy cần phải bảo đảm nguyên tắc chung trong phân xưởng sản xuất phải có hệ thống thoát nước là hệ thống thoát nước ngầm. Do nước thải có chứa NaOH và nhiều tạp chất tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển gây nhiễm bẩn môi trường nên phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải riêng của nhà máy trước khi đổ ra sông tránh ảnh hưởng đến môi trường xung quanh nhà máy.

Nước thải

Bể tách váng dầu váng dầu Bể lắng cát và tạp chất nặng Bể lắng ngang đợt 1 Bể aeroten bậc 1 cặn tươi bùn tuần hoàn Bể lắng đứng đợt 2 bùn dư Bể aeroten bậc 2 Bể mêtan bùn tuần hoàn bùn dư Bể lắng đợt 3 Bể tiếp xúc Nước đã làm sạch 10.2.7 Xử lý vỏ hạt đậu tương

Vỏ đậu tương là sản phẩm phụ của ngành công nghiệp ép dầu đậu tương. Vỏ đậu tương có thể được tận dụng để sản xuất thức ăn chăn nuôi. Đồng thời nó có thể ép thành bánh để sản xuất nhiên liệu đốt hoặc có thể sử dụng trong công nghệ sản xuất đất sinh học.

KẾT LUẬN

lớn và hầu hết các nhà máy dầu ăn ở nước ta chủ yếu là mua sản phẩm dầu thô về tinh chế để thu được dầu tinh luyện, nên việc xây dựng một nhà máy sản xuất dầu ăn đi từ nguyên liệu ban đầu là nguồn nguyên liệu trong nước sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người nông dân trồng cây có dầu. Bên cạnh đó, nó còn làm giảm giá thành sản phẩm là dầu ăn, việc cạnh tranh trên thị trường có tiềm năng lớn. Do đó, việc xây dựng nhà máy sản xuất dầu ở nước ta là rất cần thiết.

Sau thời gian hơn 3 tháng tìm hiểu, học hỏi, cũng như được sự hướng dẫn của thầy Trần Xuân Ngạch, em đã hoàn thành nhiệm vụ đã được giao là “ Thiết kế

nhà máy sản xuất dầu đậu tương tinh luyện năng suất 70 tấn nguyên liệu/ ngày”

đúng thời gian quy định.

Sản phẩm của nhà máy sản xuất dầu này ngoài dầu đậu tương tinh luyện thì nó còn sản phẩm phụ khô dầu là sản phẩm làm nguyên liệu cho sản xuất thức ăn chăn nuôi…. Trong quá trình làm đồ án này, em đã nắm được kiến thức cơ bản về sản xuất dầu đậu tương nói riêng và sản xuất dầu thực vật nói chung, cách bố trí máy móc, thiết bị, đường ống hơi cũng như cách bố trí tổng mặt bằng nhà máy.

Tuy nhiên, kiến thức thực tế còn hạn chế, số lượng tài liệu tham khảo ít, kinh nghiệm lựa chọn thiết bị trên thực tế chưa có nên đồ án thiết kế vẫn còn có nhiều sai sót. Do hiểu biết còn chưa nhiều, em rất mong nhận được sự chỉ bảo của thầy cô, cũng như sự góp ý của các bạn để đồ án thiết kế được hoàn thiện hơn.

Cuối cùng, em xin được gởi lời cám ơn chân thành đến các thầy cô trong Khoa Hóa và thầy giáo Trần Xuân Ngạch đã giúp em hoàn thành luận án tốt nghiệp này.

Đà Nẵng, ngày 28 tháng 5 năm 2014 Sinh viên thực hiện

Trần Thị Lan Hương

MỤC LỤC

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy sản xuất dầu đậu tương tinh luyện, năng suất 70 tấn hạt ngày ( full bản vẽ ) (Trang 120)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w