Hóa chất bảo quản trái cây (Cực độc)

Một phần của tài liệu Đề tài độc tố trong thực phẩm (Trang 43 - 44)

6. ĐỘC TỐ TRONG GIA VỊ, PHỤ GIA, CHẤT BẢO QUẢN ẢNH HƯỞNG VÀO

6.12. Hóa chất bảo quản trái cây (Cực độc)

Hóa chất được sử dụng phun lên trái cây để bảo quản trái cây tươi lâu hầu hết đều nằm ngoài danh mục và với hàm lượng không thể kiểm soát được. Không chỉ làm giảm chất lượng của trái cây mà những chất này còn gây ra những bệnh nguy hiểm cho người tiêu dùng.

Lâu nay, ai cũng biết các loại củ quả nhập ngoại bày bán cả tháng nhưng vẫn không hề hấn gì. Người ta chỉ biết người bán sử dụng một loại hóa chất bảo quản màu trắng nhưng không biết rõ là chất gì. Tuy nhiên, gần đây, các chuyên gia đã phát hiện đây là loại hóa chất gốc clo cực độc.

Bom, lê, cam, quýt kể cả nho bày bán cả tháng trời nhưng vẫn không hề hư hỏng và màu sắc vẫn không thay đổi nhiều. Đặc biệt là trái cây nhập ngoại lưu thông trên thị trường nhiều ngày do tốn thời gian vận chuyển nên hầu hết đều được giới kinh doanh trái cây phun lên một lớp hóa chất bảo quản giữ trái cây tươi lâu.

Theo giới chuyên môn, các loại hóa chất này có tác dụng vừa chống mốc vừa bảo quản hàng hóa lâu bị hư hại. Hóa chất này có gốc clo, peroxit rất độc hại cho người sử dụng vì nó không mùi, không vị, không màu nên rất khó phát hiện.

Những loại hóa chất này thẩm thấu rất mạnh vào bên trong củ quả. Tiến sĩ Phạm Thành Quân, Phó Khoa Công nghệ Hóa học Đại học Bách khoa TPHCM, cho biết các chất trên “bị” đưa vào củ quả ngoài tính chất diệt côn trùng, diệt tất cả vi khuẩn (kể cả

vi khuẩn có lợi) nên ngăn chặn được quá trình chuyển hóa các tế bào, các vitamin bị chậm chuyển hóa cũng như chống ôxy hóa làm củ quả tươi lâu.

Thông tin từ Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm cho thấy tại một số địa phương ở các tỉnh phía Bắc, nhất là vùng giáp biên giới, người ta còn sử dụng cả chất 2,4D (thuốc diệt cỏ) để tẩm ướp củ quả nhằm mục đích bảo quản được lâu.

Theo tiến sĩ Lê Quang Hưng, Trưởng Bộ môn Cây công nghiệp Đại học Nông Lâm TPHCM, chất 2,4D nếu sử dụng liều lượng cao sẽ có công dụng diệt cỏ.

Sử dụng nồng độ thấp sẽ trở thành chất kích thích cực mạnh làm cho củ quả tăng kích thước nhanh bất thường. Ngoài ra, còn có công dụng làm chậm quá trình lão hóa, tươi lâu cũng như giữ được màu sắc củ quả khá tốt. Nó còn diệt cả côn trùng, vi khuẩn... nên bị giới kinh doanh trái cây lợi dụng.

Một số kinh nghiệm nhận biết quả có chất bảo quản

- Hoa quả bày trên đĩa hoặc khi bổ quả để một lúc mà không thấy ruồi, muỗi hoặc côn trùng không bay đến thì cần cảnh giác, chắc chắn quả đã nhiễm độc.

- Các loại quả nhiễm thuốc trừ sâu sẽ rất lâu hỏng.

- Các loại quả khi bổ ra thấy hạt đã mọc rễ bên trong, xung quanh hạt bị nhũn, màu sẫm hơn các vùng thịt quả không có triệu chứng hỏng thì chắc chắn quả đã được ngâm thuốc.

- Dưa hấu bị mờ hoặc mất hẳn vân da rắn ở vỏ ngoài thì tuyệt đối không nên ăn. - Thanh long có quả to, lá dài, mượt, ăn quả thấy nhớt tức là đã bị phun hoặc ngâm thuốc kích thích.

Trước khi ăn cần

- Ngâm rửa nước muối phòng thuốc trừ sâu. Quả có thuốc trừ sâu nhận biết bằng những vệt trắng có trên vỏ, lá.

- Khi ăn nhãn, hồng ngâm không được cho vào mồm bóc vỏ.

- Các loại nước ngâm rửa hoa quả bán trên thị trường hoàn toàn không có hiệu quả đối với việc khử độc.

Một phần của tài liệu Đề tài độc tố trong thực phẩm (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w