Thời gian hiện tại

Một phần của tài liệu Lửa thiêng của huy cận từ góc nhìn văn hóa (Trang 51)

8. Bố cục của khóa luận

3.1.2. Thời gian hiện tại

Lửa thiêng không chỉ có thời gian quá khứ, mà còn có thời gian hiện

tại, thời gian hiện tại trong tập thơ xuất hiện khá nhiều với 35 bài. Bởi hiện tại là điểm xuất phát của nhà thơ trên hành trình đi về quá khứ. Đi về quá khứ còn có chút niềm hi vọng vì gặp thời bình yên, hạnh phúc. Còn dừng lại ở hiện tại chỉ có nỗi buồn, nỗi buồn ấy đọng lại ở thời gian buổi chiều. Buổi chiều là khoảng thời gian đầy sức gợi, nó làm cho con người, nhất là những lữ khách xa nhà tràn ngập nỗi buồn da diết. Khoảng thời gian ấy nó làm cho con người gợi nhớ đến những phút giây sum họp, đầm ấm của gia đình. Thời gian buổi chiều cũng thường được nhắc đến trong thơ ca.

Chiều chiều ra đứng ngõ sau Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.

(Ca dao)

Trong Truyện Kiều - Nguyễn Du cũng từng viết về nỗi buồn của người con gái tha hương trong chiều hôm nơi miền đất lạ:

Buồn trông cửa bể chiều hôm

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa.

(Nguyễn Du)

Trong thơ cổ Trung Quốc, buổi chiều cũng là thời gian gợi nỗi buồn, nỗi nhớ thương trong lòng người.

46

Nhật mộ hương quan hà xứ thị? Yên ba giang thượng sử nhân sầu.

(Thôi Hiệu)

Huy Cận cũng là người có ảnh hưởng sâu sắc từ nền văn học truyền thồng, ông cũng sử dụng thời gian buổi chiều để nhân vật trữ tình tự bộc lộ nỗi buồn, tâm trạng cô đơn của mình. Chỉ riêng trong 50 bài thơ Lửa thiêng

mà Huy Cận đã có đến 40 lần nhắc đến buổi chiều: Chiều tê cúi đầu, Chiều

mô côi, Chiều quạnh quẽ, Chiều vĩnh biệt, Chiều tận thế… Hầu như hoạt động

của chủ thể trữ tình đều diễn ra vào buổi chiều. Nhà thơ trò chuyện với thi sĩ ngày xưa trong buổi chiều, nhớ hờ trong chiều nhẹ, xem xiếc trong buổi chiều, ngắm tràng giang trong lúc chiều xa

Chiều lại xuống ở trên lầu cô tịch; Chờ thi nhân đã chết tự ngàn xưa.

(Trò chuyện) Nắng chia nửa bãi; chiều rồi…

Vườn hoang trinh nữ xếp đôi lá rầu. Sợi buồn con nhện giăng mau; Em ơi! Hãy ngủ… anh hầu quạt đây.

(Ngậm ngùi)

Buổi chiều về không gian càng trống trải, lặng lẽ, khi hoàng hôn buông xuống thế giới như trở về thời hỗn độn, sơ khai. Nhạy cảm trước thời gian cũng là nhạy cảm trước nỗi buồn, cô đơn của con người. Trong thơ Huy Cận, con người luôn mang nặng nỗi buồn bã, u hoài, nhà thơ đã tỏ ra rất tinh tế khi chọn buổi chiều để chủ thể trữ tình bộc lộ cảm xúc của mình trước thực tại. Đó là khoảng thời gian mà con người dễ dàng bộc lộ những con sóng từ đáy sâu tâm hồn mình.

47

Một phần của tài liệu Lửa thiêng của huy cận từ góc nhìn văn hóa (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)